Cà Kê Dê Ngỗng

CHÙA XỨ TA , CHÙA XỨ NGƯỜI

Qua những tiết lộ về chùa Ba Vàng, người ta thấy khuôn mặt ghẻ lở của chùa chiền VN ngày nay.

 Từ đó, nhiều người có cái nhìn tiêu cực về Phật Giáo. Đúng ra, đó không phải là Phật Giáo, cũng không phải là Phật giáo VN. Đó là Phật giáo quốc doanh. Không phải ở đâu người ta cũng ‘’ hành đạo’’ một cách côn đồ, đểu cáng kiểu Thích Thanh Quyết, Thích Trúc Thái Minh.

 

SÂN CHÙA 

 Hãy thử viếng một ngôi chùa Nhật Bản. Chùa cực kỳ thanh tịnh, khách rơi vào một thế giới bình yên, tự nhiên quên phiền muộn, oán thù. 

Chùa cực kỳ đơn giản, bởi vì Phật Giáo, trước hết là thoát khỏi sân si, cám dỗ, rời bỏ những bận bịu vật chất. 

Điển hình là sân nhà chùa, nhiều khi chỉ trần trụi sỏi, đá vụn ; để cái nhìn, tâm hồn của người tu hành, hay Phật tử viếng thăm, không bị chi phối bởi ngoại vật, dù một bức tượng, một cành hoa. Chỉ có mình với đá, với Phật, với mình. 

Mỗi ngày, một người có tâm Phật tới cào sân đá. Đó là cả một nghệ thuật, phải học suốt đời. Cái gì ở xứ Phù Tang cũng là nghệ thuật. 

Một cử chỉ nhỏ là một biểu tượng. Cào sỏi là một cách thiền. Những luống đá sỏi trên sân chùa là một trạng thái của tâm hồn. Một hoà thượng trụ trì một hôm nhìn sân đá vừa cào, hỏi người cào sân : đệ tử có gì bất an trong lòng ? Người cào sân ứa nước mắt, thú thực có chuyện buồn trong gia đình, để tâm động, để cái bất ổn lộ trên những luống đá sỏi.

Người tu hành không có người hầu hạ, phải thức dậy từ 3, 4 giờ sáng để lau chùi, quét dọn và kinh kệ. 

Trước khi đọc kinh phải học tập để hiểu ý nghĩa, không phải chỉ ê a cho có. Đọc kinh mỗi ngày để những lời kinh thấm vào đầu óc mình, thể hiện trong cách xử thế, không phải để cho Phật vui lòng. Cũng không phải cầu xin gì, ngoài việc qua Phật  tìm cái thanh tịnh cho tâm hồn. Không có đồng chí thầy nào bám khách như đỉa, đòi tiền như đòi nợ, để...có phương tiện '' hành đạo ''

CƠM CHÙA

 

Bữa ăn thanh đạm, không có cảnh các bà, các cô chạy lên, chạy xuống, rót rượu, quạt mát cho các thầy quốc doanh ngồi phưỡn bụng nhậu nhẹt, đưa cay với bia, với Martell đắt tiền. Bữa ăn yên tĩnh, nghe tiếng ruồi bay, bởi vì khi ăn phải suy ngẫm về ý nghĩa của sự dinh dưỡng, về thiên nhiên đã hiến cây quả, cơm gạo. Bởi vì con nhà Phật làm gì phải đặt trong tâm vào chuyện đó, rửa bát, chẻ rau tìm thấy cái vui, cái hạnh phúc trong sự chẻ rau, rửa bát.

Trong nhiều chùa, nhà tu khi ăn để bên cạnh 9 hạt cơm. Một chú tiểu đi thu những hạt cơm đó, đem ra vườn cho chim chóc. Khi ăn, khi hưởng thụ, phải nghĩ tới chúng sinh, vạn vật. Người tu hành không sống một mình, không sống cho mình.

 

NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC

 

Chùa chiền Nhật Bản, đôi khi cao 3 hay 5 tầng, bao giờ cũng hoà hợp với thiên nhiên, với cảnh vật chung quanh. Mỗi ngọn cây, mỗi khóm trúc, mỗi dòng suối đều có ý nghĩa, là biểu tượng cho một triết lý sống.

Một vị thầy chùa có thể giải thích cho bạn tại sao cây trồng ở chỗ này, không ở chỗ khác, những con cá đủ mầu lượn dưới suối không chỉ là vật trang trí.

Người ta không vạt cả một ngọn núi, san bằng ngọn đồi để làm những ngôi chùa to tổ bố, bê tông cốt sắt, trang trí xanh, đỏ, tím vàng. Bôi bẩn, xé rách những bức tranh tuyệt vời mà thiên nhiên đã tặng cho nước Việt. Và, theo thông lệ, hãnh diện một cách ngu xuẩn đã xây được ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á ( nhưng lờ đi không giải thích lấy bạc tỷ ở đâu xây chùa ? )

Người ta biết tôn trọng môi sinh trước khi từ ngữ đó ra đời.

Ngoài khía cạnh mỹ thuật, không xa với nghệ thuật, mỗi ngôi chùa Nhật Bản là một kỳ công kiến trúc. 

Ngày nay người ta hiểu tại sao một ngôi chùa 5 tầng đứng vững hàng ngàn năm, ở một xứ động đất như cơm bữa.

Chùa Nhật, trừ ngoại lệ, cất 100% bằng gỗ, vật liệu thiết kế mềm nhất, tự uốn mình khi đất rung động. 

Chùa không có một cây đinh, tất cả đều là gỗ lắp với nhau, khi bị lay động, những then gỗ dựa nhau, cản sức chuyển động. Mỗi tầng độc lập với nhau, không gắn liền một khối ; khi gió bão những nơi bị lạy động không kéo cả toà nhà đổ theo. Những tầng trên nhỏ hơn tầng dưới, khi đụng đất, toà nhà lắc lư, người Nhật gọi là điệu múa của rắn, để tạo quân bình. Nếu tầng dưới nghiêng về bên phải, tầng trên nghiêng bên trái. 

Tất cả những thành phần di động, uyển chuyển đó dựng chung quanh một cột trụ trung tâm vững chắc, để dù lay chuyển tới đâu, toàn bộ kiến trúc cũng có chỗ dựa, để đứng vững ngàn thu.

Trong cái kỹ thuật kiến trúc thần tình đó có cả cái triết lý nhu đạo. Lấy cái mềm trị cái cứng. Lấy cái yếu trị cái mạnh. Đó là nghệ thuật đương đầu với bão táp của cây sậy.

Những nguyên tắc ngàn xưa đó của chùa chiền Nhật Bản ngày nay được học hỏi, nghiên cứu để xây cất những thành phố với cao ốc đồ sộ nhưng an toàn, ở những thành phố bị đông đất thường xuyên ở Nhật . 

Hy vọng không có người Nhật nào mò tới thăm viếng những sào huyệt, gọi là chùa, người Cộng Sản dựng lên để kinh doanh. Và thâm độc hơn nữa, để thực hiện chính sách ngu dân, đưa dân trở lại thời đại đồ đá với thần núi, thần đá

Qua ngưỡng cửa một ngôi chùa Nhật, người ta rũ bụi trần để bước vào thế giới thanh tịnh của Phật. Qua cửa BOT của chùa Việt, người ta bước vào thế giới ma quái của vong hồn ngất nghểu, ra rả vòi tiền như nặc nô đòi nợ.

Đó không phải là Phật giáo. Đó không phải là Phật Giáo VN. Hãy dùng chữ cho chỉnh.Đừng gọi đó là Giáo Hội Phật Giáo VN, hãy gọi Giáo Hội Phật Giáo Quốc Doanh. Khổng Tử :'' Danh có chính, ngôn mới thuận ''. Albert Camus:dùng chữ không chỉnh là mang thêm cái hỗn loạn vào cái hỗn loạn đã hiện diện

 

Paris 28/03/2018

 

Từ Thức

 

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

CHÙA XỨ TA , CHÙA XỨ NGƯỜI

Qua những tiết lộ về chùa Ba Vàng, người ta thấy khuôn mặt ghẻ lở của chùa chiền VN ngày nay.

 Từ đó, nhiều người có cái nhìn tiêu cực về Phật Giáo. Đúng ra, đó không phải là Phật Giáo, cũng không phải là Phật giáo VN. Đó là Phật giáo quốc doanh. Không phải ở đâu người ta cũng ‘’ hành đạo’’ một cách côn đồ, đểu cáng kiểu Thích Thanh Quyết, Thích Trúc Thái Minh.

 

SÂN CHÙA 

 Hãy thử viếng một ngôi chùa Nhật Bản. Chùa cực kỳ thanh tịnh, khách rơi vào một thế giới bình yên, tự nhiên quên phiền muộn, oán thù. 

Chùa cực kỳ đơn giản, bởi vì Phật Giáo, trước hết là thoát khỏi sân si, cám dỗ, rời bỏ những bận bịu vật chất. 

Điển hình là sân nhà chùa, nhiều khi chỉ trần trụi sỏi, đá vụn ; để cái nhìn, tâm hồn của người tu hành, hay Phật tử viếng thăm, không bị chi phối bởi ngoại vật, dù một bức tượng, một cành hoa. Chỉ có mình với đá, với Phật, với mình. 

Mỗi ngày, một người có tâm Phật tới cào sân đá. Đó là cả một nghệ thuật, phải học suốt đời. Cái gì ở xứ Phù Tang cũng là nghệ thuật. 

Một cử chỉ nhỏ là một biểu tượng. Cào sỏi là một cách thiền. Những luống đá sỏi trên sân chùa là một trạng thái của tâm hồn. Một hoà thượng trụ trì một hôm nhìn sân đá vừa cào, hỏi người cào sân : đệ tử có gì bất an trong lòng ? Người cào sân ứa nước mắt, thú thực có chuyện buồn trong gia đình, để tâm động, để cái bất ổn lộ trên những luống đá sỏi.

Người tu hành không có người hầu hạ, phải thức dậy từ 3, 4 giờ sáng để lau chùi, quét dọn và kinh kệ. 

Trước khi đọc kinh phải học tập để hiểu ý nghĩa, không phải chỉ ê a cho có. Đọc kinh mỗi ngày để những lời kinh thấm vào đầu óc mình, thể hiện trong cách xử thế, không phải để cho Phật vui lòng. Cũng không phải cầu xin gì, ngoài việc qua Phật  tìm cái thanh tịnh cho tâm hồn. Không có đồng chí thầy nào bám khách như đỉa, đòi tiền như đòi nợ, để...có phương tiện '' hành đạo ''

CƠM CHÙA

 

Bữa ăn thanh đạm, không có cảnh các bà, các cô chạy lên, chạy xuống, rót rượu, quạt mát cho các thầy quốc doanh ngồi phưỡn bụng nhậu nhẹt, đưa cay với bia, với Martell đắt tiền. Bữa ăn yên tĩnh, nghe tiếng ruồi bay, bởi vì khi ăn phải suy ngẫm về ý nghĩa của sự dinh dưỡng, về thiên nhiên đã hiến cây quả, cơm gạo. Bởi vì con nhà Phật làm gì phải đặt trong tâm vào chuyện đó, rửa bát, chẻ rau tìm thấy cái vui, cái hạnh phúc trong sự chẻ rau, rửa bát.

Trong nhiều chùa, nhà tu khi ăn để bên cạnh 9 hạt cơm. Một chú tiểu đi thu những hạt cơm đó, đem ra vườn cho chim chóc. Khi ăn, khi hưởng thụ, phải nghĩ tới chúng sinh, vạn vật. Người tu hành không sống một mình, không sống cho mình.

 

NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC

 

Chùa chiền Nhật Bản, đôi khi cao 3 hay 5 tầng, bao giờ cũng hoà hợp với thiên nhiên, với cảnh vật chung quanh. Mỗi ngọn cây, mỗi khóm trúc, mỗi dòng suối đều có ý nghĩa, là biểu tượng cho một triết lý sống.

Một vị thầy chùa có thể giải thích cho bạn tại sao cây trồng ở chỗ này, không ở chỗ khác, những con cá đủ mầu lượn dưới suối không chỉ là vật trang trí.

Người ta không vạt cả một ngọn núi, san bằng ngọn đồi để làm những ngôi chùa to tổ bố, bê tông cốt sắt, trang trí xanh, đỏ, tím vàng. Bôi bẩn, xé rách những bức tranh tuyệt vời mà thiên nhiên đã tặng cho nước Việt. Và, theo thông lệ, hãnh diện một cách ngu xuẩn đã xây được ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á ( nhưng lờ đi không giải thích lấy bạc tỷ ở đâu xây chùa ? )

Người ta biết tôn trọng môi sinh trước khi từ ngữ đó ra đời.

Ngoài khía cạnh mỹ thuật, không xa với nghệ thuật, mỗi ngôi chùa Nhật Bản là một kỳ công kiến trúc. 

Ngày nay người ta hiểu tại sao một ngôi chùa 5 tầng đứng vững hàng ngàn năm, ở một xứ động đất như cơm bữa.

Chùa Nhật, trừ ngoại lệ, cất 100% bằng gỗ, vật liệu thiết kế mềm nhất, tự uốn mình khi đất rung động. 

Chùa không có một cây đinh, tất cả đều là gỗ lắp với nhau, khi bị lay động, những then gỗ dựa nhau, cản sức chuyển động. Mỗi tầng độc lập với nhau, không gắn liền một khối ; khi gió bão những nơi bị lạy động không kéo cả toà nhà đổ theo. Những tầng trên nhỏ hơn tầng dưới, khi đụng đất, toà nhà lắc lư, người Nhật gọi là điệu múa của rắn, để tạo quân bình. Nếu tầng dưới nghiêng về bên phải, tầng trên nghiêng bên trái. 

Tất cả những thành phần di động, uyển chuyển đó dựng chung quanh một cột trụ trung tâm vững chắc, để dù lay chuyển tới đâu, toàn bộ kiến trúc cũng có chỗ dựa, để đứng vững ngàn thu.

Trong cái kỹ thuật kiến trúc thần tình đó có cả cái triết lý nhu đạo. Lấy cái mềm trị cái cứng. Lấy cái yếu trị cái mạnh. Đó là nghệ thuật đương đầu với bão táp của cây sậy.

Những nguyên tắc ngàn xưa đó của chùa chiền Nhật Bản ngày nay được học hỏi, nghiên cứu để xây cất những thành phố với cao ốc đồ sộ nhưng an toàn, ở những thành phố bị đông đất thường xuyên ở Nhật . 

Hy vọng không có người Nhật nào mò tới thăm viếng những sào huyệt, gọi là chùa, người Cộng Sản dựng lên để kinh doanh. Và thâm độc hơn nữa, để thực hiện chính sách ngu dân, đưa dân trở lại thời đại đồ đá với thần núi, thần đá

Qua ngưỡng cửa một ngôi chùa Nhật, người ta rũ bụi trần để bước vào thế giới thanh tịnh của Phật. Qua cửa BOT của chùa Việt, người ta bước vào thế giới ma quái của vong hồn ngất nghểu, ra rả vòi tiền như nặc nô đòi nợ.

Đó không phải là Phật giáo. Đó không phải là Phật Giáo VN. Hãy dùng chữ cho chỉnh.Đừng gọi đó là Giáo Hội Phật Giáo VN, hãy gọi Giáo Hội Phật Giáo Quốc Doanh. Khổng Tử :'' Danh có chính, ngôn mới thuận ''. Albert Camus:dùng chữ không chỉnh là mang thêm cái hỗn loạn vào cái hỗn loạn đã hiện diện

 

Paris 28/03/2018

 

Từ Thức

 

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm