Kinh Khổ

Câu chuyện về bức tường Berlin của mình

Thực ra là chẳng có câu chuyện nào cả. Mình từng thấy nó khi lần đầu đến Berlin, thế thôi. Rồi cũng đinh ninh huyền thoại, n

Đỗ Quang Nghĩa
/ FB Đỗ Quang Nghĩa

Thực ra là chẳng có câu chuyện nào cả. Mình từng thấy nó khi lần đầu đến Berlin, thế thôi. Rồi cũng đinh ninh huyền thoại, như đa số người Việt Nam khác, rằng nó được xây trong một đêm.

Mình thực ra không có câu chuyện về bức tường.

Hồi ấy nó đứng đó không đầu, không cuối, nhưng dường như hở ra một khoảng có lính canh phòng, có barie, nghĩa là cũng không thể vượt qua, ở chỗ cổng thành Brandenburg. Bây giờ suy luận lại, trên cơ sở đi lại chỗ đó nhiều lần, thì bức tường cũng không hở ra chỗ ấy, mà là barie phía Đông Berlin khá xa bức tường, nên có một khoảng trống rộng rãi để đặt những cặp mắt tò mò và trống rỗng, và để chụp ảnh, và để chứng tỏ là mình đã đến Berlin. Đến Cộng hòa Dân chủ Đức, đến tủ kính của chủ nghĩa xã hội, mơ ước không lời của ít ra, nhiều triệu người Việt.

Mình thực ra không có câu chuyện về bức tường.

Sau 1975, trước khi sang CHDC Đức mình có đọc, trong nhà một người bạn học phổ thông nay đã chết, trên một tạp chí nào đó của miền Nam trước 1975 về cuộc phong tỏa Tây Berlin sau chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng đến khi nhìn thấy bức tường, lạnh lẽo và ảm đạm, vô hồn, chạy dài trên phố, mình vẫn không có cảm xúc nào rõ rệt cả.

Ừ, không có câu chuyện về bức tường.

Không biết, không quan tâm, rằng khi mình đến đó, đứng trước nó, đã có hàng trăm người chết vì nó, vì muốn vượt qua, từ bên này, sang bên kia, đến với thế giới tự do bên ấy.

Cái khoảng trống, khoảng hở ở cổng thành Brandenburger Tor chắc là không có, vì nếu có thì chắc mình đã nhìn thấy tượng đài chiến thắng dát vàng, nhìn thấy con đường cũng trồng toàn cây đoạn chạy qua công viên lớn bây giờ mới biết tên là Tiergarten.

Không biết, rằng bức tường có hai lớp, đi giữa là người lính và sĩ quan, những người sẵn sàng nhả đạn, nhưng sau này sẽ không ai nhận là người ra cái lệnh nhả đạn ấy; là chó, là mìn, là dây thép gai, là những đoạn đường ray xe lửa cưa ngắn hơn 1 mét, bắt chéo nhau như hình chữ X để chống tăng. Không biết, rằng cái hình ống tròn tròn, đắp trên bức tường là để cho tay người trèo tường không bám được vào tường.

Mình có đứng, cùng bạn học, ở một ga S-Bahn nào đó, chắc là gần Warschauer Straße, hoặc chính là ga ấy, để nhìn sang Tây Berlin, thấy gì ư? những ngôi nhà cao tầng, 12, 14 gì đó, liên hoàn, liên tiếp nhau, thấy bảo của người Pháp xây cho lính của họ.

Mình có lên, cùng bạn học, quả cầu vĩ đại của tháp vô tuyến truyền hình Đông Berlin, để chờ nó quay mà nhìn sang Tây Berlin. Cũng chẳng thấy gì rõ ràng. Thấy gì rõ ràng mới được cơ chứ? Mà có thấy thì nó có gửi cho mình được thông điệp gì không? Bây giờ thì mình biết câu chuyện cười của người Đông Đức, rằng nếu tháp vô tuyến đó, cái tháp mà mình cho là đẹp nhất thế giới, đổ, thì cái cầu thang máy của nó có thể đưa người ta thẳng sang Tây Berlin. Ôi ước mơ không thể thỏa mãn của con người. Mình cũng không biết một chuyện cười khác, rằng nếu đem cái bê tông dựng bức tường mà làm đường ô tô cao tốc, thì nó chạy một mạch Berlin - Rostock, thành phố bên bờ biển Đông của Đức, cách Berlin 200km.

Mình không có cảm xúc như của Reagan, tổng thống Mỹ, khi nói với Gorbachow, tổng thư ký Đảng cộng sản Liên xô, tháng 6 năm 1987: "Ông Gorbachow, ông hãy giật đổ bức tường này đi", hưm, hồi đó kể cả người Đức cũng còn cười mũi trước câu nói của cựu diễn viên Hollywood.

Mình cũng không có cảm xúc của tổng thống Mỹ Kennedy, như trong diễn văn của ông trước nhà hội đồng Schöneberg tháng 6 năm 1963, bằng tiếng Đức: "ich bin ein Berliner" - tôi là một người Berlin. Câu ấy, cho đến khi mình đến trước bức tường, khoảng 17 năm sau đó, vẫn còn ngân nga trong lòng người Đức và chắc là còn ngân nga không biết đến bao giờ.

Mình không có câu chuyện về bức tường, mình không thực sự cảm thấy đấy là bức tường ô nhục, mình lãnh cảm trước nó, mình được tẩy não khá kỹ trước nó, để không cảm thấy nó trái tự nhiên, nó chướng tai gai mắt, nó quái đản, nó là bằng chứng sống về sự bất lực của chủ nghĩa xã hội trước chủ nghĩa tư bản.

Như thế có nghĩa là công trình đào tạo, tuyên truyền chính trị của Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ Đức đã thành công. Sự lãnh cảm trước những phi lý hiển nhiên, trí óc mất khả năng phân tích, phê phán, độc lập, nghĩa là trí óc mất khả năng lý trí, ít nhất về những vấn đề chính trị là cái người ta cần ở mình.

Tôi không có câu chuyện về bức tường, không rung động, không phẫn nộ trước nó, bạn bảo sao?

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Câu chuyện về bức tường Berlin của mình

Thực ra là chẳng có câu chuyện nào cả. Mình từng thấy nó khi lần đầu đến Berlin, thế thôi. Rồi cũng đinh ninh huyền thoại, n

Đỗ Quang Nghĩa
/ FB Đỗ Quang Nghĩa

Thực ra là chẳng có câu chuyện nào cả. Mình từng thấy nó khi lần đầu đến Berlin, thế thôi. Rồi cũng đinh ninh huyền thoại, như đa số người Việt Nam khác, rằng nó được xây trong một đêm.

Mình thực ra không có câu chuyện về bức tường.

Hồi ấy nó đứng đó không đầu, không cuối, nhưng dường như hở ra một khoảng có lính canh phòng, có barie, nghĩa là cũng không thể vượt qua, ở chỗ cổng thành Brandenburg. Bây giờ suy luận lại, trên cơ sở đi lại chỗ đó nhiều lần, thì bức tường cũng không hở ra chỗ ấy, mà là barie phía Đông Berlin khá xa bức tường, nên có một khoảng trống rộng rãi để đặt những cặp mắt tò mò và trống rỗng, và để chụp ảnh, và để chứng tỏ là mình đã đến Berlin. Đến Cộng hòa Dân chủ Đức, đến tủ kính của chủ nghĩa xã hội, mơ ước không lời của ít ra, nhiều triệu người Việt.

Mình thực ra không có câu chuyện về bức tường.

Sau 1975, trước khi sang CHDC Đức mình có đọc, trong nhà một người bạn học phổ thông nay đã chết, trên một tạp chí nào đó của miền Nam trước 1975 về cuộc phong tỏa Tây Berlin sau chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng đến khi nhìn thấy bức tường, lạnh lẽo và ảm đạm, vô hồn, chạy dài trên phố, mình vẫn không có cảm xúc nào rõ rệt cả.

Ừ, không có câu chuyện về bức tường.

Không biết, không quan tâm, rằng khi mình đến đó, đứng trước nó, đã có hàng trăm người chết vì nó, vì muốn vượt qua, từ bên này, sang bên kia, đến với thế giới tự do bên ấy.

Cái khoảng trống, khoảng hở ở cổng thành Brandenburger Tor chắc là không có, vì nếu có thì chắc mình đã nhìn thấy tượng đài chiến thắng dát vàng, nhìn thấy con đường cũng trồng toàn cây đoạn chạy qua công viên lớn bây giờ mới biết tên là Tiergarten.

Không biết, rằng bức tường có hai lớp, đi giữa là người lính và sĩ quan, những người sẵn sàng nhả đạn, nhưng sau này sẽ không ai nhận là người ra cái lệnh nhả đạn ấy; là chó, là mìn, là dây thép gai, là những đoạn đường ray xe lửa cưa ngắn hơn 1 mét, bắt chéo nhau như hình chữ X để chống tăng. Không biết, rằng cái hình ống tròn tròn, đắp trên bức tường là để cho tay người trèo tường không bám được vào tường.

Mình có đứng, cùng bạn học, ở một ga S-Bahn nào đó, chắc là gần Warschauer Straße, hoặc chính là ga ấy, để nhìn sang Tây Berlin, thấy gì ư? những ngôi nhà cao tầng, 12, 14 gì đó, liên hoàn, liên tiếp nhau, thấy bảo của người Pháp xây cho lính của họ.

Mình có lên, cùng bạn học, quả cầu vĩ đại của tháp vô tuyến truyền hình Đông Berlin, để chờ nó quay mà nhìn sang Tây Berlin. Cũng chẳng thấy gì rõ ràng. Thấy gì rõ ràng mới được cơ chứ? Mà có thấy thì nó có gửi cho mình được thông điệp gì không? Bây giờ thì mình biết câu chuyện cười của người Đông Đức, rằng nếu tháp vô tuyến đó, cái tháp mà mình cho là đẹp nhất thế giới, đổ, thì cái cầu thang máy của nó có thể đưa người ta thẳng sang Tây Berlin. Ôi ước mơ không thể thỏa mãn của con người. Mình cũng không biết một chuyện cười khác, rằng nếu đem cái bê tông dựng bức tường mà làm đường ô tô cao tốc, thì nó chạy một mạch Berlin - Rostock, thành phố bên bờ biển Đông của Đức, cách Berlin 200km.

Mình không có cảm xúc như của Reagan, tổng thống Mỹ, khi nói với Gorbachow, tổng thư ký Đảng cộng sản Liên xô, tháng 6 năm 1987: "Ông Gorbachow, ông hãy giật đổ bức tường này đi", hưm, hồi đó kể cả người Đức cũng còn cười mũi trước câu nói của cựu diễn viên Hollywood.

Mình cũng không có cảm xúc của tổng thống Mỹ Kennedy, như trong diễn văn của ông trước nhà hội đồng Schöneberg tháng 6 năm 1963, bằng tiếng Đức: "ich bin ein Berliner" - tôi là một người Berlin. Câu ấy, cho đến khi mình đến trước bức tường, khoảng 17 năm sau đó, vẫn còn ngân nga trong lòng người Đức và chắc là còn ngân nga không biết đến bao giờ.

Mình không có câu chuyện về bức tường, mình không thực sự cảm thấy đấy là bức tường ô nhục, mình lãnh cảm trước nó, mình được tẩy não khá kỹ trước nó, để không cảm thấy nó trái tự nhiên, nó chướng tai gai mắt, nó quái đản, nó là bằng chứng sống về sự bất lực của chủ nghĩa xã hội trước chủ nghĩa tư bản.

Như thế có nghĩa là công trình đào tạo, tuyên truyền chính trị của Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ Đức đã thành công. Sự lãnh cảm trước những phi lý hiển nhiên, trí óc mất khả năng phân tích, phê phán, độc lập, nghĩa là trí óc mất khả năng lý trí, ít nhất về những vấn đề chính trị là cái người ta cần ở mình.

Tôi không có câu chuyện về bức tường, không rung động, không phẫn nộ trước nó, bạn bảo sao?

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm