Truyện Ngắn & Phóng Sự

Câu chuyện tình Di Trú: Hoàn Cảnh Chia Ly Của Madina và Zunu

Anh ghi thẻ lên máy bay, và chị Salaty theo anh bén gót. Một giờ sau, Ba mươi phút sau, và Hai mươi phút sau. Cuối cùng anh nói với chị: “Đến giờ anh phải đi.”

Anh ghi thẻ lên máy bay, và chị Salaty theo anh bén gót. Một giờ sau, Ba mươi phút sau, và Hai mươi phút sau. Cuối cùng anh nói với chị: “Đến giờ anh phải đi.”. Chị lấy chiếc máy ảnh ra. Anh nói với chị: “Hãy nhìn anh đi.”. Chị bỏ chiếc máy ảnh xuống.Trong một khoảnh khắc trống không, không ai để ý, anh gục đầu lên vai chị, nói thật nhỏ: “Chúng ta sẽ vượt qua được mọi trở ngại. Mọi việc rồi sẽ êm đẹp.” Anh muốn em nghĩ như vậy.

 

Cali Today News - Madina và Zunu yêu nhau. Zunu nói thật với người yêu anh sống ở Mỹ không có giấy tờ hợp lệ. Madina nói với với anh rằng chuyện đó không quan trọng. Chị đã lầm. Nhà chức trách quyết định trục xuất anh Zunu về nước.
 
Mỗi giây phút còn lại đối với Madina đều là những giây phút qúi giá, cần được lưu giữ làm kỷ niệm. Vì vậy chị Madina Salaty, 45 tuổi, lấy chiếc cell phone của chị ra bấm nút “Record” để ghi lại kỷ niệm của hai người. Chị nói vào máy thu hình: “Chỉ còn bốn ngày nữa.”. Tay chị hơi run, nên hình ảnh bị rung, trong lúc chồng chị dẫn con chó Bear đứng dậy, sửa soạn đi ra ngoài. Con chó và anh đi ngang qua những bức hình trên tường, hình đám cưới của hai người năm 2011, hình lá cờ trường đại học University of Kansas treo trước cửa nhà, và những cụm hoa tím hai vợ chồng cùng nhau trồng ở góc vườn. Anh dẫn con chó đi ra lề đường rộng, xuống phố Lawrence.
 
Chị Salaty nói lời thuyết minh: “Chúng tôi cùng nhau đi bộ ngoài trời.”, trong lúc chị hướng máy thu hình về phía người chồng, anh Zunu Zunaid 37 tuổi.
 
Anh quay về hướng chị và nói: “Hi, baby”.
 
Chị cũng nói vào trong máy : “Hi, baby.”.
 
Trong năm tháng vừa qua, chị đã sưu tầm, tích lũy tất cả tài liệu về đời sống của anh chị, những lúc hạnh phúc bên nhau, cũng như những giây phút lo âu, như lần đầu tiên nhân viên sở di trú đến khám nhà hai người. Ngày họ tống đạt lệnh trục xuất anh Zunaid, và lần cuối cùng anh ăn món kem Mỹ, xem chương trình thi đấu bóng rổ. Bây giờ chỉ còn bốn ngày nữa anh sẽ bị trục xuất về Bangladesh. Sự kiện này không những chỉ làm đảo lộn cuộc sống của anh Zunu, mà còn của chị nữa. Anh Zunaid bị cưỡng bách phải rời khỏi Hoa Kỳ sau 20 năm sống ở đất nước này, và vợ của anh, một công dân Mỹ, bị cưỡng bách phải xa lìa người chồng.
 
Chính sự chia cắt vợ chồng là trọng tâm của những cố gắng muốn cải tổ luật di trú ở Hoa Kỳ. Hiện nay hàng năm có khoảng hơn 100,000 công dân Mỹ bị mất người phối ngẫu, hay cha mẹ, vì lệnh trục xuất. Tổng Thống Obama yêu cầu Bộ An Ninh Nội Chính cứu xét lại vấn đề nhân đạo trong thủ tục trục xuất. Vào thời điểm khi gần 25% di dân không giấy tờ bị trục xuất là những người có con em, hay người hôn phối là công dân Mỹ, chính phủ phải làm một chọn lựa: Trục xuất những di dân không có giấy tờ hợp lệ, và vi phạm luật, hay bảo vệ những những công dân nhận sự chu cấp của những di dân bất hợp lệ?.
 
Tay vẫn cầm máy, tiếp tục thu hình. Chị Salaty nói: “Khi anh đi rồi, em sẽ xem cuốn phim video này, và tưởng tượng như em đang đi bộ với anh. Em sẽ nhớ anh nhiều lắm.”.
 
Anh Zunaid dặn dò chị: “Em phải can đảm lên. Vững lòng chờ đợi anh.”.
 
Chị trả lời: “Em sẽ cố can đảm, vững tin.”.
 
Năm 1994, Zunaid sang học ngành Kỹ Sư Dầu Hoả ở Kansas với chiếu khán sinh viên. Khi chiếu khán hết hạn, anh ở lại Hoa Kỳ, không có giấy tờ hợp pháp trong 15 năm. Anh đi làm kiếm khá lương, một năm $60,000 trong chức vụ manager một cửa hàng Best Buy. Năm 2009, anh bị giấy phạt DUI, Say Rượu Lái Xe, từ đó, người ta làm thủ tục trục xuất anh về nước. Bây giờ anh phải đi học lại tiếng Bengal, và chuẩn bị chủng ngừa những chứng bệnh của các nước thuộc Thế Giới Thứ Ba (Chậm tiến, nghèo nàn, lạc hậu), và đi tìm nơi cư trú ở Dhaka cùng với những người bà con anh chưa hề nói chuyện từ mấy chục năm qua. 
 
Điều khiến anh Zunu lo âu hơn cả là vợ anh, chị Salaty, một giáo viên dạy lớp đồng ấu. Gần đây bác sĩ chẩn đoán chị bị bệnh mất ngủ và lo âu trầm trọng. Chi phải đi gặp chuyên gia về tâm lý trị liệu, và bắt đầu phải dùng thuốc chữa bệnh lo âu và trầm cảm. Cả hai loại thuốc này lại không chữa được chứng dị ứng trên da bàn tay, và cánh tay của chị. Chị tìm cách thư dãn qua các lớp dạy thở theo phương pháp yoga. Máy móc chị thích sử dụng nhất là thu hình video bằng điện thoại cell phone. Hiện chị đang thu hình ảnh chồng chị dẫn chó đi chơi.
 
SALATY BẮT ĐẦU GOM GÓP BẰNG CHỨNG về cuộc sống của hai vợ chồng kể từ vài tháng nay, theo lời đề nghị của chuyên gia tâm lý trị liệu. Vào cuối năm 2013, khi nhân viên sở di trú thông báo việc trục xuất anh Zunu là chắc chắn, không thể thay đổi được. Tình cờ chị gặp anh Zunu tại một họp đêm chị thường lui tới.
 
Anh có dáng cao ráo, khá đẹp trai, dễ làm quen. Đối với ai anh cũng gọi bằng danh từ thân quen: “buddy” (bạn hiền). Chị Salaty thuộc loại quảng giao, nói nhiều, hay vỗ lên vai anh mỗi khi muốn nhấn mạnh về điều gì. Anh nói với chị rằng anh đang sống ở Mỹ không có giấy tờ hợp lệ, và có thể bị trục xuất về nước. Nhưng chị cả quyết nói với anh điều đó không quan trọng: “Mình có thể giải quyết được vấn đề, đừng lo.”. Chị làm anh kinh ngạc khi chị mặc bộ “sari” (sà rông) cổ truyền của người Bengal, và xâm hình trên trán trong ngày đám cưới. Chị giúp anh bỏ hút thuốc, và anh đến nhà mẹ chị để cắt cỏ, làm vườn giúp bà cụ. Hai người đi xem bóng đá, và lái xe đi chơi sang tận Texas. Hai vợ chồng đang có ý định nhận một đứa con nuôi khi họ biết tin lời thỉnh nguyện xin ở lại Mỹ của anh bị từ chối. Hoàn cảnh của anh không được coi là trường hợp gặp “khó khăn nghiêm trọng”, bởi vì anh đã ký tên vào lệnh trục xuất, không có con nhỏ, và vi phạm luật với giấy phạt Lái Xe Trong Lúc Say Rượu (DUI). Cuộc sống của họ tính từng ngày. Hạn chót là ngày 17 tháng Năm, anh phải về Bangladesh.
 
Trong một trang nhật ký viết hồi tháng Hai, chị Salaty ghi: “Khóc hoài, khó thở, hoảng sợ.”
 
Ngày hôm sau chị viết tiếp: “Tôi cảm thấy lo lắng như có một cái nón sắt chật cứng chụp lên đầu. Tôi cảm thấy căng thẳng, mắt khô căng, răng tôi nghiến vào nhau.”
 
Chị đem trường hợp của anh Zunaid đi hỏi năm luật sư, tốn gần $10,000 đô la lệ phí. Rút cục, tất cả đều nói rằng không còn phương cách nào để cứu anh Zunaid được. Từ năm 1996, luật mới ghi rõ rằng thành hôn với người có quốc tịch Mỹ không thể xoá bỏ được vi phạm về luật di trú. Chị tìm cách liên lạc với vị dân biểu ở điạ phương, đi tham dự các phiên họp của những người tranh đấu cho di dân, và cả các tổ chức vận động hành lang. Thậm chí chị còn đem vấn đề ra hỏi cả người chị mới quen ở của hàng tạp hoá. Chị nhờ nhiều người gửi emails cho các chính khách xin họ giúp. Anh Zunaid thấy chị làm quá, anh phải năn nỉ chị đừng đi cầu cạnh, làm phiền người khác.
 
Anh nói: “Em hãy để yên cho người khác sống. Đừng làm phiền họ nữa.”. Khi chỉ còn hai ngày nữa, anh phải về nước, anh nói với chị: “Em làm quá, giống như người điên. Em làm anh lo. Anh muốn khi anh ra đi, em ở tình trạng sức khoẻ tốt.”.
 
Chị trả lời anh: “Nhưng anh là chồng của em. Em không thể để tình trạng xảy ra như vậy được.”.
 
Chị bỏ mặc anh ngồi ngoài phòng khách xem chương trình bóng rổ, đi vào phòng làm việc, đăng nhập internet, ký tên tham gia tổ chức ủng hộ những người di dân không giấy tờ. Chị đã vào trang mạng này rất nhiều lần. Chị đọc được nhiều câu hỏi về trường hợp những người có vợ hay chồng bị trục xuất về nước, người còn ở lại sẽ phải đối phó ra sao khi thu nhập lợi tức của gia đình mất đi một nửa. Làm cách nào để trả nợ ngân hàng tiền mua nhà, có cơ quan nào giúp về tem phiếu thực phẩm, hay phúc lợi xã hội hay không?.
 
Lần này, chị muốn hỏi ý kiến về trường hợp của anh Zunaid bị trục xuất về nước. Chính phủ cho anh một trong hai chọn lựa: Hoặc anh sẽ ngồi tù trong nhà giam của sở di trú, chờ lấy chuyến máy bay về xứ, hay anh có thể ngồi chơi ở nhà, nhưng chân phải đeo máy theo dõi sự đi lại của anh, và trả tiền vé máy bay hồi hương. Anh chọn gỉải pháp thứ hai, anh rút tiền để dành trong qũi hưu bổng IRA, trả tiền vé máy bay $1,072 để đổi lại anh được ở nhà với vợ thêm vài ngày. Chị Salaty có trách nhiệm lo việc mua vé máy bay một chiều đưa anh ra khỏi Kansas City vào ngày 17 tháng Năm.
 
Chị viết mẩu tin hỏi thăm nhóm hỗ trợ di dân không giấy tờ: “Có ai trong qúi vị từng phải lái xe đưa chồng mình ra phi trường lên máy bay về nước hay không?”. Trong một nước như Hoa Kỳ có đến một triệu gia đình bị chia cách vì lệnh trục xuất, và ngay lập tức, một câu trả lời được gửi đến chị.
 
Một phụ nữ viết: “Tôi ngất xỉu khi anh âý bước khỏi hàng rào an ninh. Chuyện xảy ra hồi năm 2005.”.
 
“Tôi thường gọi đó là tình trạng chôn chồng yên nghỉ/đầy nước mắt bởi vì trông thấy chồng mình ra đi là cả một ác mộng.”.
 
“Đó là một ngày xấu nhất trong đời tôi. Tôi vẫn còn tức giận, đau lòng mỗi khi tôi lái xe đi qua phi trường. Đó là nơi tôi gặp chồng tôi lần cuối cùng.”.
 
Chị Salaty có nghĩ đến giải pháp chị dọn sang sống ở Bangladesh với anh Zunaid, nhưng chị đắn đo suy nghĩ về hoàn cảnh của chị: sinh ra và lớn lên ở Kansas, không biết tiếng Bengali, hiện đang sống với mẹ già và cô em gái. Chị cũng đang có một việc ưa thích. Căn nhà đang ở do chị làm chủ. Một vài người bạn có ý kiến nên để Zunaid trốn ở một nơi nào đó trong nước Mỹ, nhưng vấn đề đặt ra là anh sẽ phải sống lén lút như vậy trong bao lâu?. Anh bị cấm không được quanh trở lại Mỹ trong vòng 10 năm, và chị Salaty nhờ luật sư kháng cáo, xin giảm lệnh cấm này, để anh có thể quanh trở lại Mỹ sớm hơn. 
 
HAI VỢ CHỒNG QUANH TRỞ LẠI NHÀ HÀNG NGAY XƯA HAI NGƯỜI TỪNG HẸN HÒ để ăn bữa tối cuối cùng, một món sushi. Chị mặc chiếc áo jacket hiệu Adidas của anh, và anh gọi ba dĩa sushi như thường lệ.
 
Chị hỏi anh: “Anh thấy trong người như thế nào?”
 
Anh trả lời: “Cũng bình thường thôi em.”
 
Chị hỏi lại: “Đúng thật vậy không?”
 
“Anh không biết chắc. Anh không dám nghĩ đến chuyện về nước.”.
 
Trong đầu anh lúc này đang sắp xếp những gì cần phải làm cho chuyến đi: Đóng gói hành lý, chuẩn bị điện thoại “skype” đường giây quốc tế. Cho đến lúc anh rùng mình lo sợ, anh mới không dám nghĩ đến chuyện ra đi nữa. Anh vẩn vơ suy nghĩ: Không hiểu mình có thể lập đường dây liên lạc quốc tế từ Dhaka để gọi cho vợ được không? Làm sao tìm ra việc làm ở trong nước với thân phận người bị trục xuất, và không nói rành tiếng Bengal? Liệu gia đình anh có còn đón nhận anh sau 20 năm xa cách?.
 
Ngày xưa, khi anh rời Dhaka sang Mỹ du học, 28 người thân trong gia đình tiễn đưa anh ở phi trường. Vinh dự làm sao khi anh là đứa con duy nhất trúng tuyển kỳ thi, và được cơ hội học lên đại học.Nhưng rồi đến năm thứ ba, cha của anh không còn tiền để gửi tiếp tế sang cho anh. Anh không có tiền đóng tiền học, và anh phải bỏ dở việc học nửa chừng đi làm cho cửa hàng Best Buy. Khi cha anh qua đời, anh không hay biết. Mãi đến vài tháng sau anh mới được tin qua email. Bây giờ anh trở về Bangladesh không có bằng tốt nghiệp, và trong túi chỉ có $2,000 đô la. Anh cảm thấy buồn vô hạn: anh bị trục xuất ra khỏi nước Mỹ, trong lúc quê hương cũ lại thất vọng về anh. 
 
Ngồi ăn sushi, anh nói với Salaty: “Anh vừa điện yêu cầu cắt bảo hiểm cho xe hơi.”. Chị nói với anh: “Thế là phải.”. Anh nói thêm: “Anh đã bỏ tiền tấm chi phiếu lương vào ngân hàng. Em sẽ có đủ tiền đóng tiền nhà ít nhất là ba tháng.”. Chị khen anh và ngỏ lời cám ơn anh. Anh nói thêm: “Luống cà chua đã trồng xong. Máng xối cũng được quét dọn, và hệ thống Skype cũng được cài đặt cho em rồi. Em cứ yên trí.”.
 
Còn lại việc cuối cùng là đi mua quà cho bà con ở Bangladesh. Hai người cùng lái xe đến tiệm Best Buy để mua quà. Ở đây, anh được hưởng giảm giá với tư cách nhân viên của cửa hàng. Anh lựa bộ “Bluetooth” gắn vào tai cho ông chú, và vài cuốn phim DVD cho các cháu mà anh chưa hề biết mặt.
 
Chuyến bay hồi hương của anh sẽ khởi hành trong vòng 10 giờ đồng hồ.
 
ANH THỨC DẬY LÚC 3 giờ sáng, chị dậy vào khoảng 4 giờ. Anh ráng ngủ thêm vài phút nữa, chị đi sang phòng làm việc ghé xem internet, uống thuốc trầm cảm, gửi email cho luật sư, và sửa soạn dung nhan, nghĩ đến việc uống thêm một liều thuốc nữa. Đọc sơ chương trình làm việc của bà dân biểu điạ phương. Khi hai người ngồi trong xe, chị hỏi anh Zunaid: “Anh có nghĩ rằng hôm nay em có thể nóí chuyện với bà dân biểu được không?”.
 
Anh khuyên chị nên lái xe chậm một chút. Anh đòi giành cầm tay lái xe.
 
Anh nói lời từ biệt con chó Bear, chị thu hình vào video. Anh chất đồ đạc vào trong thùng xe, chị thu hình cảnh này. Anh ngừng xe để mua cà phê, chị cũng thu hình.
 
Chị bóp chặt bàn tay anh và nói: “Chúng ta cần có một chiến sĩ can đảm cỡ Rosa Parks để tranh đấu cho người di dân. Anh nghĩ xem cha em ngày xưa là một giáo sư người Nga. Bao nhiêu người đã có cơ hội thăng tiến trên đất nước này.”.
 
Anh đậu xe trong garage của phi trường. Anh mang hành lý đi theo, 20 năm sống ở đây gói gọn trong ba chiếc valise. Anh mang theo hình đám cưới, một bộ complet để đi xin việc làm, một bức tượng con chim ưng mầu xanh của tiểu bang Kansas, và phán quyết của quan toà di trú.
 
Anh ghi thẻ lên máy bay, và chị Salaty theo anh bén gót. Một giờ sau, Ba mươi phút sau, và Hai mươi phút sau. Cuối cùng anh nói với chị: “Đến giờ anh phải đi.”. Chị lấy chiếc máy ảnh ra. Anh nói với chị: “Hãy nhìn anh đi.”. Chị bỏ chiếc máy ảnh xuống.Trong một khoảnh khắc trống không, không ai để ý, anh gục đầu lên vai chị, nói thật nhỏ: “Chúng ta sẽ vượt qua được mọi trở ngại. Mọi việc rồi sẽ êm đẹp.” Anh muốn em nghĩ như vậy. Em nói đi.
 
Chị lập lại nguyên văn câu nói của anh: “We will be OK.”.
 
Chị đưa tay lên vẫy anh khi anh bước qua khỏi máy dò xét an ninh, nhìn theo anh mãi, cho đến khi anh khuất dạng.
 
Sau cùng, chị trông thấy hàng chữ nhắn tin trên cellphone của chị: “We will be OK.”.
 
Lúc đó, anh đã ngồi trong phi cơ. Anh tựa đầu vào cửa sổ máy bay, nhìn xuống những nơi quen thuộc cũ: công viên, sân vận động, con sông uốn khúc ở bên dưới.
 
“Hai mươi năm qua mau.”. Anh nói thầm trong miệng. Mẹ anh nói với anh rằng bà sẽ đợi anh ở Dhaka. Anh nhủ thầm: “Hy vọng mẹ vẫn còn nhận  ra mình.”
 
Câu chuyện có thật do Elis Saslow tường trình trên Washington Post 24/5/2014
 
Đăng lại trên Reader’s Digest tháng 11/2014
 
Nguyễn Minh Tâm dịch

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Câu chuyện tình Di Trú: Hoàn Cảnh Chia Ly Của Madina và Zunu

Anh ghi thẻ lên máy bay, và chị Salaty theo anh bén gót. Một giờ sau, Ba mươi phút sau, và Hai mươi phút sau. Cuối cùng anh nói với chị: “Đến giờ anh phải đi.”

Anh ghi thẻ lên máy bay, và chị Salaty theo anh bén gót. Một giờ sau, Ba mươi phút sau, và Hai mươi phút sau. Cuối cùng anh nói với chị: “Đến giờ anh phải đi.”. Chị lấy chiếc máy ảnh ra. Anh nói với chị: “Hãy nhìn anh đi.”. Chị bỏ chiếc máy ảnh xuống.Trong một khoảnh khắc trống không, không ai để ý, anh gục đầu lên vai chị, nói thật nhỏ: “Chúng ta sẽ vượt qua được mọi trở ngại. Mọi việc rồi sẽ êm đẹp.” Anh muốn em nghĩ như vậy.

 

Cali Today News - Madina và Zunu yêu nhau. Zunu nói thật với người yêu anh sống ở Mỹ không có giấy tờ hợp lệ. Madina nói với với anh rằng chuyện đó không quan trọng. Chị đã lầm. Nhà chức trách quyết định trục xuất anh Zunu về nước.
 
Mỗi giây phút còn lại đối với Madina đều là những giây phút qúi giá, cần được lưu giữ làm kỷ niệm. Vì vậy chị Madina Salaty, 45 tuổi, lấy chiếc cell phone của chị ra bấm nút “Record” để ghi lại kỷ niệm của hai người. Chị nói vào máy thu hình: “Chỉ còn bốn ngày nữa.”. Tay chị hơi run, nên hình ảnh bị rung, trong lúc chồng chị dẫn con chó Bear đứng dậy, sửa soạn đi ra ngoài. Con chó và anh đi ngang qua những bức hình trên tường, hình đám cưới của hai người năm 2011, hình lá cờ trường đại học University of Kansas treo trước cửa nhà, và những cụm hoa tím hai vợ chồng cùng nhau trồng ở góc vườn. Anh dẫn con chó đi ra lề đường rộng, xuống phố Lawrence.
 
Chị Salaty nói lời thuyết minh: “Chúng tôi cùng nhau đi bộ ngoài trời.”, trong lúc chị hướng máy thu hình về phía người chồng, anh Zunu Zunaid 37 tuổi.
 
Anh quay về hướng chị và nói: “Hi, baby”.
 
Chị cũng nói vào trong máy : “Hi, baby.”.
 
Trong năm tháng vừa qua, chị đã sưu tầm, tích lũy tất cả tài liệu về đời sống của anh chị, những lúc hạnh phúc bên nhau, cũng như những giây phút lo âu, như lần đầu tiên nhân viên sở di trú đến khám nhà hai người. Ngày họ tống đạt lệnh trục xuất anh Zunaid, và lần cuối cùng anh ăn món kem Mỹ, xem chương trình thi đấu bóng rổ. Bây giờ chỉ còn bốn ngày nữa anh sẽ bị trục xuất về Bangladesh. Sự kiện này không những chỉ làm đảo lộn cuộc sống của anh Zunu, mà còn của chị nữa. Anh Zunaid bị cưỡng bách phải rời khỏi Hoa Kỳ sau 20 năm sống ở đất nước này, và vợ của anh, một công dân Mỹ, bị cưỡng bách phải xa lìa người chồng.
 
Chính sự chia cắt vợ chồng là trọng tâm của những cố gắng muốn cải tổ luật di trú ở Hoa Kỳ. Hiện nay hàng năm có khoảng hơn 100,000 công dân Mỹ bị mất người phối ngẫu, hay cha mẹ, vì lệnh trục xuất. Tổng Thống Obama yêu cầu Bộ An Ninh Nội Chính cứu xét lại vấn đề nhân đạo trong thủ tục trục xuất. Vào thời điểm khi gần 25% di dân không giấy tờ bị trục xuất là những người có con em, hay người hôn phối là công dân Mỹ, chính phủ phải làm một chọn lựa: Trục xuất những di dân không có giấy tờ hợp lệ, và vi phạm luật, hay bảo vệ những những công dân nhận sự chu cấp của những di dân bất hợp lệ?.
 
Tay vẫn cầm máy, tiếp tục thu hình. Chị Salaty nói: “Khi anh đi rồi, em sẽ xem cuốn phim video này, và tưởng tượng như em đang đi bộ với anh. Em sẽ nhớ anh nhiều lắm.”.
 
Anh Zunaid dặn dò chị: “Em phải can đảm lên. Vững lòng chờ đợi anh.”.
 
Chị trả lời: “Em sẽ cố can đảm, vững tin.”.
 
Năm 1994, Zunaid sang học ngành Kỹ Sư Dầu Hoả ở Kansas với chiếu khán sinh viên. Khi chiếu khán hết hạn, anh ở lại Hoa Kỳ, không có giấy tờ hợp pháp trong 15 năm. Anh đi làm kiếm khá lương, một năm $60,000 trong chức vụ manager một cửa hàng Best Buy. Năm 2009, anh bị giấy phạt DUI, Say Rượu Lái Xe, từ đó, người ta làm thủ tục trục xuất anh về nước. Bây giờ anh phải đi học lại tiếng Bengal, và chuẩn bị chủng ngừa những chứng bệnh của các nước thuộc Thế Giới Thứ Ba (Chậm tiến, nghèo nàn, lạc hậu), và đi tìm nơi cư trú ở Dhaka cùng với những người bà con anh chưa hề nói chuyện từ mấy chục năm qua. 
 
Điều khiến anh Zunu lo âu hơn cả là vợ anh, chị Salaty, một giáo viên dạy lớp đồng ấu. Gần đây bác sĩ chẩn đoán chị bị bệnh mất ngủ và lo âu trầm trọng. Chi phải đi gặp chuyên gia về tâm lý trị liệu, và bắt đầu phải dùng thuốc chữa bệnh lo âu và trầm cảm. Cả hai loại thuốc này lại không chữa được chứng dị ứng trên da bàn tay, và cánh tay của chị. Chị tìm cách thư dãn qua các lớp dạy thở theo phương pháp yoga. Máy móc chị thích sử dụng nhất là thu hình video bằng điện thoại cell phone. Hiện chị đang thu hình ảnh chồng chị dẫn chó đi chơi.
 
SALATY BẮT ĐẦU GOM GÓP BẰNG CHỨNG về cuộc sống của hai vợ chồng kể từ vài tháng nay, theo lời đề nghị của chuyên gia tâm lý trị liệu. Vào cuối năm 2013, khi nhân viên sở di trú thông báo việc trục xuất anh Zunu là chắc chắn, không thể thay đổi được. Tình cờ chị gặp anh Zunu tại một họp đêm chị thường lui tới.
 
Anh có dáng cao ráo, khá đẹp trai, dễ làm quen. Đối với ai anh cũng gọi bằng danh từ thân quen: “buddy” (bạn hiền). Chị Salaty thuộc loại quảng giao, nói nhiều, hay vỗ lên vai anh mỗi khi muốn nhấn mạnh về điều gì. Anh nói với chị rằng anh đang sống ở Mỹ không có giấy tờ hợp lệ, và có thể bị trục xuất về nước. Nhưng chị cả quyết nói với anh điều đó không quan trọng: “Mình có thể giải quyết được vấn đề, đừng lo.”. Chị làm anh kinh ngạc khi chị mặc bộ “sari” (sà rông) cổ truyền của người Bengal, và xâm hình trên trán trong ngày đám cưới. Chị giúp anh bỏ hút thuốc, và anh đến nhà mẹ chị để cắt cỏ, làm vườn giúp bà cụ. Hai người đi xem bóng đá, và lái xe đi chơi sang tận Texas. Hai vợ chồng đang có ý định nhận một đứa con nuôi khi họ biết tin lời thỉnh nguyện xin ở lại Mỹ của anh bị từ chối. Hoàn cảnh của anh không được coi là trường hợp gặp “khó khăn nghiêm trọng”, bởi vì anh đã ký tên vào lệnh trục xuất, không có con nhỏ, và vi phạm luật với giấy phạt Lái Xe Trong Lúc Say Rượu (DUI). Cuộc sống của họ tính từng ngày. Hạn chót là ngày 17 tháng Năm, anh phải về Bangladesh.
 
Trong một trang nhật ký viết hồi tháng Hai, chị Salaty ghi: “Khóc hoài, khó thở, hoảng sợ.”
 
Ngày hôm sau chị viết tiếp: “Tôi cảm thấy lo lắng như có một cái nón sắt chật cứng chụp lên đầu. Tôi cảm thấy căng thẳng, mắt khô căng, răng tôi nghiến vào nhau.”
 
Chị đem trường hợp của anh Zunaid đi hỏi năm luật sư, tốn gần $10,000 đô la lệ phí. Rút cục, tất cả đều nói rằng không còn phương cách nào để cứu anh Zunaid được. Từ năm 1996, luật mới ghi rõ rằng thành hôn với người có quốc tịch Mỹ không thể xoá bỏ được vi phạm về luật di trú. Chị tìm cách liên lạc với vị dân biểu ở điạ phương, đi tham dự các phiên họp của những người tranh đấu cho di dân, và cả các tổ chức vận động hành lang. Thậm chí chị còn đem vấn đề ra hỏi cả người chị mới quen ở của hàng tạp hoá. Chị nhờ nhiều người gửi emails cho các chính khách xin họ giúp. Anh Zunaid thấy chị làm quá, anh phải năn nỉ chị đừng đi cầu cạnh, làm phiền người khác.
 
Anh nói: “Em hãy để yên cho người khác sống. Đừng làm phiền họ nữa.”. Khi chỉ còn hai ngày nữa, anh phải về nước, anh nói với chị: “Em làm quá, giống như người điên. Em làm anh lo. Anh muốn khi anh ra đi, em ở tình trạng sức khoẻ tốt.”.
 
Chị trả lời anh: “Nhưng anh là chồng của em. Em không thể để tình trạng xảy ra như vậy được.”.
 
Chị bỏ mặc anh ngồi ngoài phòng khách xem chương trình bóng rổ, đi vào phòng làm việc, đăng nhập internet, ký tên tham gia tổ chức ủng hộ những người di dân không giấy tờ. Chị đã vào trang mạng này rất nhiều lần. Chị đọc được nhiều câu hỏi về trường hợp những người có vợ hay chồng bị trục xuất về nước, người còn ở lại sẽ phải đối phó ra sao khi thu nhập lợi tức của gia đình mất đi một nửa. Làm cách nào để trả nợ ngân hàng tiền mua nhà, có cơ quan nào giúp về tem phiếu thực phẩm, hay phúc lợi xã hội hay không?.
 
Lần này, chị muốn hỏi ý kiến về trường hợp của anh Zunaid bị trục xuất về nước. Chính phủ cho anh một trong hai chọn lựa: Hoặc anh sẽ ngồi tù trong nhà giam của sở di trú, chờ lấy chuyến máy bay về xứ, hay anh có thể ngồi chơi ở nhà, nhưng chân phải đeo máy theo dõi sự đi lại của anh, và trả tiền vé máy bay hồi hương. Anh chọn gỉải pháp thứ hai, anh rút tiền để dành trong qũi hưu bổng IRA, trả tiền vé máy bay $1,072 để đổi lại anh được ở nhà với vợ thêm vài ngày. Chị Salaty có trách nhiệm lo việc mua vé máy bay một chiều đưa anh ra khỏi Kansas City vào ngày 17 tháng Năm.
 
Chị viết mẩu tin hỏi thăm nhóm hỗ trợ di dân không giấy tờ: “Có ai trong qúi vị từng phải lái xe đưa chồng mình ra phi trường lên máy bay về nước hay không?”. Trong một nước như Hoa Kỳ có đến một triệu gia đình bị chia cách vì lệnh trục xuất, và ngay lập tức, một câu trả lời được gửi đến chị.
 
Một phụ nữ viết: “Tôi ngất xỉu khi anh âý bước khỏi hàng rào an ninh. Chuyện xảy ra hồi năm 2005.”.
 
“Tôi thường gọi đó là tình trạng chôn chồng yên nghỉ/đầy nước mắt bởi vì trông thấy chồng mình ra đi là cả một ác mộng.”.
 
“Đó là một ngày xấu nhất trong đời tôi. Tôi vẫn còn tức giận, đau lòng mỗi khi tôi lái xe đi qua phi trường. Đó là nơi tôi gặp chồng tôi lần cuối cùng.”.
 
Chị Salaty có nghĩ đến giải pháp chị dọn sang sống ở Bangladesh với anh Zunaid, nhưng chị đắn đo suy nghĩ về hoàn cảnh của chị: sinh ra và lớn lên ở Kansas, không biết tiếng Bengali, hiện đang sống với mẹ già và cô em gái. Chị cũng đang có một việc ưa thích. Căn nhà đang ở do chị làm chủ. Một vài người bạn có ý kiến nên để Zunaid trốn ở một nơi nào đó trong nước Mỹ, nhưng vấn đề đặt ra là anh sẽ phải sống lén lút như vậy trong bao lâu?. Anh bị cấm không được quanh trở lại Mỹ trong vòng 10 năm, và chị Salaty nhờ luật sư kháng cáo, xin giảm lệnh cấm này, để anh có thể quanh trở lại Mỹ sớm hơn. 
 
HAI VỢ CHỒNG QUANH TRỞ LẠI NHÀ HÀNG NGAY XƯA HAI NGƯỜI TỪNG HẸN HÒ để ăn bữa tối cuối cùng, một món sushi. Chị mặc chiếc áo jacket hiệu Adidas của anh, và anh gọi ba dĩa sushi như thường lệ.
 
Chị hỏi anh: “Anh thấy trong người như thế nào?”
 
Anh trả lời: “Cũng bình thường thôi em.”
 
Chị hỏi lại: “Đúng thật vậy không?”
 
“Anh không biết chắc. Anh không dám nghĩ đến chuyện về nước.”.
 
Trong đầu anh lúc này đang sắp xếp những gì cần phải làm cho chuyến đi: Đóng gói hành lý, chuẩn bị điện thoại “skype” đường giây quốc tế. Cho đến lúc anh rùng mình lo sợ, anh mới không dám nghĩ đến chuyện ra đi nữa. Anh vẩn vơ suy nghĩ: Không hiểu mình có thể lập đường dây liên lạc quốc tế từ Dhaka để gọi cho vợ được không? Làm sao tìm ra việc làm ở trong nước với thân phận người bị trục xuất, và không nói rành tiếng Bengal? Liệu gia đình anh có còn đón nhận anh sau 20 năm xa cách?.
 
Ngày xưa, khi anh rời Dhaka sang Mỹ du học, 28 người thân trong gia đình tiễn đưa anh ở phi trường. Vinh dự làm sao khi anh là đứa con duy nhất trúng tuyển kỳ thi, và được cơ hội học lên đại học.Nhưng rồi đến năm thứ ba, cha của anh không còn tiền để gửi tiếp tế sang cho anh. Anh không có tiền đóng tiền học, và anh phải bỏ dở việc học nửa chừng đi làm cho cửa hàng Best Buy. Khi cha anh qua đời, anh không hay biết. Mãi đến vài tháng sau anh mới được tin qua email. Bây giờ anh trở về Bangladesh không có bằng tốt nghiệp, và trong túi chỉ có $2,000 đô la. Anh cảm thấy buồn vô hạn: anh bị trục xuất ra khỏi nước Mỹ, trong lúc quê hương cũ lại thất vọng về anh. 
 
Ngồi ăn sushi, anh nói với Salaty: “Anh vừa điện yêu cầu cắt bảo hiểm cho xe hơi.”. Chị nói với anh: “Thế là phải.”. Anh nói thêm: “Anh đã bỏ tiền tấm chi phiếu lương vào ngân hàng. Em sẽ có đủ tiền đóng tiền nhà ít nhất là ba tháng.”. Chị khen anh và ngỏ lời cám ơn anh. Anh nói thêm: “Luống cà chua đã trồng xong. Máng xối cũng được quét dọn, và hệ thống Skype cũng được cài đặt cho em rồi. Em cứ yên trí.”.
 
Còn lại việc cuối cùng là đi mua quà cho bà con ở Bangladesh. Hai người cùng lái xe đến tiệm Best Buy để mua quà. Ở đây, anh được hưởng giảm giá với tư cách nhân viên của cửa hàng. Anh lựa bộ “Bluetooth” gắn vào tai cho ông chú, và vài cuốn phim DVD cho các cháu mà anh chưa hề biết mặt.
 
Chuyến bay hồi hương của anh sẽ khởi hành trong vòng 10 giờ đồng hồ.
 
ANH THỨC DẬY LÚC 3 giờ sáng, chị dậy vào khoảng 4 giờ. Anh ráng ngủ thêm vài phút nữa, chị đi sang phòng làm việc ghé xem internet, uống thuốc trầm cảm, gửi email cho luật sư, và sửa soạn dung nhan, nghĩ đến việc uống thêm một liều thuốc nữa. Đọc sơ chương trình làm việc của bà dân biểu điạ phương. Khi hai người ngồi trong xe, chị hỏi anh Zunaid: “Anh có nghĩ rằng hôm nay em có thể nóí chuyện với bà dân biểu được không?”.
 
Anh khuyên chị nên lái xe chậm một chút. Anh đòi giành cầm tay lái xe.
 
Anh nói lời từ biệt con chó Bear, chị thu hình vào video. Anh chất đồ đạc vào trong thùng xe, chị thu hình cảnh này. Anh ngừng xe để mua cà phê, chị cũng thu hình.
 
Chị bóp chặt bàn tay anh và nói: “Chúng ta cần có một chiến sĩ can đảm cỡ Rosa Parks để tranh đấu cho người di dân. Anh nghĩ xem cha em ngày xưa là một giáo sư người Nga. Bao nhiêu người đã có cơ hội thăng tiến trên đất nước này.”.
 
Anh đậu xe trong garage của phi trường. Anh mang hành lý đi theo, 20 năm sống ở đây gói gọn trong ba chiếc valise. Anh mang theo hình đám cưới, một bộ complet để đi xin việc làm, một bức tượng con chim ưng mầu xanh của tiểu bang Kansas, và phán quyết của quan toà di trú.
 
Anh ghi thẻ lên máy bay, và chị Salaty theo anh bén gót. Một giờ sau, Ba mươi phút sau, và Hai mươi phút sau. Cuối cùng anh nói với chị: “Đến giờ anh phải đi.”. Chị lấy chiếc máy ảnh ra. Anh nói với chị: “Hãy nhìn anh đi.”. Chị bỏ chiếc máy ảnh xuống.Trong một khoảnh khắc trống không, không ai để ý, anh gục đầu lên vai chị, nói thật nhỏ: “Chúng ta sẽ vượt qua được mọi trở ngại. Mọi việc rồi sẽ êm đẹp.” Anh muốn em nghĩ như vậy. Em nói đi.
 
Chị lập lại nguyên văn câu nói của anh: “We will be OK.”.
 
Chị đưa tay lên vẫy anh khi anh bước qua khỏi máy dò xét an ninh, nhìn theo anh mãi, cho đến khi anh khuất dạng.
 
Sau cùng, chị trông thấy hàng chữ nhắn tin trên cellphone của chị: “We will be OK.”.
 
Lúc đó, anh đã ngồi trong phi cơ. Anh tựa đầu vào cửa sổ máy bay, nhìn xuống những nơi quen thuộc cũ: công viên, sân vận động, con sông uốn khúc ở bên dưới.
 
“Hai mươi năm qua mau.”. Anh nói thầm trong miệng. Mẹ anh nói với anh rằng bà sẽ đợi anh ở Dhaka. Anh nhủ thầm: “Hy vọng mẹ vẫn còn nhận  ra mình.”
 
Câu chuyện có thật do Elis Saslow tường trình trên Washington Post 24/5/2014
 
Đăng lại trên Reader’s Digest tháng 11/2014
 
Nguyễn Minh Tâm dịch

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm