Tham Khảo

CON ĐƯỜNG XƯA NHẤT SÀIGÒN

Đường Tự Do (sau 1975 là đường Đồng Khởi), vào thời Pháp thuộc mang tên Catinat và ít lâu trước đó gọi là đường số 16.

Đường Tự Do (sau 1975 là đường Đồng Khởi), vào thời Pháp thuộc mang tên Catinat và ít lâu trước đó gọi là đường số 16.
Con đường này đã có từ thời nhà Nguyễn khi lập thành Gia Định.
Đầu con đường giáp với bờ sông Bình Giang (Sàigòn), từng là nơi vua nhà Nguyễn đến nghỉ ngơi và… tắm (Bến Ngự). Dân chúng hầu như ai cũng biết đến con đường này. Đó là nơi sinh hoạt của giới thượng lưu Sàigòn.
Có rất nhiều tài liệu và hình ảnh về đường Catinat qua các thời kỳ do người Pháp và người Mỹ ghi lại đủ biết con phố này rất ấn tượng như thế nào ! Tác giả Nguyễn Tiến Quang tại Pháp ghi nhận :
- Pallu de la Barrière, một trong những người Pháp đầu tiên, đã miêu tả con đường số 16 này vào năm 1861, như sau :
“Du khách đến Sàigòn nhìn thấy bên hữu ngạn con sông một đường phố mà hai bên bị đứt quãng bởi những khoảng trống lớn. Phần lớn nhà cửa làm bằng cây lợp lá cọ ngắn ; số khác ít hơn, làm bằng đá. Mái nhà lợp bằng ngói đỏ làm vui mắt và tạo được cảm giác yên bình…”.
***** Tính cách quan trọng của con đường Catinat thể hiện ở chỗ nó được thực dân Pháp sử dụng làm trung tâm của bộ máy thuộc địa. *****
Theo một số sử liệu, Catinat là tên một Thống chế Pháp sinh năm 1637 và mất năm 1712, phục vụ dưới thời vua Louis XIV. Giữa thế kỷ XIX, Pháp lấy tên Catinat đặt cho một chiếc tàu chiến từng tham gia trận đánh Sàigòn năm 1859 và dựa vào chi tiết này, De La Grandière đặt cho con đường số 16 tên Catinat (trường hợp tương tự cũng xảy ra với rạch Thị Nghè, được Pháp gọi là Arroyo d’Avalanche).
Năm 1864, Nha Giám đốc Nội vụ (Direction de L’Intérieur), người dân đương thời gọi là “Dinh Thượng Thơ”, được xây dựng, nhìn ra đường Catinat, phía đối diện dinh Thủy sư Ðề đốc. Viên chức lãnh đạo cơ quan này, xét về mặt cai trị, chỉ xếp sau Thống đốc Nam Kỳ, trực tiếp chỉ huy các tham biện Pháp và quan lại Việt Nam cấp huyện, phủ, đốc phủ sứ. Ðầu thập niên 1880, ngay trên lộ trình con đường chạy qua, mọc lên ngôi nhà thờ Notre Dame, về sau được cư dân Sàigòn gọi là Nhà thờ Ðức Bà hay Vương Cung Thánh Ðường. Sau lưng nhà thờ là đường Norodom, lấy tên ông hoàng xứ Cambodge (Campuchia) đến thăm Sàigòn vào đầu năm 1867, nhân cuộc đấu xảo canh nông đầu tiên tổ chức tại đây.
Năm 1886, Pháp khởi công xây trụ sở Sở Bưu chính và Viễn thông (nay là Bưu điện) trên khu đất đối diện với mặt tiền nhà thờ, nằm giữa con đường Catinat và đường Paul Blanchy (nay là Hai Bà Trưng). Cuối đường Catinat, có một tháp nước cao, được xây dựng năm 1878 nhằm cung cấp nước uống cho cư dân trong vùng. Tuy nhiên, đến năm 1921, với sự phát triển của dân cư, tháp nước này không đáp ứng được yêu cầu nên bị đập bỏ. Ngày 1-1-1900, nhà hát Tây (nay là Nhà hát thành phố) được khánh thành trên giao lộ đường Bonard (nay là Lê Lợi) và Catinat, trở thành nơi biểu diễn thường xuyên của những đoàn hát từ phương Tây đến.
Khách sạn Majestic ở đầu đường Catinat nhìn ra bến Bạch Đằng của gia đình Hou Bon Hoa xây dựng. -
Ðường Catinat thuở ban đầu kéo dài tới đường Mayer (Hiền Vương/Võ Thị Sáu). Khi qua giao lộ với đường Norodom (Thống Nhất/Lê Duẩn) thì gọi là Catinat prolongée (Catinat nối dài).
Sau khi Pháp đặt tháp nước và thành lập quảng trường Thống chế Joffre thì đoạn đường này mới đặt tên lại là Blancubé và Garcerie.
Cuối cùng đường Catinat còn dài 630 mét, từ đầu đường Bến Bạch Ðằng đến Vương Cung Thánh Ðường là kết thúc.
Trong "Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca", xuất bản năm 1909, tác giả Nguyễn Liên Phong miêu tả đường Catinat như sau :
“Nhứt là đường Ca-ti-na / Hai bên lầu các, phố nhà phân minh / Bực thềm lót đá sạch tinh / Các cửa hàng bán lịch thanh tốt đều / Máy may mấy chỗ quá nhiều / Các tiệm tủ ghế dập dìu phô trương / Ðồ sành, đồ cẩn, đồ đương / Ðồ thêu, đồ chạm trổ thường thiếu chi… Nhà in, nhà thuộc, nhà chà / Nhà hàng ăn ngủ với nhà lạc son (xoong) / Phong lưu cách điệu ai bằng / Ðường đi trơn láng, đèn giăng sáng lòa / Thứ năm, thứ bảy, thứ ba / Với đêm chúa nhựt hát nhà hát Tây…”.
Qua miêu tả trên, ta thấy hình ảnh nhộn nhịp của phố Catinat đã hoàn chỉnh từ những năm đầu của thế kỷ 20, nếu so với các con phố thương mại trung tâm như Charner (Nguyễn Huệ) Bonard (Lê Lợi).
Ngoài những khách sạn, nhà hàng có từ thuở ban đầu, tạo nên một hình ảnh Á Ðông, từ năm 1954 về sau, các văn phòng, hiệu buôn, khách sạn, nhà hàng bắt đầu thay đổi hình dạng theo kiểu kiến trúc tân thời, không còn lưu lại nét cổ xưa riêng biệt.
Giới văn phòng, văn nghệ sĩ, thương gia đã làm nên cái trục “văn hoá không tên” qua ba địa điểm café, nhà hàng thường lui tới. Ðó là Givral – La Pagode – Brodard, khó phai mờ trong ký ức của những người Sàigòn.
Khách sạn Caravelle theo kiến trúc hiện đại phá vỡ kiến trúc phương Đông vốn có trên đường Tự Do.
Một là nhà hàng Givral ngay góc đường Tự Do và Lê Lợi. Xưa kia nguyên là tiệm thuốc Tây đầu tiên ở Sàigòn. Cũng theo tài liệu của Nguyễn Tiến Quang, tiệm khai trương năm 1865, chủ nhân là Lourdeau, sau làm Xã trưởng Sàigòn (1870). Ít lâu sau, hiệu thuốc được giao lại cho Holbé, tiến sĩ dược khoa, một nhân vật khá nổi tiếng của đất Sàigòn xưa, từng làm Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Sàigòn, Phó Chủ tịch Hội đồng quản hạt Nam Kỳ (Conseil colonial de la Cochinchine). Holbé từng điều chế ra một loại biệt dược có tên “Gouttes Holbé” dành cho những tay nghiện á phiện cai nghiện. Về sau, nhà thuốc Tây về tay Renoux, rồi Solirène và mang tên vị chủ nhân này trong một thời gian dài, trước khi bị thay thế bởi nhà hàng Givral.
Nhà văn Văn Quang (Nguyễn Quang Tuyến) ghi lại hồi ức của mình :
“Givral đông nhất và đáng kể nhất vào mỗi buổi sáng. Phóng viên trẻ thường tụ tập ở nhà hàng này vì nó ở ngay trước trụ sở Hạ nghị viện, các ông dân biểu thường ra ngồi giải lao tại đây và “thảo luận” đủ thứ chuyện bên lề. Và chuyện bên lề bao giờ cũng hấp dẫn hơn chuyện trong nghị trường. Chuyện “bí mật quốc gia, chuyện phe nhóm, gia nô và không gia nô, chuyện tình bà nghị ông nghị…” cứ nghe mấy ông này là có đủ tin giật gân trong ngày.
Cánh phóng viên thường bắt mối rất chặt chẽ với các ông bà dân biểu và nghị sĩ thượng hạ nghị viện. Thật ra họ có quyền lợi hỗ tương : Anh cho tôi tin, báo tôi yểm trợ lập trường của anh. Trong số những phóng viên, ngoài người Việt Nam còn có một số phóng viên người Mỹ, Pháp từ khách sạn Continental trước mặt ghé sang. Hoặc cũng có một số phóng viên người Việt làm cho các đài truyền hình, truyền thanh nước ngoài săn tin tại đây”.
Hai là nhà hàng La Pagode nằm ở góc đường Lê Thánh Tôn và Tự Do. Nhiều người rất nhớ khung cảnh của nhà hàng cà phê La Pagode mà mình lui tới. Nhà văn Văn Quang nhớ lại :
“Khách hàng của La Pagode hầu hết là nhà văn nhà thơ, nhạc sĩ, ca sĩ. Cứ vào buổi chiều, sau giờ tan sở là tụ tập lại đây. Tất nhiên cũng ngồi thành nhóm. Những ngày đầu tôi thường đi cùng Thanh Nam, Thái Thủy, Hoàng Thư và đến đây thường gặp các anh Nguyên Sa, Trần Thanh Hiệp, Mặc Thu, Cung Trầm Tưởng, Mai Thảo, Phạm Ðình Chương, Tạ Quang Khôi, Viên Linh, Nguyễn Ðạt Thịnh, Phạm Huấn, Anh Ngọc, Nhã Ca, Trần Dạ Từ, Nguyễn Ðình Toàn…”.
Cuối cùng là quán café Brodard nằm ở góc Tự Do – Nguyễn Thiệp. Bên kia đường là vũ trường Tự Do của ông Cường lùn và chị “tài pán” Nhựt. Bà chị này hành nghề cai quản các em từ vũ trường Ritz Hànội vào Nam. Ở đây lại đông vui vào những buổi sáng muộn và buổi tối khi “gà lên chuồng”. Nơi lui tới của những “dân đi chơi đêm” Sài Thành. Những “anh hùng hảo hớn” như Khê "Thăng Long Xích Thố", anh em ông Kim đầu bạc, Kính Tennis, Chương Marine cũng lui tới ngồi tán chuyện giang hồ. Các đại gia, tiểu gia thời đó không nhiều, chỉ vỏn vẹn một số ông dược sĩ, doanh nhân có xế bốn bánh đủ để chở các em đi ăn đêm.
Café Brodard một thời cùng với Café Grivral, La Pagode tạo nên trục “Văn hoá không tên” của giới thượng lưu và văn nghệ sĩ Sàigòn.
( Vô Danh )

Lời bàn của Mao Tôn...không cương...:

Nói về các quán cà phê thì khi còn đi học , ăn lương của Ba Má , ít tiền , nhịn ăn sáng ....v.....v....để học đòi làm ....dân chơi cầu ba cẳng ...củn ...là chưa tới 3 cẳng ....hìì....
Đường Lê Lợi có mấy quán như : Tuyết Lan - Hà Nội - Mai Hương - Tui có tiền là cứ Sáng Chúa Nhựt là ra Tuyết Lan kêu 1 ly sửa , giá 10 $ , ngồi tới trưa , để ngắm ông đi qua bà đi lại ....mà hồi đó gọi là ....Bát Phố Bô Na....
Quán Mai Hương vào sáng Chút Nhựt là dân Thủ Đức về phép đóng đô .- Cũng ngồi đồng tới trưa để ngắm dân ....Bát Phố Bô Na...
Khi lớn lên , có chút tiền , tui tới các quán ở Tự Do ngồi với bạn bè và dắt bồ vô ngồi uống cà phê . Nhưng tui lại thích La Pagode và Salon de Thé hơn .
Ở La Pagode - Tui lại có duyên được các tài danh nổi tiếng thời đó cho ngồi chung bàn để tán dóc với tui như :
Duyên Anh - Mai Thảo - Ngọc Thứ Lang .
Riêng nhà văn Mai Thảo thì chiều chiều là nhậu ở nhà hàng Thanh Thế , có bàn riêng ở trong , ngồi 1 mình , rượu của ổng đem tới , giao cho nhà hàng giữ , muốn uống bao nhiêu là kêu , ổng thường uống 1 cái trong , 1 cái ngoài - Đám Thanh Việt ngồi trên 20 người ở bàn trang trọng nhứt của nhà hàng , nói chuyện vui lắm nhưng hơi hơi lớn tiếng vì chuyện tiếu ngạo giang hồ mà , Thanh Việt ở TV hay sân khấu sao thì ngoài đời y chang như vậy , cũng cái hàm râu ,,,nhích nhích ....rất là có duyên ....dòm thôi là mắc cười rồi ....hììi....
Khi tui với 1 hay 2 thằng bạn thân xách 1 chai Hennessy hay Martel " cổ lùn " tới vào chiều thứ 7 , kêu bồi lấy ra cái bàn nhỏ , là ngồi bàn ngoài trời , kêu Sô Đa và nước đá , gọi là Consommation - Ly cao dài , phải là của Pháp nhen , nước đá vuông dài và trong veo , khi lắc phải nghe kêu coong coong mới đứng điệu .
Khi tui vô trong đi toilet là ổng , Mai Thảo , kêu tui ngồi uống với ổng , ổng kể chuyện và hút thuốc lá liên tục , lúc đó ổng mới ra cuốn " Để Tưởng Nhớ Một Mùi Hương " là ổng ký tên tặng tui 1 cuốn , phải nói cuốn sách quá hay , tả 1 người đàn bà có chồng , cho 1 chàng trai độc thân lãng tử mướn phòng , ở dơ , nhưng bà chủ lại yêu cái mùi ở dơ đó - MT tả tậm trạng của người đàn bà này quá hay .
Ngoài ra ổng thường ngâm thơ do ổng viết mà tới giờ tui còn nhớ như sau :
Ngồi tượng hình riêng một góc quầy
Tiếng người : Kià ! Uống cái chi đây ?
Uống ư ! Một ngụm chiều rơi lệ ,
Và một bình đêm rót rất đầy .
( Mai Thảo )
Tui hỏi là ý bài Thơ này nói gì hả chú ? Ổng nhìn tui , nhìn đám Thanh Việt rồi nhìn bàn của ổng nói " Giờ chú mầy đã hiễu chưa ? " - Tui đã hiễu , cụng ly cái cốp . dzô chú , ổng cười khoái chí , uống 1 cái vèo
Mà ngộ nhen , mấy tay đó toàn là dân Bắc kỳ , tui là dân Nam kỳ mới ác ôn côn đồ chứ .
Về sau này khi lớn tuổi , tui mới nghiệm ra 1 điều là trong người tui có 2 máu :
- Máu nghệ sĩ và máu du đảng .
Ở Salon de Thé , tui gặp tay học trường Luật và là tay cướp có súng là Petit Tân .
Thân mến.
TQĐ chuyen

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

CON ĐƯỜNG XƯA NHẤT SÀIGÒN

Đường Tự Do (sau 1975 là đường Đồng Khởi), vào thời Pháp thuộc mang tên Catinat và ít lâu trước đó gọi là đường số 16.

Đường Tự Do (sau 1975 là đường Đồng Khởi), vào thời Pháp thuộc mang tên Catinat và ít lâu trước đó gọi là đường số 16.
Con đường này đã có từ thời nhà Nguyễn khi lập thành Gia Định.
Đầu con đường giáp với bờ sông Bình Giang (Sàigòn), từng là nơi vua nhà Nguyễn đến nghỉ ngơi và… tắm (Bến Ngự). Dân chúng hầu như ai cũng biết đến con đường này. Đó là nơi sinh hoạt của giới thượng lưu Sàigòn.
Có rất nhiều tài liệu và hình ảnh về đường Catinat qua các thời kỳ do người Pháp và người Mỹ ghi lại đủ biết con phố này rất ấn tượng như thế nào ! Tác giả Nguyễn Tiến Quang tại Pháp ghi nhận :
- Pallu de la Barrière, một trong những người Pháp đầu tiên, đã miêu tả con đường số 16 này vào năm 1861, như sau :
“Du khách đến Sàigòn nhìn thấy bên hữu ngạn con sông một đường phố mà hai bên bị đứt quãng bởi những khoảng trống lớn. Phần lớn nhà cửa làm bằng cây lợp lá cọ ngắn ; số khác ít hơn, làm bằng đá. Mái nhà lợp bằng ngói đỏ làm vui mắt và tạo được cảm giác yên bình…”.
***** Tính cách quan trọng của con đường Catinat thể hiện ở chỗ nó được thực dân Pháp sử dụng làm trung tâm của bộ máy thuộc địa. *****
Theo một số sử liệu, Catinat là tên một Thống chế Pháp sinh năm 1637 và mất năm 1712, phục vụ dưới thời vua Louis XIV. Giữa thế kỷ XIX, Pháp lấy tên Catinat đặt cho một chiếc tàu chiến từng tham gia trận đánh Sàigòn năm 1859 và dựa vào chi tiết này, De La Grandière đặt cho con đường số 16 tên Catinat (trường hợp tương tự cũng xảy ra với rạch Thị Nghè, được Pháp gọi là Arroyo d’Avalanche).
Năm 1864, Nha Giám đốc Nội vụ (Direction de L’Intérieur), người dân đương thời gọi là “Dinh Thượng Thơ”, được xây dựng, nhìn ra đường Catinat, phía đối diện dinh Thủy sư Ðề đốc. Viên chức lãnh đạo cơ quan này, xét về mặt cai trị, chỉ xếp sau Thống đốc Nam Kỳ, trực tiếp chỉ huy các tham biện Pháp và quan lại Việt Nam cấp huyện, phủ, đốc phủ sứ. Ðầu thập niên 1880, ngay trên lộ trình con đường chạy qua, mọc lên ngôi nhà thờ Notre Dame, về sau được cư dân Sàigòn gọi là Nhà thờ Ðức Bà hay Vương Cung Thánh Ðường. Sau lưng nhà thờ là đường Norodom, lấy tên ông hoàng xứ Cambodge (Campuchia) đến thăm Sàigòn vào đầu năm 1867, nhân cuộc đấu xảo canh nông đầu tiên tổ chức tại đây.
Năm 1886, Pháp khởi công xây trụ sở Sở Bưu chính và Viễn thông (nay là Bưu điện) trên khu đất đối diện với mặt tiền nhà thờ, nằm giữa con đường Catinat và đường Paul Blanchy (nay là Hai Bà Trưng). Cuối đường Catinat, có một tháp nước cao, được xây dựng năm 1878 nhằm cung cấp nước uống cho cư dân trong vùng. Tuy nhiên, đến năm 1921, với sự phát triển của dân cư, tháp nước này không đáp ứng được yêu cầu nên bị đập bỏ. Ngày 1-1-1900, nhà hát Tây (nay là Nhà hát thành phố) được khánh thành trên giao lộ đường Bonard (nay là Lê Lợi) và Catinat, trở thành nơi biểu diễn thường xuyên của những đoàn hát từ phương Tây đến.
Khách sạn Majestic ở đầu đường Catinat nhìn ra bến Bạch Đằng của gia đình Hou Bon Hoa xây dựng. -
Ðường Catinat thuở ban đầu kéo dài tới đường Mayer (Hiền Vương/Võ Thị Sáu). Khi qua giao lộ với đường Norodom (Thống Nhất/Lê Duẩn) thì gọi là Catinat prolongée (Catinat nối dài).
Sau khi Pháp đặt tháp nước và thành lập quảng trường Thống chế Joffre thì đoạn đường này mới đặt tên lại là Blancubé và Garcerie.
Cuối cùng đường Catinat còn dài 630 mét, từ đầu đường Bến Bạch Ðằng đến Vương Cung Thánh Ðường là kết thúc.
Trong "Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca", xuất bản năm 1909, tác giả Nguyễn Liên Phong miêu tả đường Catinat như sau :
“Nhứt là đường Ca-ti-na / Hai bên lầu các, phố nhà phân minh / Bực thềm lót đá sạch tinh / Các cửa hàng bán lịch thanh tốt đều / Máy may mấy chỗ quá nhiều / Các tiệm tủ ghế dập dìu phô trương / Ðồ sành, đồ cẩn, đồ đương / Ðồ thêu, đồ chạm trổ thường thiếu chi… Nhà in, nhà thuộc, nhà chà / Nhà hàng ăn ngủ với nhà lạc son (xoong) / Phong lưu cách điệu ai bằng / Ðường đi trơn láng, đèn giăng sáng lòa / Thứ năm, thứ bảy, thứ ba / Với đêm chúa nhựt hát nhà hát Tây…”.
Qua miêu tả trên, ta thấy hình ảnh nhộn nhịp của phố Catinat đã hoàn chỉnh từ những năm đầu của thế kỷ 20, nếu so với các con phố thương mại trung tâm như Charner (Nguyễn Huệ) Bonard (Lê Lợi).
Ngoài những khách sạn, nhà hàng có từ thuở ban đầu, tạo nên một hình ảnh Á Ðông, từ năm 1954 về sau, các văn phòng, hiệu buôn, khách sạn, nhà hàng bắt đầu thay đổi hình dạng theo kiểu kiến trúc tân thời, không còn lưu lại nét cổ xưa riêng biệt.
Giới văn phòng, văn nghệ sĩ, thương gia đã làm nên cái trục “văn hoá không tên” qua ba địa điểm café, nhà hàng thường lui tới. Ðó là Givral – La Pagode – Brodard, khó phai mờ trong ký ức của những người Sàigòn.
Khách sạn Caravelle theo kiến trúc hiện đại phá vỡ kiến trúc phương Đông vốn có trên đường Tự Do.
Một là nhà hàng Givral ngay góc đường Tự Do và Lê Lợi. Xưa kia nguyên là tiệm thuốc Tây đầu tiên ở Sàigòn. Cũng theo tài liệu của Nguyễn Tiến Quang, tiệm khai trương năm 1865, chủ nhân là Lourdeau, sau làm Xã trưởng Sàigòn (1870). Ít lâu sau, hiệu thuốc được giao lại cho Holbé, tiến sĩ dược khoa, một nhân vật khá nổi tiếng của đất Sàigòn xưa, từng làm Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Sàigòn, Phó Chủ tịch Hội đồng quản hạt Nam Kỳ (Conseil colonial de la Cochinchine). Holbé từng điều chế ra một loại biệt dược có tên “Gouttes Holbé” dành cho những tay nghiện á phiện cai nghiện. Về sau, nhà thuốc Tây về tay Renoux, rồi Solirène và mang tên vị chủ nhân này trong một thời gian dài, trước khi bị thay thế bởi nhà hàng Givral.
Nhà văn Văn Quang (Nguyễn Quang Tuyến) ghi lại hồi ức của mình :
“Givral đông nhất và đáng kể nhất vào mỗi buổi sáng. Phóng viên trẻ thường tụ tập ở nhà hàng này vì nó ở ngay trước trụ sở Hạ nghị viện, các ông dân biểu thường ra ngồi giải lao tại đây và “thảo luận” đủ thứ chuyện bên lề. Và chuyện bên lề bao giờ cũng hấp dẫn hơn chuyện trong nghị trường. Chuyện “bí mật quốc gia, chuyện phe nhóm, gia nô và không gia nô, chuyện tình bà nghị ông nghị…” cứ nghe mấy ông này là có đủ tin giật gân trong ngày.
Cánh phóng viên thường bắt mối rất chặt chẽ với các ông bà dân biểu và nghị sĩ thượng hạ nghị viện. Thật ra họ có quyền lợi hỗ tương : Anh cho tôi tin, báo tôi yểm trợ lập trường của anh. Trong số những phóng viên, ngoài người Việt Nam còn có một số phóng viên người Mỹ, Pháp từ khách sạn Continental trước mặt ghé sang. Hoặc cũng có một số phóng viên người Việt làm cho các đài truyền hình, truyền thanh nước ngoài săn tin tại đây”.
Hai là nhà hàng La Pagode nằm ở góc đường Lê Thánh Tôn và Tự Do. Nhiều người rất nhớ khung cảnh của nhà hàng cà phê La Pagode mà mình lui tới. Nhà văn Văn Quang nhớ lại :
“Khách hàng của La Pagode hầu hết là nhà văn nhà thơ, nhạc sĩ, ca sĩ. Cứ vào buổi chiều, sau giờ tan sở là tụ tập lại đây. Tất nhiên cũng ngồi thành nhóm. Những ngày đầu tôi thường đi cùng Thanh Nam, Thái Thủy, Hoàng Thư và đến đây thường gặp các anh Nguyên Sa, Trần Thanh Hiệp, Mặc Thu, Cung Trầm Tưởng, Mai Thảo, Phạm Ðình Chương, Tạ Quang Khôi, Viên Linh, Nguyễn Ðạt Thịnh, Phạm Huấn, Anh Ngọc, Nhã Ca, Trần Dạ Từ, Nguyễn Ðình Toàn…”.
Cuối cùng là quán café Brodard nằm ở góc Tự Do – Nguyễn Thiệp. Bên kia đường là vũ trường Tự Do của ông Cường lùn và chị “tài pán” Nhựt. Bà chị này hành nghề cai quản các em từ vũ trường Ritz Hànội vào Nam. Ở đây lại đông vui vào những buổi sáng muộn và buổi tối khi “gà lên chuồng”. Nơi lui tới của những “dân đi chơi đêm” Sài Thành. Những “anh hùng hảo hớn” như Khê "Thăng Long Xích Thố", anh em ông Kim đầu bạc, Kính Tennis, Chương Marine cũng lui tới ngồi tán chuyện giang hồ. Các đại gia, tiểu gia thời đó không nhiều, chỉ vỏn vẹn một số ông dược sĩ, doanh nhân có xế bốn bánh đủ để chở các em đi ăn đêm.
Café Brodard một thời cùng với Café Grivral, La Pagode tạo nên trục “Văn hoá không tên” của giới thượng lưu và văn nghệ sĩ Sàigòn.
( Vô Danh )

Lời bàn của Mao Tôn...không cương...:

Nói về các quán cà phê thì khi còn đi học , ăn lương của Ba Má , ít tiền , nhịn ăn sáng ....v.....v....để học đòi làm ....dân chơi cầu ba cẳng ...củn ...là chưa tới 3 cẳng ....hìì....
Đường Lê Lợi có mấy quán như : Tuyết Lan - Hà Nội - Mai Hương - Tui có tiền là cứ Sáng Chúa Nhựt là ra Tuyết Lan kêu 1 ly sửa , giá 10 $ , ngồi tới trưa , để ngắm ông đi qua bà đi lại ....mà hồi đó gọi là ....Bát Phố Bô Na....
Quán Mai Hương vào sáng Chút Nhựt là dân Thủ Đức về phép đóng đô .- Cũng ngồi đồng tới trưa để ngắm dân ....Bát Phố Bô Na...
Khi lớn lên , có chút tiền , tui tới các quán ở Tự Do ngồi với bạn bè và dắt bồ vô ngồi uống cà phê . Nhưng tui lại thích La Pagode và Salon de Thé hơn .
Ở La Pagode - Tui lại có duyên được các tài danh nổi tiếng thời đó cho ngồi chung bàn để tán dóc với tui như :
Duyên Anh - Mai Thảo - Ngọc Thứ Lang .
Riêng nhà văn Mai Thảo thì chiều chiều là nhậu ở nhà hàng Thanh Thế , có bàn riêng ở trong , ngồi 1 mình , rượu của ổng đem tới , giao cho nhà hàng giữ , muốn uống bao nhiêu là kêu , ổng thường uống 1 cái trong , 1 cái ngoài - Đám Thanh Việt ngồi trên 20 người ở bàn trang trọng nhứt của nhà hàng , nói chuyện vui lắm nhưng hơi hơi lớn tiếng vì chuyện tiếu ngạo giang hồ mà , Thanh Việt ở TV hay sân khấu sao thì ngoài đời y chang như vậy , cũng cái hàm râu ,,,nhích nhích ....rất là có duyên ....dòm thôi là mắc cười rồi ....hììi....
Khi tui với 1 hay 2 thằng bạn thân xách 1 chai Hennessy hay Martel " cổ lùn " tới vào chiều thứ 7 , kêu bồi lấy ra cái bàn nhỏ , là ngồi bàn ngoài trời , kêu Sô Đa và nước đá , gọi là Consommation - Ly cao dài , phải là của Pháp nhen , nước đá vuông dài và trong veo , khi lắc phải nghe kêu coong coong mới đứng điệu .
Khi tui vô trong đi toilet là ổng , Mai Thảo , kêu tui ngồi uống với ổng , ổng kể chuyện và hút thuốc lá liên tục , lúc đó ổng mới ra cuốn " Để Tưởng Nhớ Một Mùi Hương " là ổng ký tên tặng tui 1 cuốn , phải nói cuốn sách quá hay , tả 1 người đàn bà có chồng , cho 1 chàng trai độc thân lãng tử mướn phòng , ở dơ , nhưng bà chủ lại yêu cái mùi ở dơ đó - MT tả tậm trạng của người đàn bà này quá hay .
Ngoài ra ổng thường ngâm thơ do ổng viết mà tới giờ tui còn nhớ như sau :
Ngồi tượng hình riêng một góc quầy
Tiếng người : Kià ! Uống cái chi đây ?
Uống ư ! Một ngụm chiều rơi lệ ,
Và một bình đêm rót rất đầy .
( Mai Thảo )
Tui hỏi là ý bài Thơ này nói gì hả chú ? Ổng nhìn tui , nhìn đám Thanh Việt rồi nhìn bàn của ổng nói " Giờ chú mầy đã hiễu chưa ? " - Tui đã hiễu , cụng ly cái cốp . dzô chú , ổng cười khoái chí , uống 1 cái vèo
Mà ngộ nhen , mấy tay đó toàn là dân Bắc kỳ , tui là dân Nam kỳ mới ác ôn côn đồ chứ .
Về sau này khi lớn tuổi , tui mới nghiệm ra 1 điều là trong người tui có 2 máu :
- Máu nghệ sĩ và máu du đảng .
Ở Salon de Thé , tui gặp tay học trường Luật và là tay cướp có súng là Petit Tân .
Thân mến.
TQĐ chuyen

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm