Đoạn Đường Chiến Binh

Chân lý “tương đối” - Hoàng Long Hải

Hơn thế nữa, kể từ năm 1974, Việt Cộng gia tăng hoạt động, giành dân lấn đất. Ở cửa kinh Lình Quỳnh, bỗng mọc lên một xóm mới, dân tứ chiếng tụ tập về đây, chẳng cần xin xỏ phép tắc ai cả.

1

Một hôm, tôi và thiếu úy Kiệt cùng đi thanh tra xã Tín Đạo, tên thường gọi là Tri Tôn (Rạch Giá). Trên đường về, ngang khúc Đồn Giữa (Ranh giới xã Tín Đạo và xã Đức Phương), chúng tôi thấy hơi ngại vì hai bên đường lau sậy mọc cao, rậm rạp. Việt Cộng dễ núp trong đó phục kích, bắn sẻ. Bây giờ đã cuối hè.

Khu vực nầy chỉ trống vào mùa đông, cây cối hầu hết là loại cây thảo, chết cả. Tới mùa xuân, lau sậy lại lên xanh. Quá hè thì chúng mọc um tùm. Hơn thế nữa, kể từ năm 1974, Việt Cộng gia tăng hoạt động, giành dân lấn đất. Ở cửa kinh Lình Quỳnh, bỗng mọc lên một xóm mới, dân tứ chiếng tụ tập về đây, chẳng cần xin xỏ phép tắc ai cả. Ở cái xóm mới đó không thiếu đào binh, trốn quân dịch, bất hợp pháp. Vì ham lời cao, dân có ghe đi Rạch Giá mua hàng, đem về xóm rồi tiếp tế cho Việt Cộng ở đường giây 1-C. Thành ra, một đoạn gần Đồn Giữa, ngang chỗ cây ô-môi bên kia kinh Rạch Giá – Hà Tiên là con đường giao liên từ xóm cửa kinh Lỳnh Quỳnh lên đường giây 1-C. Dân xóm vừa nói, chính quyền quốc gia không kiểm soát được, con đường giao liên nầy cũng không có đơn vị nào hành quân, phục kích ngăn chận.

Sau hiệp định Paris 1973, tinh thần chiến đấu ở địa phương bỗng khựng lại, hoạt động quân sự cũng cầm chừng. Cái gì, điều gì không đừng được thì mới làm, còn như làm ngơ được thì cứ làm ngơ, cho qua. Nghĩ vậy mà tội nghiệp cho Tướng Nam. Ông mới lên làm Tư lệnh Quân Khu 4, đơn thương độc mã xông xáo chỗ nầy, chỗ kia, kiểm tra, chỉnh đốn. Ông đi nhiều, trên chiếc xe Jeep một tài xế, một tà-lọt với ông mà thôi, khiến tôi tình cờ gặp ông trên đường mà không ngờ ông Tướng Vùng dám lang thang một mình như thế, như tôi có lần kể trước đây vậy.

            Vừa lái xe, thiếu úy Kiệt ngồi bên cạnh, tôi dặn chừng hai anh chàng tà-lọt ngồi phía sau, rán căng mắt canh chừng Việt Cộng, hễ thấy bóng chúng là nổ súng ngay, như trong phim cao bồi, “bắn chậm thì chết”. Thiếu úy Kiệt cũng thủ sẵn cây M-16, nòng chỉa ra ngoài, chực nhả đạn. Hai anh tà lọt phía sau, một anh thì xài carbin báng cụt tự chế, một anh thì “đại bác 40 ly cầm tay”, mắt lăm lăm nhìn hai bên đường.

            Qua khỏi Đồn Giữa một đỗi, tới xóm nhà dân, thấy trẻ con chạy chơi, có bóng người đi lại bình thường, tôi mới ra lệnh “xả trại”. Với thiếu úy Kiệt, tôi nói:

            – “Nhiều khi nghĩ lại, mình thiệt dại. Chấp hành mệnh lệnh thượng cấp một cách nghiêm chỉnh là dại.”

            Thiếu úy Kiệt nói:

            – “Vậy tui với chỉ huy trưởng thì sao? Bộ ông ra lệnh mà tui thi hành không nghiêm chỉnh thì ông bằng lòng sao?”

            – “Ậy! Ông với tui thì khác.” Tôi nói. “Ông với tui cùng một đơn vị, cùng một nơi, một chỗ. Thắng cùng thắng, bại cùng bại, chịu chung với nhau. Ý tôi là muốn nói tới mấy ông cấp trên ở tỉnh, ở khu, ở trung ương. Ngồi trong cao ốc, trong dinh thự, tường cao, cổng kín, cứ nhắm mắt ký tên ra lệnh mà họ chẳng biết mẹ gì tình hình thực tế ở địa phương cả. Hồi còn đi dạy, khi giảng về Chinh Phụ Ngâm, tôi nói với học trò rằng, vua chúa ở trong cung điện chẳng biết gì trơn, hễ cứ nghe có giặc thì ra lệnh bắt lính, đâu có biết cái khổ của dân ra làm sao: Vợ chồng chia ly, cha mẹ xa con, khốn khổ biết bao nhiêu! Ai đọc “Thạch Hào Lại” của Đỗ Phủ không thấy hay, nhưng quyền lợi thì mờ mắt, không thấy cái khổ của dân. Ông Đặng Trần Côn làm tri huyện, là người trực tiếp thi hành lệnh vua, tận mắt thấy cảnh khốn khổ của người dân. Việc ấy làm ông cảm kích mà viết thành “Chinh Phụ Ngâm”. Đời bao giờ cũng vậy. Hai giai cấp, bị trị và cai trị, thằng cai trị ngồi trên đầu trên cổ dân, thằng bị trị bỏ luôn cả mạng sống mới yên. Mình bây giờ đi bắt lính cũng vậy thôi.

            Thiếu úy Kiệt nói:

            – “Bộ mình muốn đi lính à? Không đi thì sống sao yên?! Vậy thì mình là người bị trị hay cai trị?”

            – “Mình là tay sai của bọn cai trị.” Tôi trả lời. “Vả lại, nếu Cộng Sản Bắc Việt không xâm lược miền Nam thì miền Nam đâu có tăng quân làm chi! “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Thất phu còn hữu trách. Mình lỡ ôm sách đi học, nhắm mắt làm ngơ được hay sao! Anh em tui, chẳng ai không đi lính. Có người tử trận.”

Một lúc, tôi lại nói:

            – “Nói chi xa, mới mấy hôm trước, nói chuyện với tôi, Phó Nghiêm bảo: “Luật pháp là do bọn thống trị đặt ra để bảo vệ quyền lợi của chúng”. Tui ngạc nhiên đó. Ông ta học Quốc Gia Hành Chánh ra, công chức ngạch hạng A của chính quyền mà nói vậy thì thôi, hết ý kiến.”

            Lại một lúc nữa, tôi nói:

- “Chẳng hạn như chuyện mình đuổi dân làm ruộng của cha Uyển hồi năm ngoái ở vùng nầy vậy. Vâng lệnh trên, mình đuổi dân thật dữ, dùng cả thủ đoạn, khiến người ta đi hết. Bây giờ, đi ngang qua đây, lại sợ Việt Cộng. Nếu dân còn ở đây làm nhà, làm ruộng, có phải mình yên tâm hơn không?” Tôi nói.

            – “Cái đó thì đúng. Tui cũng kinh nghiệm vậy. Để dân chúng làm nhà hai bên đường, Việt Cộng về núp lén, mình biết ngay. Còn như lau sậy um sùm như vầy, biết Việt Cộng núp ở bụi nào mà đề phòng.” Thiếu úy Kiệt góp ý.

            Vùng đất nầy, trong bản đồ ghi là “rừng cấm”. Có thấy rừng rú gì đâu?! Toàn là đất hoang, mầu mỡ. Nếu khai kinh, lấy nước ngọt vào thì đất nầy thành ruộng “nhất đẳng điền”.  Thời Pháp thuộc, Tây thực dân dự trù lấy đất vùng nầy làm ruộng như ở Nam Thái Sơn hay bên Cờ Đỏ của quận Thốt Nốt. Vì vậy, Tây mới khoanh khu vực nầy lại, gọi là “rừng cấm”. Từ xửa giờ, chẳng ai dám đụng tới “Rừng cấm”. Mùa hè năm 1973, linh mục Nguyễn Thượng Uyển ở kinh Sáu Rọc Bà Ke thuộc Cái Sắn, đưa dân Xóm Mới Saigon về đây làm ruộng. Tôi được lệnh ra ngăn cản đồng bào “chiếm đất” làm ruộng.

            Đồng bào Xóm Mới về dựng mấy chục căn nhà – chòi thì đúng hơn – phát hoang, dự tính trồng cây, lập vườn, làm ruộng. Bấy giờ mới lòi ra việc ông tỉnh trưởng tự ý ký giấy cấp đất “rừng cấm” cho bà con. Đã là “rừng cấm” thì quyền hạn thuộc về trung ương, về bộ. Tỉnh trưởng ký là ký ẩu.

Từ hồi ngưng bắn theo hiệp đinh Paris 73 tới giờ, mấy ông bà lớn ở Saigon về vùng chùa Hang, bãi Hòn Trẹm, hang Tiền giành đất riêng cho mình. Cuộc đất đẹp nhất là ở bãi Hòn Trẹm, bên sườn đồi, ngó xuống bãi biển hình vòng cung được bà thủ tướng chiếu cố. Phó Nghiêm – phó quận trưởng – làm giấy tờ, vẽ họa đồ đất đai cho bà thủ tướng xong, bảo tôi: “Ông lấy một chỗ đi. Tôi làm giấy tờ cho.” Tôi lắc đầu: “Tui ở xứ ngoài kia, lấy đất ở đây làm chi. Mai mốt yên lành, tôi hát “đường về quê” là xong.”

Vậy là tôi mất chỗ đất. Mất trước khỏi mất sau. Tới 75, ông to bà lớn nào dám ở lại Việt Nam mà giành đất với Việt Cộng!

            Để dọa dân cho họ bỏ đi, tôi nói với mấy người dân Xóm Mới đang đứng quanh tôi:

            – “Mấy bác thấy không. Xóm biển ngoài nầy (Tôi chỉ phía cuối kinh Lỳnh Quỳnh) với cây ô môi bên kia, (Tôi quay lại chỉ cái cây cao bên kia kinh Rạch Giá – Hà Tiên) là đường giao liên của Việt Cộng. Mấy bác dựng xóm ở đây, cản ngay con đường giao liên của chúng nó. Bộ chúng nó để mấy bác yên sao? Đêm khuya tụi nó mò ra hốt hết. Mấy ông bị bắt ở Tà Keo đi không thấy về. Dân Bắc kỳ Di cư, bộ Việt Cộng nó thương lắm sao! Quốc Gia bảo vệ cái gì được!”

            Nghe vậy, dân Xóm Mới sợ Việt Cộng thiệt, mấy ngày sau bỏ đi hết. Đọc báo cáo của xã gởi lên, cho biết dân giành đất đã đi, lại còn kéo nhau về kinh Sáu Rọc Bà Ke đòi cha Uyển trả tiền lại, tôi gọi thiếu úy Kiệt báo cho biết và cười khoái chí. Bây giờ mới biết mình ngu.

            Mỗi người dân Xóm Mới về kiếm đất làm ruộng ở Tà Keo hay Đồn Giữa, đều phải đóng cho cha Uyển mỗi người ba chục ngàn. Tôi không rõ là tiền gì. Tôi cũng không rõ cha đã nhận được bao nhiêu tiền như thế, nhưng khi biết cha bị dân đòi tiền lại, tôi cũng khoái, không phải vì cha thu tiền bất hợp pháp, nhưng bởi giữa cha với tôi có “ân oán giang hồ”, khi tôi còn làm việc ở Kiên Tân.

            Hôm nhận sự vụ lệnh về làm việc ở Kiên Tân, đại tá LCV, “sư phụ” của tôi – (Nói cho thật thì ông cùng quê Quảng Trị với tôi, vả khi nghị sĩ HXT gọi điện thoại cho ông, gởi gắm tôi, ông lưu ý tới trường hợp tôi rất tận tâm). – dặn tôi:

            – “Kiên Tân hơi khó khăn! 27 ông cha, không có ông nào chịu ông nào. Ba giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, chống nhau cũng dữ. Chú đừng ham tiền, rán liệu mà làm việc cho khéo.”

            Bàn giao xong, tôi đi thăm những ông cha nổi tiếng ở đó. Nói chung, ông nào cũng tốt bụng, niềm nở khi tôi tới thăm. Người ta đồn thổi thì nhiều, nhưng thật ra, không đến nỗi như thế. Điều đáng nói là mấy ông cha, tuy không nói ra, nhưng vài ông không chịu nhau. Những người tới ăn tiệc ở nhà thờ cha Lộc, sẽ không  được niềm nở đón tiếp ở nhà thờ cha Uyển. Ngược lại, cũng vậy thôi.

            Sau khi tôi đến thăm cha Lộc ở kinh 1, hôm sau cha ra thăm. Thấy tôi mới về, nhà chưa có bàn ghế gì, cha bảo đệ tử đem ra cho tôi một cái bàn tròn, tám cái ghế (Hai vợ chồng và 6 đứa con) lại cho mấy chai rượu lễ. Hôm tôi đến thăm cha Uyển, cha cũng cho hai chai rượu lễ cầm về. Tôi thấy cha Lộc chân thật hơn, dễ mến hơn nên thường vào ra thăm, thậm chí, chủ nhật, tôi đem cả vợ con vào thăm cha và cho các con chơi đùa trong khu vườn của nhà thờ, khá rộng và đẹp.  Mục đích của tôi là để cho các con gần gủi với không khí tôn giáo. Phật, Chúa gì cũng được, miễn là phải có tôn giáo, đừng lông bông, không có tôn giáo làm sao có đạo đức? Còn tôn giáo thì “dao nào cũng là dao cả” (1)

Dĩ nhiên, cha Uyển không bằng lòng với cách giao thiệp của tôi với cha Lộc như thế. Đến thăm ông, ông bắt ngồi chờ lâu mới tiếp, có khi tránh không tiếp, có tiếp thì cũng chuyện trò một cách lạt lẽo, lơ là, khiến tôi bị chạm tự ái!

            Thế rồi tôi lại được lệnh điều tra vụ cha Uyển bị giáo dân của cha thưa ra tỉnh vì cha chiếm ruộng của họ.

            Sự việc đầu đuôi như thế nầy:

Ở kinh 6, cha cho xây dựng một “Đền Đức Mẹ” bên bờ kinh, ngay thuở ruộng của một giáo dân. Người nầy đồng ý với một điều kiện. Cha cấp cho ông ta một chỗ ruộng khác, bù vào chỗ đất ông bị cắt bớt để xây đền.

            Ruộng ở đây được dinh điền chia theo kinh, mỗi thửa bề ngang 30 mét, ngó ra kinh, bề dài tính sâu vào 1Km, tính chung là 3 mẫu. Lấy cớ xây đền Đức Mẹ, cha bắt mỗi thửa cắt sâu vào 30 mét. Ba chục mét kéo dài tới 6 Km, sau khi chia mấy chục mét vuông trả cho người nhượng đất xây đền, còn lại bao nhiêu cha ôm cả, tính ra là mấy chục mẫu.

Chủ ruộng, phần đông là con chiên của cha, không ai chịu. Vậy là họ hè nhau vác đơn đi thưa cha. Tôi được lệnh điều tra việc nầy, lấy lời khai tất cả những ai liên hệ, rồi trình ra tỉnh. Ai khai sao tôi ghi vậy. Căn cứ vào phúc trình của tôi, tỉnh trưởng, dù có muốn bênh vực cha, cũng không bênh được vì nếu bênh, nông dân sẽ tiếp tục thưa lên trên nữa. Kết quả, cha thua kiện, và tôi trở thành kẻ không được cha ưa, chưa rõ có ghét hay không!

            Thật ra, tôi thấy cha Uyển là người có công lớn với dân dinh điền. Cha là người mở trường trung học đầu tiên ở đây, trước khi có trường công lập, trước cả trường trung học Thái Hòa là trường lớn nhứt, của giáo xứ dinh điền. Cha đã đào tạo nhiều thế hệ thanh niên, sau nầy cũng có người đổ đạt cao trong các ngành y tế, giáo dục, hành chánh…  Trong quân đội, học trò cũ của cha đã lên tới sĩ quan cấp tá. Mặc dù cha mở trường tư, thâu học phí, nhưng tôi thấy điều đó là bình thường. Không lý vì đóng học phí mà không thấy công lao trong sự nghiệp giáo dục của cha ở địa phương. Có phải vì cha thấy mình có công lớn, nên trong nhiều trường hợp, cha đã đi quá xa. Cha lại nổi tiếng là người buôn cọc sắt – cọc sắt để giăng giây kẽm gai ở các đồn bót hay ấp chiến lược.

Sau nhiều năm làm ruộng cần cù, chăm chỉ, dân dinh điền lần hồi khá giả, bèn phá căn nhà tôn chính phủ cấp cho hồi dinh điền mới thành hình, xây nhà ngói, vách gạch. Nhà nào cũng đúc cột cho chắc chắn. Cột đúc bằng ximăng cọc sắt ấp chiến lược. Cha buôn cọc sắt đó bán lại cho dân chúng. Cọc sắt nầy từ bộ Chỉ huy 4 Tiếp vận tuồng ra, chở bằng xà lan, với “giấy đi đường” của cha Uyển như giấy đi đường chở xăng của cha Lộc vậy. Ai uống thuốc liều thì cứ vô!

            Tôi còn đụng với cha Uyển một vụ nữa, vụ nầy căng hơn.

            Chợ Kinh 8 chỉ là một cái chợ ấp (Ấp Kinh 8) nhưng khá đông. Riêng về thịt heo, chợ có những ba sạp. Dân ở đây, phần đông ưa ăn thịt heo hơn thịt bò. Họ cũng khoái thịt trâu, nhưng bây giờ không có trâu để làm thịt. Năm 1957, 58, khi dinh điền mới thành lập, tổng thống Ngô Đình Diệm nhập trâu Murat bên Ấn Độ về cho dân làm sức kéo: kéo cày, kéo bừa, v.v… Khoái ăn thịt trâu, dân dinh điền có người lén đập cho trâu què chân để xin xẻ thịt.

            Cha Uyển bảo xã Sa, xã trưởng Thạnh Đông, với trưởng ấp Kinh 8, – tôi không nhớ tên -, khi đấu thầu sạp thịt heo, dành cho một “con chiên đệ tử” của cha một sạp. Không hiểu mấy chả làm ăn lớ ngớ thế nào, “đệ tử ruột” của cha không trúng thầu. Người khác trúng, cũng là con chiên của cha, nhưng không phải là “đệ tử ruột”.

Cha giận lắm, nhưng không làm gì được. Xã trưởng Sa là người địa phương, kính trọng cha nhưng khi cha hỏi việc thầu sạp thịt heo, y đổ tội cho trưởng ấp Kinh 8.  Trưởng ấp Kinh 8 cũng là người địa phương, không có đạo, không phải tín đồ của cha, lại bướng. Cha gọi anh ta vào nhà thờ hỏi chuyện, từ chối, y bảo: “Bận dziệc, không có thì giờ.”

Bà “đệ tử ruột mất thầu” của cha mất ăn, nóng mặt, sáng chiều đi lễ nhà thờ ngang qua nhà anh Tống, – người trúng thầu -, cứ chưởi đổng: “Quân phản Chúa, chống cha”. Dần dà, anh Tống tức khí, chưởi lại. Bà “mất thầu” vào tỉ tê với cha, “tam sao thất bổn”, lại thêm thắt, khiến cha tức giận, gọi anh ta vào rầy. Anh nầy cũng thuộc loại bướng, “gần chùa gọi bụt bằng anh”, cãi lại cha rồi bỏ về.

Thế rồi “bà mất phần” càng chưởi tợn. Mỗi khi đi lễ ngang qua nhà, sáng chiều chưởi hai bận, chẳng lần nào quên “Chương trình phát thanh qua sông Bến Hải của Việt Cộng”. Một hôm, vợ anh Tống chưởi lại, bà “mất phần” lại vào “tâu” với cha, cha bèn cấm hai vợ chồng nầy đi lễ nhà thờ cha. Cấm thì hai vợ chồng anh chàng Tống nầy đi nhà thờ khác. Mỗi kinh một nhà thờ, thiếu gì nhà thờ để đi. Hai vợ chồng nầy cũng thuộc loại chơi thâm, thay vì đi nhà thờ cha Uyển, “anh chị” lại đi nhà thờ cha Lộc, “đối thủ” cha Uyển, khiến cha Uyển càng thêm “lộn ruột”.

            Môt hôm, vợ anh Tống và bà “mất phần” chưởi tay đôi. Dân Bắc Kỳ chưởi lộn hay không kém bất cứ người Việt Nam nào ở xứ nào khác, có khi lại còn xuất sắc hơn. Ban đầu lời chưởi còn thanh tao, sau thanh thành tục. Bao nhiêu cái dơ dáy trong cơ thể con người đều được đem ra đổ lên đầu đối thủ. Sơ bộ thì chỉ hai đối thủ trao qua đổi lại, sau đó đem “biếu” cho cha. Chị vợ anh Tống chưởi thẳng vào mặt “bà mất phần”: “Mày vào bảo cha Uyển ra đây mà ăn cái “n” tao.” – Chị Tống nầy nói ngọng giữa vần L và N.

            Ban đầu cha Uyển đứng ngoài cuộc “khẩu chiến”. Tới đây, dù muốn dù không, cha phải nhập cuộc. Cuộc “khẩu chiến ăn cái n. tao” xảy ra sáng chủ nhật, cha Uyển được báo cáo cấp kỳ nội dung trận địa. Thế là, chiều hôm đó cha ra lệnh cho đám trẻ “Hùng Tâm Dũng Chí” của cha, mỗi đứa hãy hùng dũng lấy năm bảy cục gạch, cục đá kéo nhau phố chợ, ném vào nhà anh chàng Tống. Trước sức tấn công dữ dội của đám trẻ ham vui, nghịch ngợm, ưa chuyện đánh đấm, vợ chồng anh chàng Tống trốn lui sau bếp.

            Tôi cùng vợ và các con đang ăn cháo lòng ở Kinh B thì được truyền tin gọi, báo cáo sự việc, cùng với lệnh ông quận trưởng Huỳnh Đầm Sắn bảo tôi xuống giữ gìn an ninh trật tự. Tôi vội vàng về nhà thay áo quần, kêu tài xế, đệ tử, cùng thượng sĩ Phạm Văn Thanh, trưởng ban tư pháp, xuống Kinh 8.

            Tôi bảo thượng sĩ Thanh ra ngay nhà anh chàng Tống, tìm cách bảo vệ cho vợ chồng anh ta. Tôi vào nhà thờ gặp cha Uyển. Bình thường cha Uyển đã lạt lẽo với tôi, huống chi bây giờ cha đang trên đà chiến thắng. Hỏi chuyện cha, cha chối, nói không biết gì về việc mấy đứa trẻ Hùng Tâm Dũng Chí của cha ném đá nhà anh Tống. Cha bảo: “Vợ chồng chúng nó là đứa “Phản Chúa chống cha” nên chúng nó trừng trị vợ chồng thằng Tống là đúng lắm. Cha đâu sai khiến gì chúng nó.”

            Tôi nói:

            – “Nếu cha bảo cha không liên hệ gì việc ném đá, tui sẽ bắt thằng nào cầm đầu để đưa ra tòa. Chúng nó không được phép làm như vậy.”

            Nói xong, tôi chào cha đi ra chỗ nhà anh Tống. Tôi nói với  thượng sĩ Thanh, nửa thật nửa đùa:

            – Bây giờ phải đưa vợ chồng “Người ruồi gây máu lửa” nầy ra khỏi Kinh 8 đã. Gọi thiếu úy Vây, – Thiếu úy Phạm Văn Vây, trưởng cuộc Cảnh Sát Thạnh Đông – cho người xuống canh chừng xóm nầy, giữ nhà cho vợ chồng thằng cha nầy.”

            Thượng sĩ Thanh hỏi:

            – “Mình bắt hai vợ chồng nầy?”

            – “Ậy! Để chúng nó thưa cho hay sao? Vợ chồng nó tội gì? Đã không có tội, lại nạn nhân của cha Uyển, mình giam chúng, không chừng biện lý lại bắt giam mình vì làm bậy.”

            Thượng sĩ Thanh lại hỏi:

            – “Đem về bộ chỉ huy, để họ ở đâu?”

            – “Chỉ cần đem ra khỏi đây! Mai biểu họ ra ban tư pháp của anh. Nếu họ muốn thưa cha Uyển thì họ cứ thưa.”

Xong, tôi dặn riêng thượng sĩ Thanh: “Anh biểu hai vợ chồng nó làm đơn thưa. Dựa vào đó, mình đánh tỉa dần dần, trước là lập biên bản đưa ra tòa bọn đứng đầu ném đá; sau căn cứ lời chúng nó khai, đưa cha ra tòa luôn.”

            Thượng sĩ Thanh cười:

            – “Làm vậy, coi chừng nổ lớn. Trước giờ ở đây, bất mãn mấy ông cha thì nhiều lắm, nhưng chưa ai đưa ông cha nào ra tòa cả.”

            – “Tùy cơ ứng biến. Nguyên tắc là mình phải bảo vệ luật pháp. Không ai được làm điều gì ngoài luật pháp.”

            Không ngờ cha Uyển “cao tay” hơn tôi. Vì câu tôi nói “bắt thằng nào cầm đầu đưa ra tòa” nên khi thượng sĩ Thanh chưa kịp đưa “vợ chồng anh chàng nhiễu sự” ra khỏi nhà thì đám Hùng Tâm Dũng Chí kéo nhau ra bao vây xe tôi lại. Lúc đó xe tôi đang đậu ngay trước nhà vợ chồng anh Tống.

            Trẻ con thì bao vây xe, cười nói. Người lớn thì xúm lại xem, la lối, bàn tán, còn hơn cái chợ. Lúc đó, tôi thì chỉ có một mình, tài xế, một anh chàng tà lọt, và thượng sĩ Thanh. Tôi còn nhớ một bà già nói:

            – “Cảnh sát ăn tiền thằng Tống nên bây giờ tới bênh nó.”

            Tôi giận lắm nhưng dặn bụng: “Nhu thắng cương. Đ.m. Để đó rồi biết.”

            Tôi bỏ xe đi bộ ra phía lộ, chỗ đó vắng. Trưởng ấp Kinh 8 lúc đó chuẩn bị đưa Nhân Dân Tự Vệ đi gác đêm, tới nói với tôi:

            – “Ông thầy để tui dộng cho tụi nó một quả lựu đạn cho thấy mẹ chúng nó luôn!”

            Tôi vội cản:

            – “Đừng, đừng. Ông làm vậy không nên. Có người chết, có máu chảy là to chuyện lắm. Để đó, từ từ tôi giải quyết.”

            Nửa giờ đồng hồ trôi qua, đám đông trẻ con vẫn bao vây xe tôi. Người càng lúc càng đông, nhất là khi giờ đi lễ tan. Không rõ trong khi giảng ở nhà thờ, cha Uyển có xúi giáo dân ra hợp lực với đám Hùng Tâm Dũng Chí bao vây xe tôi hay không!

            Thượng sĩ Thanh tìm tôi, hỏi:

            – “Bây giờ làm sao ông?”

            Tôi nói:

            – “Kệ họ, riết rồi họ cũng phải về ngủ chớ. Ai lì thì hơn!”

            – “Không được đâu! Có đứa thừa thắng, xông vào nhà tìm anh Tống. Sợ chúng nó xuống bếp, gặp vợ chồng anh ta, chúng nó hành hung.”

            – “Được rồi.” Tôi nói. “Anh dặn chứng thằng Khoái – (tài xế), coi đứa nào phá xe, mai tôi bắt về đòi bồi thường. (Tôi mới được cấp một chiếc Inter. Mark 2, mới toanh). Anh vô gặp cha Uyển, nhờ cha ra gọi bọn Hùng Tam Dũng Chí về.”

            Một chốc, cha Uyển ra chỗ xe tôi đang bị vây. Tôi biểu tài xế lấy một cái két bia bằng gỗ, để cha Uyển đứng lên đó, biểu con chiên của cha giải tán. Mọi người giản ra. Lợi dụng tình hình đó, tôi biểu thượng Thanh đưa vợ chồng anh chàng Tống lên xe, chạy ra quốc lộ, trong khi đó, tôi vẫn còn đứng nói chuyện với cha Uyển để cầm chân ông. Trước mắt tôi, cha Uyển không thể ra lệnh đám Hùng Tâm Dũng Chí bao vây xe tôi lại được, nên xe mới thoát đi.

            Khi xe ra tới lộ rồi, tôi gọi máy truyền tin ra lệnh cho tài xế Khoái lái xe về thẳng bộ chỉ huy. Tôi lội bộ về sau. Tôi vội vàng chào cha Uyển, ra về. Đây là điều bất ngờ đối với ông. Cha cứ tưởng xe phải chờ tôi để đưa tôi về, không ngờ tôi cho xe thoát đi trước, cha mất “con mồi”. Không lý cha dám biểu giáo dân và Hùng Tâm Dũng Chí bao vây tôi lại? Ra tới lộ, tôi với trung sĩ Tâm, tà-lọt, cuốc bộ về nhà. Được một lúc thì tài xế Khoái lái xe đến đón, sau khi đã đưa thượng sĩ Thanh và hai vợ chồng anh chàng Tống về tới nơi.

Sáng hôm sau, tôi phản công.

Sau khi đọc đơn thưa của anh chàng Tống và lời khai của anh ta. (Theo nguyên tắc phải chấp cung nguyên đơn trước), tôi căn cứ vào đó để làm “giấy mời”. Trước hết là hai tay “đầu sỏ” Hùng Tâm Dũng Chí, chỉ huy đám ném đá nhà anh chàng Tống. Khoảng trưa, thiếu úy Vây đến gặp tôi báo cáo:

- “Hai thằng chỉ huy trưởng biểu mời là hai thằng trốn quân dịch, làm sao chúng nó dám đến?”

- “Hai thằng nầy làm nghề gì?” Tôi hỏi.

- “Dạy ở trường cha Uyển.” Thiếu úy Vây trả lời.

Tôi cười nói:

- “Sao anh biết rõ tình trạng chúng nó mà anh không bắt?”

- “Đụng mấy ông cha, phiền lắm!” Thiếu úy Vây trả lời.

Một lúc thiếu úy Vây nói tiếp: “Nhiều cha mở trường dạy học trong kinh, giáo viên, giáo sư phần đông trốn quân dịch, mỗi trường mỗi ổ.”

Tôi nói với thiếu úy Vây, nghiêm trang:

- “Bây giờ tôi ra lệnh cho anh hành quân cảnh sát, tìm bắt hai thằng nầy, ở nhà nó, ở nhà bà con nó hay ngay cả tại trường cha Uyển. Phải lấy rõ lời khai là chúng nó đang dạy học tại trường cha Uyển để tôi truy tố cha về tội “Tán trợ bất phục tòng”. Nếu cần, anh biểu thượng sĩ Vũ – (Trưởng ban hành quân) làm lệnh, tôi ký. Tôi chịu trách nhiệm, anh chỉ là người thi hành.”

Sau đó, tôi nói với thượng sĩ Khiết, phó ban tư pháp:

- “Thiếu úy Vây mới ra trường, chưa có kinh nghiệm, anh phụ với thiếu úy Vây, làm sao lấy lời khai hai thằng dạy học bất hợp pháp ở trường cha Uyển.” Một lúc, tôi giải thích thêm:

- “Không có lời khai của nó, không truy tố cha Uyển được.”

Thượng sĩ Khiết – Hoàng Văn Khiết có bà con với vợ anh chàng Tống, nên tích cực đứng về phía phản công cha Uyển.

Hai anh huyh trưởng Hùng Tâm Dũng Chí bị thiếu úy Vây tóm cổ, dẫn về. Xem lời khai xong, chắc bụng, tôi vội cho giải ra tiểu khu ngay. Rút kinh nghiệm, đề phòng. Những người bị bắt, bất cứ tội gì, kể cả đào binh, trốn quân dịch hay tội hình sự, đều được một số các cha “xin giúp đỡ”. Có khi các cha ở trong kinh chỉ viết giấy cho người cầm ra, có khi các cha đích thân ra gặp tôi. Giải tội nhân đi rồi, vuột khỏi tầm tay, các cha có can thiệp, xin xỏ, thì tôi có cớ tránh né được.

Về việc hai anh chàng huynh trưởng Hùng Tâm Dũng Chí nầy, tôi không thấy cha Uyển can thiệp! Cha biết tôi phản công, trả thù vụ tôi bị bao vây tối qua hay cha chột dạ vì cha cho hai tên trốn quân dịch dạy học, cha biết như thế là phạm luật.

Sau đó là phiên các bà bị mời. Các ông không ai dính líu vô vụ nầy cả. Trước hết là “bà mất phần” rồi tới các bà đệ tử ruột cha Uyển. Mấy “bà già Bắc kỳ” nầy không ngán chuyện ra cò bót, nhưng vốn “thông minh nhiều chuyện” nên bà nọ khai ra bà kia, cả chục bà bị gọi lấy lời khai. Vốn nhà quê và thật thà, các bà khai hết những gì các bà nghe, biết, đám Hùng Tâm Dũng Chí nhận lệnh từ cha Uyển như thế nào. Có bà có con ném đá nhà anh chàng Tống, sợ con bị tội, mấy bà khai ra “Cha Uyển bảo chúng nó đấy, chúng nó phải vâng “nời”.

Ban tư pháp tập trung lấy lời khai mấy bà cho xong, để đúc kết đưa nội vụ ra tòa. Trong cung cách của mấy ông cảnh sát nhà ta, thường tỏ ra nghiêm khắc, khó dễ với những đối tượng mà họ không ưa. Tôi nghe thượng sĩ Khiết nạt to một bà:

            – “Bà không được phép ngồi như thế. Bỏ chân xuống!”

Bà ta ngồi kiểu mấy bà già nhà quê: Ngồi ghế đẩu một chân thòng xuống đất, một chân lên ghế. Bà ta bỏ chân xuống nhưng nguýt dài thượng sĩ Khiết một cái, thiếu đường đứt con mắt. Thật ra, theo thượng sĩ Khiết, bà nầy là “đối tượng xấu”. Từ khi lấy cung tới giờ, anh ta “nghiêm khắc” với bà ta nhiều lần. Có lẽ bà ta cũng không chịu thua.

Hôm sau, tôi nhân một tấm card của cha Uyển. Tấm card to bằng nửa trang giấy tập, viết như sau:

Bên góc trái (chữ in):

            Linh mục Nguyễn Thượng Uyển,

            Chánh xứ Kinh Tám.

            Hiệu trưởng trường Trung Học Kinh Sáu.

            Ở giữa, cha viết tay:

                                                            Gởi ông chỉ huy trưởng,

                                     Yêu cầu ông đổi cảnh sát Khiết đi nơi khác.

                                                Ký tên: Nguyễn Thượng Uyển

            Cầm tấm card, đưa cho thiếu úy Rớt, chỉ huy phó, tôi nói:

            “Thiệt mấy ông cha nầy tưởng họ là ông gì đây. Tự nhiên ra lệnh cho cơ quan chính quyền thuyên chuyển nhân viên. Kỳ không?”

            Đọc xong tấm card, thiếu úy Rớt nói:

            – “Tui dân Rạch Giá, kinh nghiệm việc nầy hơn ông. Họ yêu cầu mà mình không làm là mệt đó!”

            Tôi cải:

            – “Làm sao được! Thuyên chuyển nhân viên phải có lý do chính đang chớ! Đưa người ta đi bậy, người ta thưa ngược lại được đấy. Trước hết là mình phải bênh vực nhân viên mình đã.”

            Thiếu úy Rớt góp ý:

            – “Ông không thuyên chuyển đi, mấy ông cha nầy thưa lên trên nữa, thưa tới cả bộ tư lệnh. Ở trên đó, nghe thưa là thuyên chuyển mình đi trước để trấn an dư luận cái đã. Điều tra sau. Tới đó thì “Chờ má, má đã sưng.”  Không ai dám bênh vực mình, mình thua trăm phần trăm.”

            – “Tôi làm như vầy.” Tôi nói với thiếu úy Rớt: “Tôi giao tấm card nầy cho ban An Ninh Cảnh Lực, ra lệnh cho thượng sĩ Chi trưởng ban, điều tra xem thử thượng sĩ Khiết có lỗi gì. Nếu có lỗi, tôi thuyên chuyển. Nếu ông Chi trình là không có lỗi chi hết, tôi cất hồ sơ. Mai mốt trung ương hay giám sát viện có điều tra, tôi lôi hồ sơ đó ra cho họ xem. Thế là xong.”

            Thiếu úy Rớt đồng ý.

            Tuy nhiên, tôi dặn thượng sĩ Chi:

            – “Điều tra vụ nầy, ông đừng mời cha Uyển tới đây làm gì!  Tôi đang chặt tay chặt chân của ổng. Anh xuống gặp ông, hỏi ông khiếu nại thượng sĩ Khiết việc gì, ghi cho rõ, để làm bằng chứng về sau.”

            Hôm đó, thượng sĩ Chi đi gặp cha Uyển về, cười cười nói với tôi:

            – “Ông hơi ngán rồi. Hỏi thưa chuyện gì, ông nói không thưa gì nữa cả. Bảo tôi cho qua đi.”

            “Ba hồi thưa, ba hồi không. Này, ông có lấy lời khai của cha không? Không có lờì bãi nại, mai mốt lại thưa tại sao không giải quyết việc ông ta thưa. Mệt lắm.”

            – “Xong rồi, tôi “thủ” hồ sơ xong rồi. Ông đọc xong, tôi cất để đề phòng như ông dặn.”

            Người cuối cùng được mời là cha Uyển. Tôi đích thân ra tận cổng đón ông vào khi nghe báo cáo ông đến. Tôi mời vào văn phòng tôi. Tôi hỏi chuyện, cha Uyển trả lời. Thượng sĩ Thanh ngồi ghi bên cạnh, được trang nào cho đánh máy trang đó. Kết thúc buổi nói chuyện, thượng sĩ Thanh chìa bàn đánh máy xin cha ký tên. Ông hơi ngần ngại nhưng rồi cũng ký. Cha ra về là tôi đúc kết hồ sơ nội vụ trình tòa.

            Tuần sau, nhận lệnh tòa, cha Uyển đến tôi yêu cầu hủy bỏ vụ nầy đi. Tôi nói: “Thật ra, tôi muốn giàn xếp ngay từ đầu. Cha gọi vợ chồng ông Tống tới, phân giải hơn thiệt, phải trái là xong. Nhưng tôi không thấy cha nói gì. Có lẽ cha đang giận họ. Tôi không để nội vụ lâu được, đành phải trình tòa. Việc bây giờ là của tòa án, tôi không làm gì được.”

            Cha Uyển nói gần như trách: “Tôi không có gì sai, nhưng một linh mục bị đưa ra tòa là có hại cho uy tín của một ông cha. Cha bề trên cũng không muốn. Anh có biết vậy không?”

            Tôi nghĩ thầm trong lòng: Biết chớ. Biết quá, nhưng tôi cũng có tự ái khi bị cha cho Hùng Tâm Dũng Chí ra bao vây xe, làm nhục tôi vậy.

            Chuyện tưởng vậy là đã qua, không ngờ lại gặp cha Uyển một lần nữa, tại chỗ giành đất gần Đồn Giữa. Cha lại thua tôi một keo nữa.

Thật ra, nghĩ cho kỹ, tôi là kẻ dại, mới là người thua. Nếu tôi giúp cha cho dân Xóm Mới lập ấp, lập vườn, làm ruộng ở đây, có phải là tôi sẽ bớt sợ khi lái xe qua đoạn đường nầy với thiếu úy Kiệt và tà lọt như tôi kể ở đầu bài hay không?! Trần Tế Xương bảo: “Khôn nơi cờ bạc là khôn dại”. Đời nầy, nói cho đúng là một cuộc cờ. Tôi là kẻ khôn mà chính thật là kẻ dại.

            Nói như thế là tôi nói thật. Câu chuyện về mối sợ Việt Cộng phục kích từ đó đến giờ vẫn ám ảnh tôi, nhất là mấy năm trong trại tù cải tạo. Ở đời, đúng hay sai, phải hay trái chỉ có ý nghĩa tương đối. Trong trại tù cải tạo, khi cán bộ Việt Cộng giảng giải rằng chủ nghĩa Mác là tuyệt đối đúng, là chân lý, tôi thường nhớ câu Pascal nói: “Bên nầy Pyrénée là chân lý, bên kia thì ngược lại.” Tôi thường nói câu nầy với bạn tù để phản bác luận điệu Việt Cộng. Việt Cộng rất cực đoan, tin tưởng, theo đuổi, trung thành với chủ nghĩa Cộng Sản.

            Tôi không nghĩ rằng những việc cha Uyển làm là đúng, việc tôi làm là sai. Nhưng suy cho cùng, trong thâm tâm, ngoài cái chân lý, lẽ phải mà mình bênh vực, không có một chút nào đố kỵ, ghét bỏ và định kiến hay sao? Nếu thế thì cái đúng, cái sai trở thành tương đối mất rồi, là hai bên dãy núi Pyréneé như Pascal nói mất rồi.

            Ít lâu sau vụ cha Uyển xảy ra, tôi đi họp ở tỉnh và được cho biết vùng “rừng cấm” ở xã Tín Đạo, xã Đức Phương sẽ làm nơi cho đồng bào Quảng Trị – quê hương tôi – chạy nạn từ 1972 vào định cư, lập nghiệp. Chính quyền đang qui hoạch. Được tin đó, tôi vui lắm! Tôi bàn với vợ tôi hãy chuẩn bị tham gia những công việc xã hội để giúp đỡ đồng hương mới vào.

            Việc đưa đồng bào Quảng Trị vào định cư ở Miền Tây Nam Bộ từng là đề nghị của Quốc Vụ Khanh Phát Triển Kinh Tế Hậu Chiến sau khi vùng quận Trung Lương (dọc theo bờ nam vĩ tuyến 17) bị bạch hóa để thiết lập hàng rào điện tử Mc Namara hồi năm 1965.

            Đề nghị hồi ấy của phủ quốc Vụ Khanh bị mấy ông Nam Kỳ Quốc chống đối kịch liệt. Họ không đồng ý cho đồng bào Quảng Trị vào lập nghiệp ở đây với lý do “Đất miền Nam của người miền Nam.” Khi phủ QVK phản bác, đất ấy còn trống thì được mấy ông Nam Kỳ Quốc trả lời rằng bây giờ còn trống nhưng sau nầy con cháu người miền Nam lớn lên mới có đất cày. Do đó, đồng bào quận Trung Lương, thay vì được định cư ở miền Tây thì lại được định cư ở Cam Lộ, Cam Ranh và Bình Giã.

            Tôi không về Saigon nên không được biết rõ tại sao mấy ông Nam Kỳ Quốc bây giờ không chống đối như trước kia nữa. Có phải vì chính sách “Người Cày Có Ruông” của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu hay chương trình định cư mới nầy được thiết lập do phó thủ tướng Phan Quang Đán, đặc trách chương trình “Khẩn hoang Lập Ấp.” Người ta ngán ai mà không chống đối nữa? Không chắc họ ngán tổng thống hay phó thủ tướng mà ngán vì các chương trình nầy được Mỹ hỗ trợ tích cực chăng?

            Dù gì, nếu đồng bào quê hương tôi vào đây, tôi vui hơn, yên tâm hơn, không còn sợ Việt Cọng khi đi ngang những vùng lau sậy um tùm như thế nầy.

            Công việc định cư mới ấy, chưa hình thành thì miền Nam “sâp tiệm” – “Sập tiệm” là tiếng lóng, anh em tù cải tạo chúng tôi thường gọi đùa mỗi khi nói tới việc miền Nam sụp đổ ngày 30 tháng Tư 1975.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Chân lý “tương đối” - Hoàng Long Hải

Hơn thế nữa, kể từ năm 1974, Việt Cộng gia tăng hoạt động, giành dân lấn đất. Ở cửa kinh Lình Quỳnh, bỗng mọc lên một xóm mới, dân tứ chiếng tụ tập về đây, chẳng cần xin xỏ phép tắc ai cả.

1

Một hôm, tôi và thiếu úy Kiệt cùng đi thanh tra xã Tín Đạo, tên thường gọi là Tri Tôn (Rạch Giá). Trên đường về, ngang khúc Đồn Giữa (Ranh giới xã Tín Đạo và xã Đức Phương), chúng tôi thấy hơi ngại vì hai bên đường lau sậy mọc cao, rậm rạp. Việt Cộng dễ núp trong đó phục kích, bắn sẻ. Bây giờ đã cuối hè.

Khu vực nầy chỉ trống vào mùa đông, cây cối hầu hết là loại cây thảo, chết cả. Tới mùa xuân, lau sậy lại lên xanh. Quá hè thì chúng mọc um tùm. Hơn thế nữa, kể từ năm 1974, Việt Cộng gia tăng hoạt động, giành dân lấn đất. Ở cửa kinh Lình Quỳnh, bỗng mọc lên một xóm mới, dân tứ chiếng tụ tập về đây, chẳng cần xin xỏ phép tắc ai cả. Ở cái xóm mới đó không thiếu đào binh, trốn quân dịch, bất hợp pháp. Vì ham lời cao, dân có ghe đi Rạch Giá mua hàng, đem về xóm rồi tiếp tế cho Việt Cộng ở đường giây 1-C. Thành ra, một đoạn gần Đồn Giữa, ngang chỗ cây ô-môi bên kia kinh Rạch Giá – Hà Tiên là con đường giao liên từ xóm cửa kinh Lỳnh Quỳnh lên đường giây 1-C. Dân xóm vừa nói, chính quyền quốc gia không kiểm soát được, con đường giao liên nầy cũng không có đơn vị nào hành quân, phục kích ngăn chận.

Sau hiệp định Paris 1973, tinh thần chiến đấu ở địa phương bỗng khựng lại, hoạt động quân sự cũng cầm chừng. Cái gì, điều gì không đừng được thì mới làm, còn như làm ngơ được thì cứ làm ngơ, cho qua. Nghĩ vậy mà tội nghiệp cho Tướng Nam. Ông mới lên làm Tư lệnh Quân Khu 4, đơn thương độc mã xông xáo chỗ nầy, chỗ kia, kiểm tra, chỉnh đốn. Ông đi nhiều, trên chiếc xe Jeep một tài xế, một tà-lọt với ông mà thôi, khiến tôi tình cờ gặp ông trên đường mà không ngờ ông Tướng Vùng dám lang thang một mình như thế, như tôi có lần kể trước đây vậy.

            Vừa lái xe, thiếu úy Kiệt ngồi bên cạnh, tôi dặn chừng hai anh chàng tà-lọt ngồi phía sau, rán căng mắt canh chừng Việt Cộng, hễ thấy bóng chúng là nổ súng ngay, như trong phim cao bồi, “bắn chậm thì chết”. Thiếu úy Kiệt cũng thủ sẵn cây M-16, nòng chỉa ra ngoài, chực nhả đạn. Hai anh tà lọt phía sau, một anh thì xài carbin báng cụt tự chế, một anh thì “đại bác 40 ly cầm tay”, mắt lăm lăm nhìn hai bên đường.

            Qua khỏi Đồn Giữa một đỗi, tới xóm nhà dân, thấy trẻ con chạy chơi, có bóng người đi lại bình thường, tôi mới ra lệnh “xả trại”. Với thiếu úy Kiệt, tôi nói:

            – “Nhiều khi nghĩ lại, mình thiệt dại. Chấp hành mệnh lệnh thượng cấp một cách nghiêm chỉnh là dại.”

            Thiếu úy Kiệt nói:

            – “Vậy tui với chỉ huy trưởng thì sao? Bộ ông ra lệnh mà tui thi hành không nghiêm chỉnh thì ông bằng lòng sao?”

            – “Ậy! Ông với tui thì khác.” Tôi nói. “Ông với tui cùng một đơn vị, cùng một nơi, một chỗ. Thắng cùng thắng, bại cùng bại, chịu chung với nhau. Ý tôi là muốn nói tới mấy ông cấp trên ở tỉnh, ở khu, ở trung ương. Ngồi trong cao ốc, trong dinh thự, tường cao, cổng kín, cứ nhắm mắt ký tên ra lệnh mà họ chẳng biết mẹ gì tình hình thực tế ở địa phương cả. Hồi còn đi dạy, khi giảng về Chinh Phụ Ngâm, tôi nói với học trò rằng, vua chúa ở trong cung điện chẳng biết gì trơn, hễ cứ nghe có giặc thì ra lệnh bắt lính, đâu có biết cái khổ của dân ra làm sao: Vợ chồng chia ly, cha mẹ xa con, khốn khổ biết bao nhiêu! Ai đọc “Thạch Hào Lại” của Đỗ Phủ không thấy hay, nhưng quyền lợi thì mờ mắt, không thấy cái khổ của dân. Ông Đặng Trần Côn làm tri huyện, là người trực tiếp thi hành lệnh vua, tận mắt thấy cảnh khốn khổ của người dân. Việc ấy làm ông cảm kích mà viết thành “Chinh Phụ Ngâm”. Đời bao giờ cũng vậy. Hai giai cấp, bị trị và cai trị, thằng cai trị ngồi trên đầu trên cổ dân, thằng bị trị bỏ luôn cả mạng sống mới yên. Mình bây giờ đi bắt lính cũng vậy thôi.

            Thiếu úy Kiệt nói:

            – “Bộ mình muốn đi lính à? Không đi thì sống sao yên?! Vậy thì mình là người bị trị hay cai trị?”

            – “Mình là tay sai của bọn cai trị.” Tôi trả lời. “Vả lại, nếu Cộng Sản Bắc Việt không xâm lược miền Nam thì miền Nam đâu có tăng quân làm chi! “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Thất phu còn hữu trách. Mình lỡ ôm sách đi học, nhắm mắt làm ngơ được hay sao! Anh em tui, chẳng ai không đi lính. Có người tử trận.”

Một lúc, tôi lại nói:

            – “Nói chi xa, mới mấy hôm trước, nói chuyện với tôi, Phó Nghiêm bảo: “Luật pháp là do bọn thống trị đặt ra để bảo vệ quyền lợi của chúng”. Tui ngạc nhiên đó. Ông ta học Quốc Gia Hành Chánh ra, công chức ngạch hạng A của chính quyền mà nói vậy thì thôi, hết ý kiến.”

            Lại một lúc nữa, tôi nói:

- “Chẳng hạn như chuyện mình đuổi dân làm ruộng của cha Uyển hồi năm ngoái ở vùng nầy vậy. Vâng lệnh trên, mình đuổi dân thật dữ, dùng cả thủ đoạn, khiến người ta đi hết. Bây giờ, đi ngang qua đây, lại sợ Việt Cộng. Nếu dân còn ở đây làm nhà, làm ruộng, có phải mình yên tâm hơn không?” Tôi nói.

            – “Cái đó thì đúng. Tui cũng kinh nghiệm vậy. Để dân chúng làm nhà hai bên đường, Việt Cộng về núp lén, mình biết ngay. Còn như lau sậy um sùm như vầy, biết Việt Cộng núp ở bụi nào mà đề phòng.” Thiếu úy Kiệt góp ý.

            Vùng đất nầy, trong bản đồ ghi là “rừng cấm”. Có thấy rừng rú gì đâu?! Toàn là đất hoang, mầu mỡ. Nếu khai kinh, lấy nước ngọt vào thì đất nầy thành ruộng “nhất đẳng điền”.  Thời Pháp thuộc, Tây thực dân dự trù lấy đất vùng nầy làm ruộng như ở Nam Thái Sơn hay bên Cờ Đỏ của quận Thốt Nốt. Vì vậy, Tây mới khoanh khu vực nầy lại, gọi là “rừng cấm”. Từ xửa giờ, chẳng ai dám đụng tới “Rừng cấm”. Mùa hè năm 1973, linh mục Nguyễn Thượng Uyển ở kinh Sáu Rọc Bà Ke thuộc Cái Sắn, đưa dân Xóm Mới Saigon về đây làm ruộng. Tôi được lệnh ra ngăn cản đồng bào “chiếm đất” làm ruộng.

            Đồng bào Xóm Mới về dựng mấy chục căn nhà – chòi thì đúng hơn – phát hoang, dự tính trồng cây, lập vườn, làm ruộng. Bấy giờ mới lòi ra việc ông tỉnh trưởng tự ý ký giấy cấp đất “rừng cấm” cho bà con. Đã là “rừng cấm” thì quyền hạn thuộc về trung ương, về bộ. Tỉnh trưởng ký là ký ẩu.

Từ hồi ngưng bắn theo hiệp đinh Paris 73 tới giờ, mấy ông bà lớn ở Saigon về vùng chùa Hang, bãi Hòn Trẹm, hang Tiền giành đất riêng cho mình. Cuộc đất đẹp nhất là ở bãi Hòn Trẹm, bên sườn đồi, ngó xuống bãi biển hình vòng cung được bà thủ tướng chiếu cố. Phó Nghiêm – phó quận trưởng – làm giấy tờ, vẽ họa đồ đất đai cho bà thủ tướng xong, bảo tôi: “Ông lấy một chỗ đi. Tôi làm giấy tờ cho.” Tôi lắc đầu: “Tui ở xứ ngoài kia, lấy đất ở đây làm chi. Mai mốt yên lành, tôi hát “đường về quê” là xong.”

Vậy là tôi mất chỗ đất. Mất trước khỏi mất sau. Tới 75, ông to bà lớn nào dám ở lại Việt Nam mà giành đất với Việt Cộng!

            Để dọa dân cho họ bỏ đi, tôi nói với mấy người dân Xóm Mới đang đứng quanh tôi:

            – “Mấy bác thấy không. Xóm biển ngoài nầy (Tôi chỉ phía cuối kinh Lỳnh Quỳnh) với cây ô môi bên kia, (Tôi quay lại chỉ cái cây cao bên kia kinh Rạch Giá – Hà Tiên) là đường giao liên của Việt Cộng. Mấy bác dựng xóm ở đây, cản ngay con đường giao liên của chúng nó. Bộ chúng nó để mấy bác yên sao? Đêm khuya tụi nó mò ra hốt hết. Mấy ông bị bắt ở Tà Keo đi không thấy về. Dân Bắc kỳ Di cư, bộ Việt Cộng nó thương lắm sao! Quốc Gia bảo vệ cái gì được!”

            Nghe vậy, dân Xóm Mới sợ Việt Cộng thiệt, mấy ngày sau bỏ đi hết. Đọc báo cáo của xã gởi lên, cho biết dân giành đất đã đi, lại còn kéo nhau về kinh Sáu Rọc Bà Ke đòi cha Uyển trả tiền lại, tôi gọi thiếu úy Kiệt báo cho biết và cười khoái chí. Bây giờ mới biết mình ngu.

            Mỗi người dân Xóm Mới về kiếm đất làm ruộng ở Tà Keo hay Đồn Giữa, đều phải đóng cho cha Uyển mỗi người ba chục ngàn. Tôi không rõ là tiền gì. Tôi cũng không rõ cha đã nhận được bao nhiêu tiền như thế, nhưng khi biết cha bị dân đòi tiền lại, tôi cũng khoái, không phải vì cha thu tiền bất hợp pháp, nhưng bởi giữa cha với tôi có “ân oán giang hồ”, khi tôi còn làm việc ở Kiên Tân.

            Hôm nhận sự vụ lệnh về làm việc ở Kiên Tân, đại tá LCV, “sư phụ” của tôi – (Nói cho thật thì ông cùng quê Quảng Trị với tôi, vả khi nghị sĩ HXT gọi điện thoại cho ông, gởi gắm tôi, ông lưu ý tới trường hợp tôi rất tận tâm). – dặn tôi:

            – “Kiên Tân hơi khó khăn! 27 ông cha, không có ông nào chịu ông nào. Ba giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, chống nhau cũng dữ. Chú đừng ham tiền, rán liệu mà làm việc cho khéo.”

            Bàn giao xong, tôi đi thăm những ông cha nổi tiếng ở đó. Nói chung, ông nào cũng tốt bụng, niềm nở khi tôi tới thăm. Người ta đồn thổi thì nhiều, nhưng thật ra, không đến nỗi như thế. Điều đáng nói là mấy ông cha, tuy không nói ra, nhưng vài ông không chịu nhau. Những người tới ăn tiệc ở nhà thờ cha Lộc, sẽ không  được niềm nở đón tiếp ở nhà thờ cha Uyển. Ngược lại, cũng vậy thôi.

            Sau khi tôi đến thăm cha Lộc ở kinh 1, hôm sau cha ra thăm. Thấy tôi mới về, nhà chưa có bàn ghế gì, cha bảo đệ tử đem ra cho tôi một cái bàn tròn, tám cái ghế (Hai vợ chồng và 6 đứa con) lại cho mấy chai rượu lễ. Hôm tôi đến thăm cha Uyển, cha cũng cho hai chai rượu lễ cầm về. Tôi thấy cha Lộc chân thật hơn, dễ mến hơn nên thường vào ra thăm, thậm chí, chủ nhật, tôi đem cả vợ con vào thăm cha và cho các con chơi đùa trong khu vườn của nhà thờ, khá rộng và đẹp.  Mục đích của tôi là để cho các con gần gủi với không khí tôn giáo. Phật, Chúa gì cũng được, miễn là phải có tôn giáo, đừng lông bông, không có tôn giáo làm sao có đạo đức? Còn tôn giáo thì “dao nào cũng là dao cả” (1)

Dĩ nhiên, cha Uyển không bằng lòng với cách giao thiệp của tôi với cha Lộc như thế. Đến thăm ông, ông bắt ngồi chờ lâu mới tiếp, có khi tránh không tiếp, có tiếp thì cũng chuyện trò một cách lạt lẽo, lơ là, khiến tôi bị chạm tự ái!

            Thế rồi tôi lại được lệnh điều tra vụ cha Uyển bị giáo dân của cha thưa ra tỉnh vì cha chiếm ruộng của họ.

            Sự việc đầu đuôi như thế nầy:

Ở kinh 6, cha cho xây dựng một “Đền Đức Mẹ” bên bờ kinh, ngay thuở ruộng của một giáo dân. Người nầy đồng ý với một điều kiện. Cha cấp cho ông ta một chỗ ruộng khác, bù vào chỗ đất ông bị cắt bớt để xây đền.

            Ruộng ở đây được dinh điền chia theo kinh, mỗi thửa bề ngang 30 mét, ngó ra kinh, bề dài tính sâu vào 1Km, tính chung là 3 mẫu. Lấy cớ xây đền Đức Mẹ, cha bắt mỗi thửa cắt sâu vào 30 mét. Ba chục mét kéo dài tới 6 Km, sau khi chia mấy chục mét vuông trả cho người nhượng đất xây đền, còn lại bao nhiêu cha ôm cả, tính ra là mấy chục mẫu.

Chủ ruộng, phần đông là con chiên của cha, không ai chịu. Vậy là họ hè nhau vác đơn đi thưa cha. Tôi được lệnh điều tra việc nầy, lấy lời khai tất cả những ai liên hệ, rồi trình ra tỉnh. Ai khai sao tôi ghi vậy. Căn cứ vào phúc trình của tôi, tỉnh trưởng, dù có muốn bênh vực cha, cũng không bênh được vì nếu bênh, nông dân sẽ tiếp tục thưa lên trên nữa. Kết quả, cha thua kiện, và tôi trở thành kẻ không được cha ưa, chưa rõ có ghét hay không!

            Thật ra, tôi thấy cha Uyển là người có công lớn với dân dinh điền. Cha là người mở trường trung học đầu tiên ở đây, trước khi có trường công lập, trước cả trường trung học Thái Hòa là trường lớn nhứt, của giáo xứ dinh điền. Cha đã đào tạo nhiều thế hệ thanh niên, sau nầy cũng có người đổ đạt cao trong các ngành y tế, giáo dục, hành chánh…  Trong quân đội, học trò cũ của cha đã lên tới sĩ quan cấp tá. Mặc dù cha mở trường tư, thâu học phí, nhưng tôi thấy điều đó là bình thường. Không lý vì đóng học phí mà không thấy công lao trong sự nghiệp giáo dục của cha ở địa phương. Có phải vì cha thấy mình có công lớn, nên trong nhiều trường hợp, cha đã đi quá xa. Cha lại nổi tiếng là người buôn cọc sắt – cọc sắt để giăng giây kẽm gai ở các đồn bót hay ấp chiến lược.

Sau nhiều năm làm ruộng cần cù, chăm chỉ, dân dinh điền lần hồi khá giả, bèn phá căn nhà tôn chính phủ cấp cho hồi dinh điền mới thành hình, xây nhà ngói, vách gạch. Nhà nào cũng đúc cột cho chắc chắn. Cột đúc bằng ximăng cọc sắt ấp chiến lược. Cha buôn cọc sắt đó bán lại cho dân chúng. Cọc sắt nầy từ bộ Chỉ huy 4 Tiếp vận tuồng ra, chở bằng xà lan, với “giấy đi đường” của cha Uyển như giấy đi đường chở xăng của cha Lộc vậy. Ai uống thuốc liều thì cứ vô!

            Tôi còn đụng với cha Uyển một vụ nữa, vụ nầy căng hơn.

            Chợ Kinh 8 chỉ là một cái chợ ấp (Ấp Kinh 8) nhưng khá đông. Riêng về thịt heo, chợ có những ba sạp. Dân ở đây, phần đông ưa ăn thịt heo hơn thịt bò. Họ cũng khoái thịt trâu, nhưng bây giờ không có trâu để làm thịt. Năm 1957, 58, khi dinh điền mới thành lập, tổng thống Ngô Đình Diệm nhập trâu Murat bên Ấn Độ về cho dân làm sức kéo: kéo cày, kéo bừa, v.v… Khoái ăn thịt trâu, dân dinh điền có người lén đập cho trâu què chân để xin xẻ thịt.

            Cha Uyển bảo xã Sa, xã trưởng Thạnh Đông, với trưởng ấp Kinh 8, – tôi không nhớ tên -, khi đấu thầu sạp thịt heo, dành cho một “con chiên đệ tử” của cha một sạp. Không hiểu mấy chả làm ăn lớ ngớ thế nào, “đệ tử ruột” của cha không trúng thầu. Người khác trúng, cũng là con chiên của cha, nhưng không phải là “đệ tử ruột”.

Cha giận lắm, nhưng không làm gì được. Xã trưởng Sa là người địa phương, kính trọng cha nhưng khi cha hỏi việc thầu sạp thịt heo, y đổ tội cho trưởng ấp Kinh 8.  Trưởng ấp Kinh 8 cũng là người địa phương, không có đạo, không phải tín đồ của cha, lại bướng. Cha gọi anh ta vào nhà thờ hỏi chuyện, từ chối, y bảo: “Bận dziệc, không có thì giờ.”

Bà “đệ tử ruột mất thầu” của cha mất ăn, nóng mặt, sáng chiều đi lễ nhà thờ ngang qua nhà anh Tống, – người trúng thầu -, cứ chưởi đổng: “Quân phản Chúa, chống cha”. Dần dà, anh Tống tức khí, chưởi lại. Bà “mất thầu” vào tỉ tê với cha, “tam sao thất bổn”, lại thêm thắt, khiến cha tức giận, gọi anh ta vào rầy. Anh nầy cũng thuộc loại bướng, “gần chùa gọi bụt bằng anh”, cãi lại cha rồi bỏ về.

Thế rồi “bà mất phần” càng chưởi tợn. Mỗi khi đi lễ ngang qua nhà, sáng chiều chưởi hai bận, chẳng lần nào quên “Chương trình phát thanh qua sông Bến Hải của Việt Cộng”. Một hôm, vợ anh Tống chưởi lại, bà “mất phần” lại vào “tâu” với cha, cha bèn cấm hai vợ chồng nầy đi lễ nhà thờ cha. Cấm thì hai vợ chồng anh chàng Tống nầy đi nhà thờ khác. Mỗi kinh một nhà thờ, thiếu gì nhà thờ để đi. Hai vợ chồng nầy cũng thuộc loại chơi thâm, thay vì đi nhà thờ cha Uyển, “anh chị” lại đi nhà thờ cha Lộc, “đối thủ” cha Uyển, khiến cha Uyển càng thêm “lộn ruột”.

            Môt hôm, vợ anh Tống và bà “mất phần” chưởi tay đôi. Dân Bắc Kỳ chưởi lộn hay không kém bất cứ người Việt Nam nào ở xứ nào khác, có khi lại còn xuất sắc hơn. Ban đầu lời chưởi còn thanh tao, sau thanh thành tục. Bao nhiêu cái dơ dáy trong cơ thể con người đều được đem ra đổ lên đầu đối thủ. Sơ bộ thì chỉ hai đối thủ trao qua đổi lại, sau đó đem “biếu” cho cha. Chị vợ anh Tống chưởi thẳng vào mặt “bà mất phần”: “Mày vào bảo cha Uyển ra đây mà ăn cái “n” tao.” – Chị Tống nầy nói ngọng giữa vần L và N.

            Ban đầu cha Uyển đứng ngoài cuộc “khẩu chiến”. Tới đây, dù muốn dù không, cha phải nhập cuộc. Cuộc “khẩu chiến ăn cái n. tao” xảy ra sáng chủ nhật, cha Uyển được báo cáo cấp kỳ nội dung trận địa. Thế là, chiều hôm đó cha ra lệnh cho đám trẻ “Hùng Tâm Dũng Chí” của cha, mỗi đứa hãy hùng dũng lấy năm bảy cục gạch, cục đá kéo nhau phố chợ, ném vào nhà anh chàng Tống. Trước sức tấn công dữ dội của đám trẻ ham vui, nghịch ngợm, ưa chuyện đánh đấm, vợ chồng anh chàng Tống trốn lui sau bếp.

            Tôi cùng vợ và các con đang ăn cháo lòng ở Kinh B thì được truyền tin gọi, báo cáo sự việc, cùng với lệnh ông quận trưởng Huỳnh Đầm Sắn bảo tôi xuống giữ gìn an ninh trật tự. Tôi vội vàng về nhà thay áo quần, kêu tài xế, đệ tử, cùng thượng sĩ Phạm Văn Thanh, trưởng ban tư pháp, xuống Kinh 8.

            Tôi bảo thượng sĩ Thanh ra ngay nhà anh chàng Tống, tìm cách bảo vệ cho vợ chồng anh ta. Tôi vào nhà thờ gặp cha Uyển. Bình thường cha Uyển đã lạt lẽo với tôi, huống chi bây giờ cha đang trên đà chiến thắng. Hỏi chuyện cha, cha chối, nói không biết gì về việc mấy đứa trẻ Hùng Tâm Dũng Chí của cha ném đá nhà anh Tống. Cha bảo: “Vợ chồng chúng nó là đứa “Phản Chúa chống cha” nên chúng nó trừng trị vợ chồng thằng Tống là đúng lắm. Cha đâu sai khiến gì chúng nó.”

            Tôi nói:

            – “Nếu cha bảo cha không liên hệ gì việc ném đá, tui sẽ bắt thằng nào cầm đầu để đưa ra tòa. Chúng nó không được phép làm như vậy.”

            Nói xong, tôi chào cha đi ra chỗ nhà anh Tống. Tôi nói với  thượng sĩ Thanh, nửa thật nửa đùa:

            – Bây giờ phải đưa vợ chồng “Người ruồi gây máu lửa” nầy ra khỏi Kinh 8 đã. Gọi thiếu úy Vây, – Thiếu úy Phạm Văn Vây, trưởng cuộc Cảnh Sát Thạnh Đông – cho người xuống canh chừng xóm nầy, giữ nhà cho vợ chồng thằng cha nầy.”

            Thượng sĩ Thanh hỏi:

            – “Mình bắt hai vợ chồng nầy?”

            – “Ậy! Để chúng nó thưa cho hay sao? Vợ chồng nó tội gì? Đã không có tội, lại nạn nhân của cha Uyển, mình giam chúng, không chừng biện lý lại bắt giam mình vì làm bậy.”

            Thượng sĩ Thanh lại hỏi:

            – “Đem về bộ chỉ huy, để họ ở đâu?”

            – “Chỉ cần đem ra khỏi đây! Mai biểu họ ra ban tư pháp của anh. Nếu họ muốn thưa cha Uyển thì họ cứ thưa.”

Xong, tôi dặn riêng thượng sĩ Thanh: “Anh biểu hai vợ chồng nó làm đơn thưa. Dựa vào đó, mình đánh tỉa dần dần, trước là lập biên bản đưa ra tòa bọn đứng đầu ném đá; sau căn cứ lời chúng nó khai, đưa cha ra tòa luôn.”

            Thượng sĩ Thanh cười:

            – “Làm vậy, coi chừng nổ lớn. Trước giờ ở đây, bất mãn mấy ông cha thì nhiều lắm, nhưng chưa ai đưa ông cha nào ra tòa cả.”

            – “Tùy cơ ứng biến. Nguyên tắc là mình phải bảo vệ luật pháp. Không ai được làm điều gì ngoài luật pháp.”

            Không ngờ cha Uyển “cao tay” hơn tôi. Vì câu tôi nói “bắt thằng nào cầm đầu đưa ra tòa” nên khi thượng sĩ Thanh chưa kịp đưa “vợ chồng anh chàng nhiễu sự” ra khỏi nhà thì đám Hùng Tâm Dũng Chí kéo nhau ra bao vây xe tôi lại. Lúc đó xe tôi đang đậu ngay trước nhà vợ chồng anh Tống.

            Trẻ con thì bao vây xe, cười nói. Người lớn thì xúm lại xem, la lối, bàn tán, còn hơn cái chợ. Lúc đó, tôi thì chỉ có một mình, tài xế, một anh chàng tà lọt, và thượng sĩ Thanh. Tôi còn nhớ một bà già nói:

            – “Cảnh sát ăn tiền thằng Tống nên bây giờ tới bênh nó.”

            Tôi giận lắm nhưng dặn bụng: “Nhu thắng cương. Đ.m. Để đó rồi biết.”

            Tôi bỏ xe đi bộ ra phía lộ, chỗ đó vắng. Trưởng ấp Kinh 8 lúc đó chuẩn bị đưa Nhân Dân Tự Vệ đi gác đêm, tới nói với tôi:

            – “Ông thầy để tui dộng cho tụi nó một quả lựu đạn cho thấy mẹ chúng nó luôn!”

            Tôi vội cản:

            – “Đừng, đừng. Ông làm vậy không nên. Có người chết, có máu chảy là to chuyện lắm. Để đó, từ từ tôi giải quyết.”

            Nửa giờ đồng hồ trôi qua, đám đông trẻ con vẫn bao vây xe tôi. Người càng lúc càng đông, nhất là khi giờ đi lễ tan. Không rõ trong khi giảng ở nhà thờ, cha Uyển có xúi giáo dân ra hợp lực với đám Hùng Tâm Dũng Chí bao vây xe tôi hay không!

            Thượng sĩ Thanh tìm tôi, hỏi:

            – “Bây giờ làm sao ông?”

            Tôi nói:

            – “Kệ họ, riết rồi họ cũng phải về ngủ chớ. Ai lì thì hơn!”

            – “Không được đâu! Có đứa thừa thắng, xông vào nhà tìm anh Tống. Sợ chúng nó xuống bếp, gặp vợ chồng anh ta, chúng nó hành hung.”

            – “Được rồi.” Tôi nói. “Anh dặn chứng thằng Khoái – (tài xế), coi đứa nào phá xe, mai tôi bắt về đòi bồi thường. (Tôi mới được cấp một chiếc Inter. Mark 2, mới toanh). Anh vô gặp cha Uyển, nhờ cha ra gọi bọn Hùng Tam Dũng Chí về.”

            Một chốc, cha Uyển ra chỗ xe tôi đang bị vây. Tôi biểu tài xế lấy một cái két bia bằng gỗ, để cha Uyển đứng lên đó, biểu con chiên của cha giải tán. Mọi người giản ra. Lợi dụng tình hình đó, tôi biểu thượng Thanh đưa vợ chồng anh chàng Tống lên xe, chạy ra quốc lộ, trong khi đó, tôi vẫn còn đứng nói chuyện với cha Uyển để cầm chân ông. Trước mắt tôi, cha Uyển không thể ra lệnh đám Hùng Tâm Dũng Chí bao vây xe tôi lại được, nên xe mới thoát đi.

            Khi xe ra tới lộ rồi, tôi gọi máy truyền tin ra lệnh cho tài xế Khoái lái xe về thẳng bộ chỉ huy. Tôi lội bộ về sau. Tôi vội vàng chào cha Uyển, ra về. Đây là điều bất ngờ đối với ông. Cha cứ tưởng xe phải chờ tôi để đưa tôi về, không ngờ tôi cho xe thoát đi trước, cha mất “con mồi”. Không lý cha dám biểu giáo dân và Hùng Tâm Dũng Chí bao vây tôi lại? Ra tới lộ, tôi với trung sĩ Tâm, tà-lọt, cuốc bộ về nhà. Được một lúc thì tài xế Khoái lái xe đến đón, sau khi đã đưa thượng sĩ Thanh và hai vợ chồng anh chàng Tống về tới nơi.

Sáng hôm sau, tôi phản công.

Sau khi đọc đơn thưa của anh chàng Tống và lời khai của anh ta. (Theo nguyên tắc phải chấp cung nguyên đơn trước), tôi căn cứ vào đó để làm “giấy mời”. Trước hết là hai tay “đầu sỏ” Hùng Tâm Dũng Chí, chỉ huy đám ném đá nhà anh chàng Tống. Khoảng trưa, thiếu úy Vây đến gặp tôi báo cáo:

- “Hai thằng chỉ huy trưởng biểu mời là hai thằng trốn quân dịch, làm sao chúng nó dám đến?”

- “Hai thằng nầy làm nghề gì?” Tôi hỏi.

- “Dạy ở trường cha Uyển.” Thiếu úy Vây trả lời.

Tôi cười nói:

- “Sao anh biết rõ tình trạng chúng nó mà anh không bắt?”

- “Đụng mấy ông cha, phiền lắm!” Thiếu úy Vây trả lời.

Một lúc thiếu úy Vây nói tiếp: “Nhiều cha mở trường dạy học trong kinh, giáo viên, giáo sư phần đông trốn quân dịch, mỗi trường mỗi ổ.”

Tôi nói với thiếu úy Vây, nghiêm trang:

- “Bây giờ tôi ra lệnh cho anh hành quân cảnh sát, tìm bắt hai thằng nầy, ở nhà nó, ở nhà bà con nó hay ngay cả tại trường cha Uyển. Phải lấy rõ lời khai là chúng nó đang dạy học tại trường cha Uyển để tôi truy tố cha về tội “Tán trợ bất phục tòng”. Nếu cần, anh biểu thượng sĩ Vũ – (Trưởng ban hành quân) làm lệnh, tôi ký. Tôi chịu trách nhiệm, anh chỉ là người thi hành.”

Sau đó, tôi nói với thượng sĩ Khiết, phó ban tư pháp:

- “Thiếu úy Vây mới ra trường, chưa có kinh nghiệm, anh phụ với thiếu úy Vây, làm sao lấy lời khai hai thằng dạy học bất hợp pháp ở trường cha Uyển.” Một lúc, tôi giải thích thêm:

- “Không có lời khai của nó, không truy tố cha Uyển được.”

Thượng sĩ Khiết – Hoàng Văn Khiết có bà con với vợ anh chàng Tống, nên tích cực đứng về phía phản công cha Uyển.

Hai anh huyh trưởng Hùng Tâm Dũng Chí bị thiếu úy Vây tóm cổ, dẫn về. Xem lời khai xong, chắc bụng, tôi vội cho giải ra tiểu khu ngay. Rút kinh nghiệm, đề phòng. Những người bị bắt, bất cứ tội gì, kể cả đào binh, trốn quân dịch hay tội hình sự, đều được một số các cha “xin giúp đỡ”. Có khi các cha ở trong kinh chỉ viết giấy cho người cầm ra, có khi các cha đích thân ra gặp tôi. Giải tội nhân đi rồi, vuột khỏi tầm tay, các cha có can thiệp, xin xỏ, thì tôi có cớ tránh né được.

Về việc hai anh chàng huynh trưởng Hùng Tâm Dũng Chí nầy, tôi không thấy cha Uyển can thiệp! Cha biết tôi phản công, trả thù vụ tôi bị bao vây tối qua hay cha chột dạ vì cha cho hai tên trốn quân dịch dạy học, cha biết như thế là phạm luật.

Sau đó là phiên các bà bị mời. Các ông không ai dính líu vô vụ nầy cả. Trước hết là “bà mất phần” rồi tới các bà đệ tử ruột cha Uyển. Mấy “bà già Bắc kỳ” nầy không ngán chuyện ra cò bót, nhưng vốn “thông minh nhiều chuyện” nên bà nọ khai ra bà kia, cả chục bà bị gọi lấy lời khai. Vốn nhà quê và thật thà, các bà khai hết những gì các bà nghe, biết, đám Hùng Tâm Dũng Chí nhận lệnh từ cha Uyển như thế nào. Có bà có con ném đá nhà anh chàng Tống, sợ con bị tội, mấy bà khai ra “Cha Uyển bảo chúng nó đấy, chúng nó phải vâng “nời”.

Ban tư pháp tập trung lấy lời khai mấy bà cho xong, để đúc kết đưa nội vụ ra tòa. Trong cung cách của mấy ông cảnh sát nhà ta, thường tỏ ra nghiêm khắc, khó dễ với những đối tượng mà họ không ưa. Tôi nghe thượng sĩ Khiết nạt to một bà:

            – “Bà không được phép ngồi như thế. Bỏ chân xuống!”

Bà ta ngồi kiểu mấy bà già nhà quê: Ngồi ghế đẩu một chân thòng xuống đất, một chân lên ghế. Bà ta bỏ chân xuống nhưng nguýt dài thượng sĩ Khiết một cái, thiếu đường đứt con mắt. Thật ra, theo thượng sĩ Khiết, bà nầy là “đối tượng xấu”. Từ khi lấy cung tới giờ, anh ta “nghiêm khắc” với bà ta nhiều lần. Có lẽ bà ta cũng không chịu thua.

Hôm sau, tôi nhân một tấm card của cha Uyển. Tấm card to bằng nửa trang giấy tập, viết như sau:

Bên góc trái (chữ in):

            Linh mục Nguyễn Thượng Uyển,

            Chánh xứ Kinh Tám.

            Hiệu trưởng trường Trung Học Kinh Sáu.

            Ở giữa, cha viết tay:

                                                            Gởi ông chỉ huy trưởng,

                                     Yêu cầu ông đổi cảnh sát Khiết đi nơi khác.

                                                Ký tên: Nguyễn Thượng Uyển

            Cầm tấm card, đưa cho thiếu úy Rớt, chỉ huy phó, tôi nói:

            “Thiệt mấy ông cha nầy tưởng họ là ông gì đây. Tự nhiên ra lệnh cho cơ quan chính quyền thuyên chuyển nhân viên. Kỳ không?”

            Đọc xong tấm card, thiếu úy Rớt nói:

            – “Tui dân Rạch Giá, kinh nghiệm việc nầy hơn ông. Họ yêu cầu mà mình không làm là mệt đó!”

            Tôi cải:

            – “Làm sao được! Thuyên chuyển nhân viên phải có lý do chính đang chớ! Đưa người ta đi bậy, người ta thưa ngược lại được đấy. Trước hết là mình phải bênh vực nhân viên mình đã.”

            Thiếu úy Rớt góp ý:

            – “Ông không thuyên chuyển đi, mấy ông cha nầy thưa lên trên nữa, thưa tới cả bộ tư lệnh. Ở trên đó, nghe thưa là thuyên chuyển mình đi trước để trấn an dư luận cái đã. Điều tra sau. Tới đó thì “Chờ má, má đã sưng.”  Không ai dám bênh vực mình, mình thua trăm phần trăm.”

            – “Tôi làm như vầy.” Tôi nói với thiếu úy Rớt: “Tôi giao tấm card nầy cho ban An Ninh Cảnh Lực, ra lệnh cho thượng sĩ Chi trưởng ban, điều tra xem thử thượng sĩ Khiết có lỗi gì. Nếu có lỗi, tôi thuyên chuyển. Nếu ông Chi trình là không có lỗi chi hết, tôi cất hồ sơ. Mai mốt trung ương hay giám sát viện có điều tra, tôi lôi hồ sơ đó ra cho họ xem. Thế là xong.”

            Thiếu úy Rớt đồng ý.

            Tuy nhiên, tôi dặn thượng sĩ Chi:

            – “Điều tra vụ nầy, ông đừng mời cha Uyển tới đây làm gì!  Tôi đang chặt tay chặt chân của ổng. Anh xuống gặp ông, hỏi ông khiếu nại thượng sĩ Khiết việc gì, ghi cho rõ, để làm bằng chứng về sau.”

            Hôm đó, thượng sĩ Chi đi gặp cha Uyển về, cười cười nói với tôi:

            – “Ông hơi ngán rồi. Hỏi thưa chuyện gì, ông nói không thưa gì nữa cả. Bảo tôi cho qua đi.”

            “Ba hồi thưa, ba hồi không. Này, ông có lấy lời khai của cha không? Không có lờì bãi nại, mai mốt lại thưa tại sao không giải quyết việc ông ta thưa. Mệt lắm.”

            – “Xong rồi, tôi “thủ” hồ sơ xong rồi. Ông đọc xong, tôi cất để đề phòng như ông dặn.”

            Người cuối cùng được mời là cha Uyển. Tôi đích thân ra tận cổng đón ông vào khi nghe báo cáo ông đến. Tôi mời vào văn phòng tôi. Tôi hỏi chuyện, cha Uyển trả lời. Thượng sĩ Thanh ngồi ghi bên cạnh, được trang nào cho đánh máy trang đó. Kết thúc buổi nói chuyện, thượng sĩ Thanh chìa bàn đánh máy xin cha ký tên. Ông hơi ngần ngại nhưng rồi cũng ký. Cha ra về là tôi đúc kết hồ sơ nội vụ trình tòa.

            Tuần sau, nhận lệnh tòa, cha Uyển đến tôi yêu cầu hủy bỏ vụ nầy đi. Tôi nói: “Thật ra, tôi muốn giàn xếp ngay từ đầu. Cha gọi vợ chồng ông Tống tới, phân giải hơn thiệt, phải trái là xong. Nhưng tôi không thấy cha nói gì. Có lẽ cha đang giận họ. Tôi không để nội vụ lâu được, đành phải trình tòa. Việc bây giờ là của tòa án, tôi không làm gì được.”

            Cha Uyển nói gần như trách: “Tôi không có gì sai, nhưng một linh mục bị đưa ra tòa là có hại cho uy tín của một ông cha. Cha bề trên cũng không muốn. Anh có biết vậy không?”

            Tôi nghĩ thầm trong lòng: Biết chớ. Biết quá, nhưng tôi cũng có tự ái khi bị cha cho Hùng Tâm Dũng Chí ra bao vây xe, làm nhục tôi vậy.

            Chuyện tưởng vậy là đã qua, không ngờ lại gặp cha Uyển một lần nữa, tại chỗ giành đất gần Đồn Giữa. Cha lại thua tôi một keo nữa.

Thật ra, nghĩ cho kỹ, tôi là kẻ dại, mới là người thua. Nếu tôi giúp cha cho dân Xóm Mới lập ấp, lập vườn, làm ruộng ở đây, có phải là tôi sẽ bớt sợ khi lái xe qua đoạn đường nầy với thiếu úy Kiệt và tà lọt như tôi kể ở đầu bài hay không?! Trần Tế Xương bảo: “Khôn nơi cờ bạc là khôn dại”. Đời nầy, nói cho đúng là một cuộc cờ. Tôi là kẻ khôn mà chính thật là kẻ dại.

            Nói như thế là tôi nói thật. Câu chuyện về mối sợ Việt Cộng phục kích từ đó đến giờ vẫn ám ảnh tôi, nhất là mấy năm trong trại tù cải tạo. Ở đời, đúng hay sai, phải hay trái chỉ có ý nghĩa tương đối. Trong trại tù cải tạo, khi cán bộ Việt Cộng giảng giải rằng chủ nghĩa Mác là tuyệt đối đúng, là chân lý, tôi thường nhớ câu Pascal nói: “Bên nầy Pyrénée là chân lý, bên kia thì ngược lại.” Tôi thường nói câu nầy với bạn tù để phản bác luận điệu Việt Cộng. Việt Cộng rất cực đoan, tin tưởng, theo đuổi, trung thành với chủ nghĩa Cộng Sản.

            Tôi không nghĩ rằng những việc cha Uyển làm là đúng, việc tôi làm là sai. Nhưng suy cho cùng, trong thâm tâm, ngoài cái chân lý, lẽ phải mà mình bênh vực, không có một chút nào đố kỵ, ghét bỏ và định kiến hay sao? Nếu thế thì cái đúng, cái sai trở thành tương đối mất rồi, là hai bên dãy núi Pyréneé như Pascal nói mất rồi.

            Ít lâu sau vụ cha Uyển xảy ra, tôi đi họp ở tỉnh và được cho biết vùng “rừng cấm” ở xã Tín Đạo, xã Đức Phương sẽ làm nơi cho đồng bào Quảng Trị – quê hương tôi – chạy nạn từ 1972 vào định cư, lập nghiệp. Chính quyền đang qui hoạch. Được tin đó, tôi vui lắm! Tôi bàn với vợ tôi hãy chuẩn bị tham gia những công việc xã hội để giúp đỡ đồng hương mới vào.

            Việc đưa đồng bào Quảng Trị vào định cư ở Miền Tây Nam Bộ từng là đề nghị của Quốc Vụ Khanh Phát Triển Kinh Tế Hậu Chiến sau khi vùng quận Trung Lương (dọc theo bờ nam vĩ tuyến 17) bị bạch hóa để thiết lập hàng rào điện tử Mc Namara hồi năm 1965.

            Đề nghị hồi ấy của phủ quốc Vụ Khanh bị mấy ông Nam Kỳ Quốc chống đối kịch liệt. Họ không đồng ý cho đồng bào Quảng Trị vào lập nghiệp ở đây với lý do “Đất miền Nam của người miền Nam.” Khi phủ QVK phản bác, đất ấy còn trống thì được mấy ông Nam Kỳ Quốc trả lời rằng bây giờ còn trống nhưng sau nầy con cháu người miền Nam lớn lên mới có đất cày. Do đó, đồng bào quận Trung Lương, thay vì được định cư ở miền Tây thì lại được định cư ở Cam Lộ, Cam Ranh và Bình Giã.

            Tôi không về Saigon nên không được biết rõ tại sao mấy ông Nam Kỳ Quốc bây giờ không chống đối như trước kia nữa. Có phải vì chính sách “Người Cày Có Ruông” của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu hay chương trình định cư mới nầy được thiết lập do phó thủ tướng Phan Quang Đán, đặc trách chương trình “Khẩn hoang Lập Ấp.” Người ta ngán ai mà không chống đối nữa? Không chắc họ ngán tổng thống hay phó thủ tướng mà ngán vì các chương trình nầy được Mỹ hỗ trợ tích cực chăng?

            Dù gì, nếu đồng bào quê hương tôi vào đây, tôi vui hơn, yên tâm hơn, không còn sợ Việt Cọng khi đi ngang những vùng lau sậy um tùm như thế nầy.

            Công việc định cư mới ấy, chưa hình thành thì miền Nam “sâp tiệm” – “Sập tiệm” là tiếng lóng, anh em tù cải tạo chúng tôi thường gọi đùa mỗi khi nói tới việc miền Nam sụp đổ ngày 30 tháng Tư 1975.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm