Sức khỏe và đời sống

CÁC CHUYÊN ĐỀ VỀ SỨC KHỎE TRONG TUẦN.

Tác dụng phụ là những phản ứng làm cho khó chịu hoặc độc hại, xảy ra ngoài ý muốn khi dùng thuốc ở liều thông thường. Sự biến đổi màu của phân

CÁC CHUYÊN ĐỀ VỀ SỨC KHỎE TRONG TUẦN.
Mời các bạn xem vài chuyên đề về sức khỏe
Chuyên đề 1: Dấu hiệu bất thường nhưng không nguy hiểm khi dùng thuốc
Nếu đang dùng vitamin B2, đừng lo lắng khi nước tiểu có màu vàng.
Nhiều người tỏ ra rất lo lắng về sự biến đổi màu phân hoặc nước tiểu sau khi dùng thuốc và cho rằng đó là các tác dụng phụ của thuốc. Thực tế không phải như vậy.

Tác dụng phụ là những phản ứng làm cho khó chịu hoặc độc hại, xảy ra ngoài ý muốn khi dùng thuốc ở liều thông thường. Sự biến đổi màu của phân hoặc nước tiểu khi dùng thuốc không đưa đến rối loạn hoặc khó chịu nào và sẽ mất đi khi bệnh nhân thôi dùng thuốc. Vì vậy, nó không phải là tác dụng phụ mà chỉ là những biến đổi của cơ thể do các phản ứng sinh hóa của thuốc gây ra.

Sự đổi màu ở phân

Thông thường phân có màu nâu (do sự hiện diện của urobilin và stercobilin, dẫn xuất từ sắc tố mật). Nó có màu từ nâu nhạt đến vàng nếu uống nhiều sữa, màu nâu đậm nếu ăn nhiều thịt. Khi dùng thuốc, phân sẽ có một số biến đổi về màu như sau:

- Màu đen: Xuất hiện sau khi dùng thuốc có hợp chất bismuth để trị tiêu chảy hoặc viêm loét dạ dày-tá tràng (Pepto-Bismol, Trymo, Denol) hoặc thuốc bổ chứa sắt. Hiện tượng này là vô hại và sẽ mất đi khi ngừng dùng thuốc
- Màu đỏ: Xuất hiện sau khi uống thuốc Pyrvinium pamoat để trị giun sá
- Xanh lá cây hoặc xanh dương: Là sự biến đổi do dùng thuốc Dithiazanin (Delvex) để trị giun sán.

Sự đổi màu của nước tiểu

Ở người khỏe mạnh, nước tiểu trong, gần như không màu hoặc màu vàng nhạt. Khi người ốm dùng thuốc, hầu hết các thuốc đều được đào thải qua nước tiểu và làm cho nước tiểu biến đổi màu:
- Xanh dương: Là sự biến đổi do dùng xanh Methylen (trị nhiễm trùng đường tiểu) hoặc Dithiazanin (thuốc trị giun sán, đào thải chủ yếu qua phân nhưng vẫn có một ít qua nước tiểu).
- Màu hồng: Xuất hiện sau khi dùng thuốc Danthron (trị táo bón) hoặc Diphenylhydantoin (trị động kinh).
- Đỏ cam: Màu này xuất hiện sau khi dùng thuốc chống đông máu Anisindion (Miradon) hoặc thuốc trị đau cơ khớp Chlorzoxazon (Paraflex).
- Màu vàng: Nhiều người khi thấy nước tiểu có màu vàng đã bỏ dùng thuốc vì cho rằng đó là dấu hiệu có vấn đề về gan do thuốc gây ra. Thực chất, đây cũng chỉ là những dấu hiệu bất thường không nguy hiểm, xuất hiện khi bệnh nhân dùng vitamin B2 (còn có tên Riboflavin), thuốc trị đau nhức thần kinh Bécozyme (chứa hỗn hợp vitamin nhóm B) và thuốc bổ đa sinh tố chứa vitamin B2. Nước tiểu không vàng khi uống các thuốc trên có nghĩa là bạn đã uống phải thuốc giả.

Chuyên đề 2: Trứng ngỗng... bổ đến đâu?
Tác giả : MINH CHÂU
Khác với trứng gà, trứng vịt hay trứng chim cút., những người dùng trứng ngỗng hầu hết chỉ là phụ nữ mang thai. Nhiều phụ nữ cho biết họ chẳng có hứng thú gì khi ăn trứng ngỗng vì nó không ngon, mùi vị lại rất ngang. Mặt khác giá một quả trứng ngỗng khá đắt, có khi bằng giá cả chục quả trứng gà. Do kén khách nên phần lớn người nuôi ngỗng thường ấp trứng để nuôi lấy thịt chứ ít nơi chuyên nuôi ngỗng đẻ để bán trứng. Hơn nữa loài ngỗng thường hay chết dịch hàng loạt nên không được nông dân ưa chuộng như các loại gia cầm khác. Do vậy, trứng ngỗng ngày càng trở thành của quý...
TRỨNG NGỖNG - MẶT HÀNG "QUÝ TỘC"

Không biết từ bao giờ, chị em phụ nữ mang thai đều được "nghe nói" đến công dụng vượt trội của việc ăn trứng ngỗng so với các loại trứng thông dụng khác như trứng gà, trứng vịt... Giờ đây, trứng ngỗng đang được coi là một loại thức ăn bổ dưỡng quý hiếm, thậm chí nhiều người còn truyền nhau bí quyết nếu muốn sinh con gái thì ăn 9 quả trứng ngỗng, còn nếu muốn có con trai thì ăn 7 quả (?!). Ngoài quan niệm có thể dùng trứng ngỗng để ấn định giới tính cho con, nhiều người cho rằng trứng ngỗng rất bổ, giàu calcium nên khi mang thai nếu ăn trứng ngỗng sẽ sinh con khỏe mạnh, thông minh hơn. Ðiều này khiến trứng ngỗng từ chỗ rất ít người biết đến đã trở thành mặt hàng cao cấp được bán với giá "trên trời". Phải chăng, người ta lợi dụng tâm lý của những phụ nữ sắp làm mẹ muốn dành cho con mình tất cả những gì tốt đẹp nhất mà vẽ vời để trục lợi? Không ít người cho biết chỉ vì chiều mẹ chồng, lại nghe nhiều người khuyên là dùng trứng ngỗng bổ, nhiều dinh dưỡng, ăn vào sẽ sinh con khỏe mạnh, thông minh... nên cứ nhắm mắt mà ăn, chứ thật ra chẳng thấy ngon lành gì; Mỗi lần cố gắng lắm mới ăn hết được một quả vì có mùi rất ngang. Khó ăn là vậy nhưng hiện nay việc tìm trứng ngỗng không phải dễ. Cách đây 1-2 năm, ở Hà Nội hầu như không có mặt hàng này. Người nào muốn mua phải gửi tận miền Nam mang ra. Ðặc biệt vào mùa hè nóng nực rất khó tìm mua trứng ngỗng, vì ngỗng thường chỉ đẻ vào mùa xuân và mùa thu. Bởi vậy trứng ngỗng vào mùa hè thường lên cơn "sốt", hàng thì khan hiếm mà nhu cầu của các "bà bầu" lại không hề giảm. Càng hiếm, tất nhiên giá càng đắt. Muốn mua, các chị, các cô có nhu cầu phải tìm đến những chợ lớn như chợ Ðồng Xuân, chợ Hôm, chợ Thành Công, chợ Kim Liên nhưng không phải lúc nào cũng có; Còn các chợ cóc thường không bán món "quý tộc" này vì nó rất kén khách. Theo những người bán hàng, hằng năm chỉ vào dịp gần Tết mới có nhiều trứng ngỗng và giá cũng rẻ nhất, khoảng 6.000-7.000đ/quả.

Trứng ngỗng thường được cung ứng từ các vùng đồng bãi ven đê. Gần đây do nhu cầu ăn trứng ngỗng của phụ nữ mang thai tăng cao nên tại một số tỉnh như Hưng Yên, Hà Nam, Hà Tây, Thái Bình... xuất hiện phong trào nuôi ngỗng đẻ để cung ứng trứng cho Hà Nội. Những ngày cuối hè 2003, tại chợ Thành Công, chúng tôi thấy có bày vài rổ trứng ngỗng. Hỏi giá được biết loại nhỏ (trứng ngỗng so) chỉ to hơn trứng vịt một chút giá 30.000đ/quả, nếu to hơn phải 60.000đ/quả. Khi được hỏi sao giá cao thế, chị bán hàng nhăn nhó phân trần: "Chị có muốn tăng đâu, ai chẳng muốn giữ khách. Nhưng mùa này có phải mùa ngỗng đẻ đâu mà trứng rẻ. Sở dĩ có trứng bán là do chị đặt hàng ở một trang trại tận Thái Bình, vì chỉ duy nhất ở đó mới có trứng quanh năm".
TRỨNG NGỖNG... BỔ ÐẾN ÐÂU?

Chúng tôi được biết hiện nay trên thị trường cũng đã xuất hiện nguồn trứng ngỗng nhập lậu từ Trung Quốc. Khi chúng tôi thử hỏi trứng ngỗng bày bán là của ta hay nhập từ Trung Quốc, hầu hết người bán hàng đều lấp lửng: "Ngỗng nào chẳng là ngỗng". Các khách hàng thì đa số là phụ nữ mang bầu, năm thì mười họa mới có nhu cầu tìm mua trứng ngỗng, nên họ cũng chẳng có mấy kinh nghiệm trong việc lựa chọn trứng; Vì vậy thật khó có cơ sở bảo đảm không mua phải trứng ngỗng để lâu hay trứng nhập lậu từ Trung Quốc được bảo quản bằng hóa chất.

Theo GS. Từ Giấy - Hội Dinh dưỡng Việt Nam: "Các chất dinh dưỡng trong trứng ngỗng không hơn gì các loại trứng gia cầm khác, dù mỗi loại có sự khác biệt rất nhỏ. Còn quan niệm ăn 7 quả sinh con trai, 9 quả sinh con gái là hoàn toàn nhảm nhí, không có cơ sở khoa học".

Tuy nhiên như đã trình bày, thật khó có thể phân biệt đâu là trứng ngỗng nhập lậu cũng như chúng có bị tẩm các chất bảo quản để giữ lâu hay không? - và ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của cả mẹ và con nếu thai phụ ăn phải loại trứng ấy. Tuy là chuyện nhỏ nhưng vấn đề bảo đảm an toàn cho phụ nữ mang thai khi ăn trứng ngỗng dường như chưa được mấy ai quan tâm.


Chuyên đề 3: BỆNH “TAY CHÂN MIỆNG” VÀ “LỞ MỒM LONG MÓNG” Dịch bệnh ở Việt Nam - những điều đáng lo ngại1

TIẾN SĨ NGUYỄN TRỌNG BÌNH (Mỹ)

LTS: Gần đây thông tin về dịch bệnh “tay chân miệng” (Hand Foot and Mouth Disease; HFMD) ở trẻ em và dịch bệnh “lở mồm long móng” ở gia súc được báo chí đưa tin làm ảnh hưởng không ít đến đời sống người dân. Từ Mỹ, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Bình – chuyên gia nghiên cứu về vi sinh – hóa sinh đã có bài viết gởi cho NVX về những nghiên cứu và trăn trở của ông khi căn bệnh này “hoành hành” tại VN.

HFMD là bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Theo báo cáo khoa học, hai loại bệnh trên không có liên quan với nhau tuy là có triệu chứng giống nhau. Chúng ta hãy tìm hiểu về dịch bệnh HFMD.

Bệnh tay, chân và miệng là gì?

Bệnh tay, chân và miệng (Hand, foot and mouth disease, HFMD) là bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh được quan sát qua biểu hiện sốt nóng, sưng, lở miệng và những nốt mẩn (bóng nước) ở tay và chân bệnh nhân. Bệnh HFMD bắt đầu ở trẻ nhỏ biểu hiện ban đầu là ấm đầu, biếng ăn, lừ đừ và viêm, đau họng. Khoảng một hoặc hai ngày sau khi ấm đầu, trẻ sẽ bị sưng và đau họng. Bắt đầu là những mụn mẩn đỏ có thể thành những bóng nước và loét trong miệng hoặc cổ họng, lưỡi, lợi (nướu răng) và bên trong má. Những mẩn đỏ trên da xuất hiện sau một hoặc hai ngày, có khi biến thành những mụn có nước (bóng nước). Những mẩn đỏ này không ngứa và xuất hiện nơi lòng bàn tay và lòng bàn chân của bệnh nhân. Tuy nhiên cũng có những bệnh nhân chỉ nổi mụn hoặc vết loét trong miệng.

Bệnh tay, chân, miệng nơi người khác với bệnh chân và miệng (của heo, bò, dê, cừu, gia súc có móng), tuy biểu hiện bệnh khá giống nhau nhưng hai bệnh này không có liên quan gì với nhau vì nguyên nhân gây bệnh là hai loại vi-rút khác nhau.

Bệnh HFMD là bệnh do nhóm vi-rút enterovirus sinh ra. Thông thường, bệnh do nhóm vi-rút coxsackievirus A16 gây ra, những trường hợp khác do nhóm enterovirus 71 hoặc vi-rút của nhóm enteroviruses gây ra.

Theo báo chí Việt Nam thống kê, tại Bệnh viện Nhi đồng 1, chưa kể số khám và điều trị ngoại trú, mỗi tuần có trên 25 trẻ mắc bệnh tay-chân-miệng có biến chứng thần kinh phải nhập viện. Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, số trẻ đến khám và nhập viện do bệnh tay-chân-miệng cũng gia tăng.

Liên tiếp trong 2 tuần qua có 2 trẻ (đều dưới 2 tuổi) tử vong chỉ trong 48 giờ nhập viện do bệnh diễn tiến nặng. Trong 5 tháng đầu năm 2006, trên địa bàn TP.HCM đã ghi nhận được trên 600 bệnh nhân tay-chân-miệng, 3 trẻ tử vong. Đó là con số thật đáng lo ngại.
 
Bệnh HFMD có nguy hiểm không?

Bắt đầu là những mụn mẩn đỏ có thể thành những bóng nước và loét trong miệng hoặc cổ họng, lưỡi, lợi

Bệnh nhân bị nhiễm vi-rút coxsackievirus A16 thường bị bệnh nhẹ và sẽ khỏi sau 7-10 ngày bị nhiễm bệnh. Trong vài trường hợp hiếm thấy, bệnh nhân bị biến chứng, sốt nóng, đau vai, nhức đầu, đau lưng và cần phải nhập viện vài ngày. Trong vài trường hợp bệnh nhân bị nhiễm vi-rút EV 71 gây biến chứng và có thể gây bại liệt, thậm chí tử vong. Đã có một số trường hợp tử vong xảy ra tại Malaysia năm 1997 và Đài Loan năm 1998.

Bệnh này truyền nhiễm nhẹ, có thể truyền từ người bệnh sang người khác do tiếp xúc với nước mũi hoặc nước dãi, nước từ mụn lở hoặc phân của bệnh nhân. Bệnh nhân dễ truyền bệnh cho người khác nhất trong tuần lễ đầu bị bệnh, tuy nhiên bệnh không lây truyền sang thú vật.

Thời gian để phát bệnh sau khi bị nhiễm khoảng 3 đến 7 ngày. Triệu chứng đầu tiên phát bệnh là sốt nóng.

Bệnh HFMD thường xảy ra với trẻ em dưới 10 tuổi, đôi khi người lớn cũng có thể mắc bệnh này. Phần lớn bệnh xảy ra nơi trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người già có hệ miễn dịch yếu.

Phụ nữ mang thai bị nhiễm do tiếp xúc với người bệnh có thể gây hậu quả xảy thai, ảnh hưởng xấu đến thai nhi hoặc truyền bệnh cho trẻ mới sinh nếu bị nhiễm bệnh trước khi sinh nở. Tỷ lệ tử vong rất cao nếu trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh ở 2 tuần lễ đầu sau khi sinh. Vì vậy việc giữ gìn vệ sinh và tránh tiếp xúc với người bệnh trong thời gian mang thai và nuôi trẻ nhỏ là điều rất quan trọng. Bệnh xảy ra theo từng cá nhân trên quy mô toàn cầu và thường xảy ra vào mùa Hè và Thu.

Làm thế nào để chẩn đoán được bệnh HFMD? Các bác sĩ chẩn đoán qua triệu chứng lâm sàng của bệnh và phân biệt với các bệnh khác gây vết lở loét trong miệng, hoặc bằng chẩn đoán tìm kháng thể (antibody); tuy nhiên chẩn đoán này mất thời gian (khoảng hơn 1 tuần); do đó không thực dụng trên thực tế .

Hiện nay bệnh HFMD chưa có thuốc đặc trị, thông thường chỉ dùng các thuốc chống đau nhức và giảm cơn sốt.

Phương pháp phòng bệnh duy nhất hiện nay là giữ gìn vệ sinh, giữ 2 bàn tay sạch

Phương pháp phòng bệnh duy nhất hiện nay là giữ gìn vệ sinh, giữ 2 bàn tay sạch, thường xuyên rửa tay với xà phòng sau khi ở ngoài về nhà và sử dụng thuốc sát trùng lau chùi cho những nơi bị nghi ngờ. Tránh những tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân, sau khi tiếp xúc với bệnh nhân phải rửa tay cho kỹ và thay quần áo mới, tắm gội với xà phòng trước khi tiếp xúc với người khác.

Vào mùa Hè và Thu thường xảy ra dịch bệnh HFMD tại các nhà giữ trẻ, trường học, vì vậy khi có trẻ em bị bệnh cha mẹ không nên cho con em đến những nơi tụ tập nhiều trẻ em khác trong vòng một tuần để tránh bệnh lan rộng. Khi dịch bệnh xảy ra, nhà giữ trẻ và trường học nên: Huấn luyện cho người lớn và trẻ em biết giữ vệ sinh, rửa tay, sát trùng và cách ngăn ngừa truyền bệnh trong khi tiếp xúc với người bệnh. Người lớn phải biết cách rửa tay và sát trùng sau khi thay tã lót cho trẻ đang có bệnh. Thường xuyên rửa tay và lau chùi các mặt bàn ghế, nơi trẻ có bệnh đã sử dụng bằng dung dịch sát trùng (ví dụ dung dịch có chứa chlorine, cơ-lo: Cl).

Tóm lại, bệnh HFMD thường xảy ra nơi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, bệnh có thể gây tử vong nhưng rất hiếm và sau thời gian khoảng 10 ngày bệnh nhân sẽ hồi phục. Tuy nhiên, gần đây có một số báo cáo của những quốc gia Đông Nam Á về bệnh HFMD biến chứng và nhiễm vào hệ trung khu thần kinh, gây tử vong vì làm rối loạn hô hấp và hệ tuần hoàn. Bệnh gây ra bởi chủng Enterovirus 71. Năm 2005 có báo cáo nghiên cứu của Đại học quốc gia Cheug Kung, Đài loan, đã sử dụng Type 1 Interferon để chống lại sự nhiễm trùng của enterovirus 71, thí nghiệm trên chuột. Tuy nhiên, chưa có báo cáo về phác đồ chữa trị cho người bệnh.

Bệnh HFMD ở người và bệnh lở mồm long móng ở gia súc (bò, lợn, dê, cừu..) tuy biểu hiện khá giống nhau nhưng là hai bệnh do hai loại vi-rút khác nhau gây ra. Bệnh HFMD hiện nay chưa có vaccine cũng như thuốc chữa. Việc phòng truyền nhiễm bằng phương pháp giữ vệ sinh, sát trùng và tránh tiếp xúc với nước mũi, dãi và phân của trẻ bị bệnh là phương cách hữu hiệu nhất trong tình hình hiện nay.
Chuyên đề 4: Tật tim bẩm sinh ở trẻ em

Tác giả : TS. BS. VŨ MINH PHÚC (TRƯỜNG ÐH Y DƯỢC TPHCM)
Trẻ có tật tim bẩm sinh (TBS) là trẻ khi mới vừa sinh ra đã có những bất thường trong cấu trúc của buồng tim, các vách ngăn trong tim, các van tim, những mạch máu lớn xuất phát từ tim. Theo điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới, TBS chiếm khoảng 0,7 - 0,8% tổng số trẻ sơ sinh lúc chào đời. Ở Việt Nam chưa có số liệu chính xác về tần suất TBS trong cộng đồng. Nhưng theo số liệu trong 10 năm (1984-1994) ở Bệnh viện Nhi đồng I và II TPHCM, có khoảng 10.000 trẻ bị bệnh tim nằm điều trị, trong đó có 5.442 trẻ bị bệnh TBS, chiếm 54% tổng số bệnh tim ở trẻ em.
Tại sao trẻ sinh ra lại có TBS?

Với những tiến bộ của y học hiện nay, một số nguyên nhân của TBS đã được tìm thấy, đó là: (1) Do bất thường của các nhiễm sắc thể số 13, 18, 21 (hội chứng Down), 22 hoặc của các nhiễm sắc thể giới tính như XO (hội chứng Turner), XXY (hội chứng Klinefelter); Những bất thường này không di truyền vì sự sai lệch của các nhiễm sắc thể chỉ là tai nạn đột xuất, xảy ra ở một thế hệ nào thôi chứ không truyền từ đời này sang đời khác. (2) Do di truyền trong gia đình khiến TBS xảy ra trong nhiều thế hệ của gia tộc. Nguyên nhân này chiếm khoảng 3% các trường hợp TBS. (3) Do các yếu tố từ môi trường sống tác động lên cơ thể bà mẹ lúc mang thai như tia phóng xạ, tia quang tuyến X, hóa chất, rượu, thuốc (đặc biệt là các thuốc an thần, thuốc nội tiết tố); hoặc mẹ mắc một số bệnh do siêu vi trùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ như quai bị, rubéole, herpès... (4) Do mẹ mắc một số bệnh như tiểu đường, lupus đỏ...
Làm thế nào nhận diện trẻ có TBS?

Ðây là điều rất quan trọng, giúp cha mẹ đưa con đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị kịp thời. Trẻ có tật TBS thường hay bị ho, khò khè tái đi, tái lại nhiều lần, thở khác thường (thở nhanh, lồng ngực bị rút lõm khi hít vào), trẻ rất hay bị sưng phổi. Da xanh xao, lạnh, vã mồ hôi, thường rất dễ mệt. Một số trẻ tím môi và đầu ngón tay, ngón chân khi khóc, khi rặn đi cầu hoặc tím ngay từ khi mới sinh, điều này khó nhận ra ở trẻ có nước da ngăm đen. Các trẻ có tật TBS thường bú hoặc ăn kém, khi bú trẻ có vẻ rất mệt, đang bú phải ngưng lại, nghỉ một lúc để thở rồi mới bú tiếp; Một bữa bú kéo dài trên 30 phút, do đó trẻ chậm lên cân, thậm chí không tăng cân, sụt cân, chậm mọc răng, chậm biết lật, biết bò, biết đi và đứng hơn so với trẻ bình thường. Trong một số trường hợp, trẻ có tật TBS nhưng không có biểu hiện gì do tật không nặng, chỉ tình cờ được phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi đi khám vì một lý do khác. Có một số tật khác cũng hay đi kèm với tật TBS như hội chứng Down, sứt môi - chẻ vòm, thiếu hoặc thừa ngón tay - ngón chân, tật đầu to, đầu nhỏ...
Chẩn đoán và điều trị

Khi phát hiện trẻ có những triệu chứng trên, gia đình nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch nhi để được chẩn đoán chính xác. Một số trẻ mắc những bệnh lý khác cũng có thể có các triệu chứng tương tự, do đó gia đình không nên quá lo lắng mà cần tham khảo ý kiến của các thầy thuốc chuyên khoa. Hiện nay trên thế giới, phần lớn các trường hợp TBS đã được điều trị khỏi bằng phẫu thuật sửa chữa những khuyết tật trong tim, hoặc có những biện pháp điều trị can thiệp khác không cần phải phẫu thuật. Ở TPHCM, Viện tim đã tiến hành phẫu thuật được một số tật TBS như thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch, tứ chứng Fallot, hẹp động mạch phổi, hẹp eo động mạch chủ... Những trẻ có tật TBS không thể phẫu thuật được hoặc trong thời gian chờ đợi phẫu thuật cần phải được điều trị và theo dõi định kỳ tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch nhi để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh như suy tim, cơn khó thở tím hoặc nhiễm trùng nặng. Những trẻ bị TBS vẫn phải được chủng ngừa các bệnh theo chương trình quốc gia như trẻ bình thường. Ðặc biệt các bậc cha mẹ phải lưu ý đến vấn đề chăm sóc vệ sinh răng miệng cho các trẻ có TBS, chải răng cho trẻ sau mỗi bữa ăn, đưa trẻ đi khám răng định kỳ. Nếu cần nhổ răng, cha mẹ phải thông báo cho các nha sĩ biết trẻ có tật TBS để trẻ được uống kháng sinh dự phòng nhiễm trùng trước và sau nhổ.
Làm thế nào để tránh cho con khỏi bị TBS?

Tốt nhất là trước khi dự định mang thai mẹ nên khám sức khỏe định kỳ, chủng ngừa một số bệnh như sởi - quai bị - rubéole, viêm gan siêu vi B và điều trị cho ổn định các bệnh tiểu đường, lupus đỏ... (nếu có). Khi mang thai bà mẹ phải thường xuyên theo dõi thai kỳ tại cơ sở y tế. Tránh uống rượu, tránh tiếp xúc với các hóa chất, độc chất, không được chụp hình bằng tia X. Khi dùng bất cứ thuốc gì đều phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Chú thích ảnh: Một ca phẫu thuật thay van tim.

Chuyên đề 5: Tuổi mãn kinh - giai đoạn biến đổi lớn của phụ nữ

*Tâm ly , thể trạng thay đổi; dễ mắc bệnh tim, loãng xương *Cứ 5 phụ nữ thì có 1 người bị xáo trộn nặng nề về tâm ly , sinh ly * Tập thể dục, dùng những chất giàu calci... rất tốt cho phụ nữ ở lứa tuổi này.

"Phụ nữ ở tuổi mãn kinh: Nhận biết và dự phòng" là chuyên đề khoa học mới được báo cáo tại Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương. Phóng viên Báo NLÐ đã có cuộc trao đổi với giáo sư bác sĩ Phạm Gia Ðức, Phó Chủ tịch Hội Sản phụ khoa Việt Nam - Phó Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương là chủ đề tài.

PV: Thưa giáo sư, vì sao đến nay mới có chuyên đề khoa học nghiên cứu kỹ về tuổi mãn kinh?

- GSBS Phạm Gia Ðức: Ðiều này xuất phát từ thực tế. Trong mấy thập kỷ gần đây, do điều kiện sống, việc chăm sóc sức khỏe được cải thiện, nên tuổi thọ trung bình của người dân ở mọi quốc gia, trong đó có VN, đã tăng đáng kể: Từ gần 50 tuổi ở đầu thế kỷ XX lên đến 68 - 70 tuổi trong những năm còn lại của thế kỷ này. Tuổi thọ càng cao, thời kỳ mãn kinh càng kéo dài. Sự xáo trộn chức năng nội tiết của các hormon buồng trứng đã ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể. Ðã có nhiều hội nghị quốc tế về đề tài này. Tại VN, chúng tôi đã quan tâm về những chứng bệnh khi mãn kinh từ những năm qua và có cách chữa trị hiệu quả cho nhiều bệnh nhân.

Có phải tất cả phụ nữ đến tuổi 50 đều trải qua giai đoạn mãn kinh?

-Mãn kinh cũng giống như giai đoạn của tuổi dậy thì với những biến đổi về thể trạng và tâm ly phức tạp mà hầu như mọi phụ nữ phải trải qua. Thực tế cho thấy ở tuổi 48 trở lên, hoạt động chế tiết của buồng trứng bắt đầu bị rối loạn, sau đó ngưng hoạt động hẳn ở tuổi 50 và trên 50. Theo thống kê, cứ 5 phụ nữ thì có một người bị xáo trộn tâm, sinh ly không thể chịu đựng nổi, 80% còn lại sống trong trạng thái vô thức (inconscient). Những diễn biến âm thầm về cơ thể học mà ta thường gọi là lão suy vẫn tiếp diễn không loại trừ ai. Mãn kinh nhân tạo hay tình trạng mãn kinh sớm còn gặp ở những phụ nữ trẻ tuổi phải cắt bỏ buồng trứng hai bên vì một ly do nào đó như bướu buồng trứng chẳng hạn.

Giáo sư có thể cho biết đặc điểm của tuổi mãn kinh.

- Trước tuổi mãn kinh, buồng trứng hoạt động theo chu kỳ hàng tháng và chế tiết ra các nang noãn, đồng thời phóng thích các hormon như estrogen và progesteron đi vào máu làm cơ sở cho sự thụ thai. Ðến tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh, về mặt nội tiết những thay đổi ấy rất sâu sắc:

- Sự suy sụp lượng estrogen trong máu, nhất là estradiol.

- Sự gia tăng các kích dục tô do tuyến yên tiết ra khi không còn sự kiềm chế của hoạt động buồng trứng.

Các dấu hiệu để nhận biết tuổi mãn kinh?

- Thay đổi về chức năng thần kinh thực vật: nóng nảy, vã mồ hôi - nhất là về ban đêm - làm mất ngủ, mệt nhọc, tính tình thay đổi: hay quên, cáu gắt, nhiều khi rơi vào trầm uất...

Tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu gắt. Tóc khô, rụng, dễ gãy. Da khô, nhám, nhăn nheo do mất dần lớp mỡ dưới da. Âm hộ, âm đạo bị teo dần làm người phụ nữ sợ giao hợp vì đau đớn. Tuyến vú trở nên mềm nhão, giọng nói bị ồ, lông chi mọc nhiều hơn... ở tuổi mãn kinh thường dễ mắc chứng loãng xương, và bệnh ly mạch vành...

Giáo sư có nói đến chứng loãng xương. Phải chăng đây là nguyên nhân gây ra gãy xương?

- Chứng loãng xương là căn bệnh thầm lặng cho đến lúc xảy ra gãy xương. Hàng năm, theo sinh ly , ở tuổi trên 20, nam hay nữ đều mất đi 1% khối lượng xương, cụ thể là chất calcium làm cho xương rắn. Sau mãn kinh 5 năm, nó sẽ tăng nhanh từ 2 - 3%/năm. Sau 10 năm đầu mãn kinh có thể làm xẹp đốt sống, lưng còng 1/3 hoặc gãy các xương dài ở cổ tay, cổ xương đùi một cách dễ dàng. Chính sự thiếu hụt estrogen là nguyên nhân gây ra chứng loãng xương và gãy xương. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở Mỹ có 24 triệu phụ nữ mắc bệnh loãng xương, trong đó gần 300.000 người bị gãy xương hông, gây 50.000 ca tử vong. Nếu cuộc sống kéo dài đến 80 tuổi thì từ 20 đến 80 tuổi, ít nhất đã có 50% khối lượng xương bị mất đi. Tuổi mãn kinh càng kéo dài hay buồng trứng bị cắt bỏ quá sớm không được trị liệu gì thì chất xương càng bị mất nhiều.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy ở tuổi mãn kinh, nguy cơ bệnh mạch vành tăng gấp 2,2 lần so với nhóm người chưa mãn kinh. Chứng nhồi máu cơ tim tăng gấp 7,2 lần ở những người 35 tuổi phải cắt bỏ buồng trứng hai bên.

Phương cách điều trị các chứng bệnh ở tuổi mãn kinh?

- Cách điều trị phổ biến hiện nay là sử dụng liệu pháp hormon thay thế lâu dài. Ðiều này phải được bác sĩ khám chọn lọc vì estrogen còn có thể gây ung thư nội mạc tử cung và ung thư vú. Vì thế cần chữa trị phù hợp cho mỗi người, không có công thức chung cho hàm lượng và thời gian sử dụng mỗi ngày. Có thể sử dụng estrogen cách quãng hoặc liên tục kết hợp với progesterin từ 10 - 14 ngày/tháng hay dùng song song cả estrogen và progesterin.

Ðối với phụ nữ ở tuổi mãn kinh, cần thường xuyên tập thể dục thể thao để duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ và giúp máu tuần hoàn đều khắp cơ thể. Nên ăn những chất giàu calci (sữa, cua, tôm, cà rốt). Ăn ít mỡ. Chú y các món ăn nhiều đậu nành. Cần dùng Vitamin E mỗi ngày. Không nên hút thuốc lá, uống rượu...Khi có những rối loạn trong cơ thể, cần đến ngay các phòng khám phụ khoa, bệnh viện phụ sản để khám và chữa trị kịp thời.

Chúc các bạn luôn vui-khỏe...NDD

( Trương Kim Anh chuyển )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

CÁC CHUYÊN ĐỀ VỀ SỨC KHỎE TRONG TUẦN.

Tác dụng phụ là những phản ứng làm cho khó chịu hoặc độc hại, xảy ra ngoài ý muốn khi dùng thuốc ở liều thông thường. Sự biến đổi màu của phân

CÁC CHUYÊN ĐỀ VỀ SỨC KHỎE TRONG TUẦN.
Mời các bạn xem vài chuyên đề về sức khỏe
Chuyên đề 1: Dấu hiệu bất thường nhưng không nguy hiểm khi dùng thuốc
Nếu đang dùng vitamin B2, đừng lo lắng khi nước tiểu có màu vàng.
Nhiều người tỏ ra rất lo lắng về sự biến đổi màu phân hoặc nước tiểu sau khi dùng thuốc và cho rằng đó là các tác dụng phụ của thuốc. Thực tế không phải như vậy.

Tác dụng phụ là những phản ứng làm cho khó chịu hoặc độc hại, xảy ra ngoài ý muốn khi dùng thuốc ở liều thông thường. Sự biến đổi màu của phân hoặc nước tiểu khi dùng thuốc không đưa đến rối loạn hoặc khó chịu nào và sẽ mất đi khi bệnh nhân thôi dùng thuốc. Vì vậy, nó không phải là tác dụng phụ mà chỉ là những biến đổi của cơ thể do các phản ứng sinh hóa của thuốc gây ra.

Sự đổi màu ở phân

Thông thường phân có màu nâu (do sự hiện diện của urobilin và stercobilin, dẫn xuất từ sắc tố mật). Nó có màu từ nâu nhạt đến vàng nếu uống nhiều sữa, màu nâu đậm nếu ăn nhiều thịt. Khi dùng thuốc, phân sẽ có một số biến đổi về màu như sau:

- Màu đen: Xuất hiện sau khi dùng thuốc có hợp chất bismuth để trị tiêu chảy hoặc viêm loét dạ dày-tá tràng (Pepto-Bismol, Trymo, Denol) hoặc thuốc bổ chứa sắt. Hiện tượng này là vô hại và sẽ mất đi khi ngừng dùng thuốc
- Màu đỏ: Xuất hiện sau khi uống thuốc Pyrvinium pamoat để trị giun sá
- Xanh lá cây hoặc xanh dương: Là sự biến đổi do dùng thuốc Dithiazanin (Delvex) để trị giun sán.

Sự đổi màu của nước tiểu

Ở người khỏe mạnh, nước tiểu trong, gần như không màu hoặc màu vàng nhạt. Khi người ốm dùng thuốc, hầu hết các thuốc đều được đào thải qua nước tiểu và làm cho nước tiểu biến đổi màu:
- Xanh dương: Là sự biến đổi do dùng xanh Methylen (trị nhiễm trùng đường tiểu) hoặc Dithiazanin (thuốc trị giun sán, đào thải chủ yếu qua phân nhưng vẫn có một ít qua nước tiểu).
- Màu hồng: Xuất hiện sau khi dùng thuốc Danthron (trị táo bón) hoặc Diphenylhydantoin (trị động kinh).
- Đỏ cam: Màu này xuất hiện sau khi dùng thuốc chống đông máu Anisindion (Miradon) hoặc thuốc trị đau cơ khớp Chlorzoxazon (Paraflex).
- Màu vàng: Nhiều người khi thấy nước tiểu có màu vàng đã bỏ dùng thuốc vì cho rằng đó là dấu hiệu có vấn đề về gan do thuốc gây ra. Thực chất, đây cũng chỉ là những dấu hiệu bất thường không nguy hiểm, xuất hiện khi bệnh nhân dùng vitamin B2 (còn có tên Riboflavin), thuốc trị đau nhức thần kinh Bécozyme (chứa hỗn hợp vitamin nhóm B) và thuốc bổ đa sinh tố chứa vitamin B2. Nước tiểu không vàng khi uống các thuốc trên có nghĩa là bạn đã uống phải thuốc giả.

Chuyên đề 2: Trứng ngỗng... bổ đến đâu?
Tác giả : MINH CHÂU
Khác với trứng gà, trứng vịt hay trứng chim cút., những người dùng trứng ngỗng hầu hết chỉ là phụ nữ mang thai. Nhiều phụ nữ cho biết họ chẳng có hứng thú gì khi ăn trứng ngỗng vì nó không ngon, mùi vị lại rất ngang. Mặt khác giá một quả trứng ngỗng khá đắt, có khi bằng giá cả chục quả trứng gà. Do kén khách nên phần lớn người nuôi ngỗng thường ấp trứng để nuôi lấy thịt chứ ít nơi chuyên nuôi ngỗng đẻ để bán trứng. Hơn nữa loài ngỗng thường hay chết dịch hàng loạt nên không được nông dân ưa chuộng như các loại gia cầm khác. Do vậy, trứng ngỗng ngày càng trở thành của quý...
TRỨNG NGỖNG - MẶT HÀNG "QUÝ TỘC"

Không biết từ bao giờ, chị em phụ nữ mang thai đều được "nghe nói" đến công dụng vượt trội của việc ăn trứng ngỗng so với các loại trứng thông dụng khác như trứng gà, trứng vịt... Giờ đây, trứng ngỗng đang được coi là một loại thức ăn bổ dưỡng quý hiếm, thậm chí nhiều người còn truyền nhau bí quyết nếu muốn sinh con gái thì ăn 9 quả trứng ngỗng, còn nếu muốn có con trai thì ăn 7 quả (?!). Ngoài quan niệm có thể dùng trứng ngỗng để ấn định giới tính cho con, nhiều người cho rằng trứng ngỗng rất bổ, giàu calcium nên khi mang thai nếu ăn trứng ngỗng sẽ sinh con khỏe mạnh, thông minh hơn. Ðiều này khiến trứng ngỗng từ chỗ rất ít người biết đến đã trở thành mặt hàng cao cấp được bán với giá "trên trời". Phải chăng, người ta lợi dụng tâm lý của những phụ nữ sắp làm mẹ muốn dành cho con mình tất cả những gì tốt đẹp nhất mà vẽ vời để trục lợi? Không ít người cho biết chỉ vì chiều mẹ chồng, lại nghe nhiều người khuyên là dùng trứng ngỗng bổ, nhiều dinh dưỡng, ăn vào sẽ sinh con khỏe mạnh, thông minh... nên cứ nhắm mắt mà ăn, chứ thật ra chẳng thấy ngon lành gì; Mỗi lần cố gắng lắm mới ăn hết được một quả vì có mùi rất ngang. Khó ăn là vậy nhưng hiện nay việc tìm trứng ngỗng không phải dễ. Cách đây 1-2 năm, ở Hà Nội hầu như không có mặt hàng này. Người nào muốn mua phải gửi tận miền Nam mang ra. Ðặc biệt vào mùa hè nóng nực rất khó tìm mua trứng ngỗng, vì ngỗng thường chỉ đẻ vào mùa xuân và mùa thu. Bởi vậy trứng ngỗng vào mùa hè thường lên cơn "sốt", hàng thì khan hiếm mà nhu cầu của các "bà bầu" lại không hề giảm. Càng hiếm, tất nhiên giá càng đắt. Muốn mua, các chị, các cô có nhu cầu phải tìm đến những chợ lớn như chợ Ðồng Xuân, chợ Hôm, chợ Thành Công, chợ Kim Liên nhưng không phải lúc nào cũng có; Còn các chợ cóc thường không bán món "quý tộc" này vì nó rất kén khách. Theo những người bán hàng, hằng năm chỉ vào dịp gần Tết mới có nhiều trứng ngỗng và giá cũng rẻ nhất, khoảng 6.000-7.000đ/quả.

Trứng ngỗng thường được cung ứng từ các vùng đồng bãi ven đê. Gần đây do nhu cầu ăn trứng ngỗng của phụ nữ mang thai tăng cao nên tại một số tỉnh như Hưng Yên, Hà Nam, Hà Tây, Thái Bình... xuất hiện phong trào nuôi ngỗng đẻ để cung ứng trứng cho Hà Nội. Những ngày cuối hè 2003, tại chợ Thành Công, chúng tôi thấy có bày vài rổ trứng ngỗng. Hỏi giá được biết loại nhỏ (trứng ngỗng so) chỉ to hơn trứng vịt một chút giá 30.000đ/quả, nếu to hơn phải 60.000đ/quả. Khi được hỏi sao giá cao thế, chị bán hàng nhăn nhó phân trần: "Chị có muốn tăng đâu, ai chẳng muốn giữ khách. Nhưng mùa này có phải mùa ngỗng đẻ đâu mà trứng rẻ. Sở dĩ có trứng bán là do chị đặt hàng ở một trang trại tận Thái Bình, vì chỉ duy nhất ở đó mới có trứng quanh năm".
TRỨNG NGỖNG... BỔ ÐẾN ÐÂU?

Chúng tôi được biết hiện nay trên thị trường cũng đã xuất hiện nguồn trứng ngỗng nhập lậu từ Trung Quốc. Khi chúng tôi thử hỏi trứng ngỗng bày bán là của ta hay nhập từ Trung Quốc, hầu hết người bán hàng đều lấp lửng: "Ngỗng nào chẳng là ngỗng". Các khách hàng thì đa số là phụ nữ mang bầu, năm thì mười họa mới có nhu cầu tìm mua trứng ngỗng, nên họ cũng chẳng có mấy kinh nghiệm trong việc lựa chọn trứng; Vì vậy thật khó có cơ sở bảo đảm không mua phải trứng ngỗng để lâu hay trứng nhập lậu từ Trung Quốc được bảo quản bằng hóa chất.

Theo GS. Từ Giấy - Hội Dinh dưỡng Việt Nam: "Các chất dinh dưỡng trong trứng ngỗng không hơn gì các loại trứng gia cầm khác, dù mỗi loại có sự khác biệt rất nhỏ. Còn quan niệm ăn 7 quả sinh con trai, 9 quả sinh con gái là hoàn toàn nhảm nhí, không có cơ sở khoa học".

Tuy nhiên như đã trình bày, thật khó có thể phân biệt đâu là trứng ngỗng nhập lậu cũng như chúng có bị tẩm các chất bảo quản để giữ lâu hay không? - và ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của cả mẹ và con nếu thai phụ ăn phải loại trứng ấy. Tuy là chuyện nhỏ nhưng vấn đề bảo đảm an toàn cho phụ nữ mang thai khi ăn trứng ngỗng dường như chưa được mấy ai quan tâm.


Chuyên đề 3: BỆNH “TAY CHÂN MIỆNG” VÀ “LỞ MỒM LONG MÓNG” Dịch bệnh ở Việt Nam - những điều đáng lo ngại1

TIẾN SĨ NGUYỄN TRỌNG BÌNH (Mỹ)

LTS: Gần đây thông tin về dịch bệnh “tay chân miệng” (Hand Foot and Mouth Disease; HFMD) ở trẻ em và dịch bệnh “lở mồm long móng” ở gia súc được báo chí đưa tin làm ảnh hưởng không ít đến đời sống người dân. Từ Mỹ, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Bình – chuyên gia nghiên cứu về vi sinh – hóa sinh đã có bài viết gởi cho NVX về những nghiên cứu và trăn trở của ông khi căn bệnh này “hoành hành” tại VN.

HFMD là bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Theo báo cáo khoa học, hai loại bệnh trên không có liên quan với nhau tuy là có triệu chứng giống nhau. Chúng ta hãy tìm hiểu về dịch bệnh HFMD.

Bệnh tay, chân và miệng là gì?

Bệnh tay, chân và miệng (Hand, foot and mouth disease, HFMD) là bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh được quan sát qua biểu hiện sốt nóng, sưng, lở miệng và những nốt mẩn (bóng nước) ở tay và chân bệnh nhân. Bệnh HFMD bắt đầu ở trẻ nhỏ biểu hiện ban đầu là ấm đầu, biếng ăn, lừ đừ và viêm, đau họng. Khoảng một hoặc hai ngày sau khi ấm đầu, trẻ sẽ bị sưng và đau họng. Bắt đầu là những mụn mẩn đỏ có thể thành những bóng nước và loét trong miệng hoặc cổ họng, lưỡi, lợi (nướu răng) và bên trong má. Những mẩn đỏ trên da xuất hiện sau một hoặc hai ngày, có khi biến thành những mụn có nước (bóng nước). Những mẩn đỏ này không ngứa và xuất hiện nơi lòng bàn tay và lòng bàn chân của bệnh nhân. Tuy nhiên cũng có những bệnh nhân chỉ nổi mụn hoặc vết loét trong miệng.

Bệnh tay, chân, miệng nơi người khác với bệnh chân và miệng (của heo, bò, dê, cừu, gia súc có móng), tuy biểu hiện bệnh khá giống nhau nhưng hai bệnh này không có liên quan gì với nhau vì nguyên nhân gây bệnh là hai loại vi-rút khác nhau.

Bệnh HFMD là bệnh do nhóm vi-rút enterovirus sinh ra. Thông thường, bệnh do nhóm vi-rút coxsackievirus A16 gây ra, những trường hợp khác do nhóm enterovirus 71 hoặc vi-rút của nhóm enteroviruses gây ra.

Theo báo chí Việt Nam thống kê, tại Bệnh viện Nhi đồng 1, chưa kể số khám và điều trị ngoại trú, mỗi tuần có trên 25 trẻ mắc bệnh tay-chân-miệng có biến chứng thần kinh phải nhập viện. Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, số trẻ đến khám và nhập viện do bệnh tay-chân-miệng cũng gia tăng.

Liên tiếp trong 2 tuần qua có 2 trẻ (đều dưới 2 tuổi) tử vong chỉ trong 48 giờ nhập viện do bệnh diễn tiến nặng. Trong 5 tháng đầu năm 2006, trên địa bàn TP.HCM đã ghi nhận được trên 600 bệnh nhân tay-chân-miệng, 3 trẻ tử vong. Đó là con số thật đáng lo ngại.
 
Bệnh HFMD có nguy hiểm không?

Bắt đầu là những mụn mẩn đỏ có thể thành những bóng nước và loét trong miệng hoặc cổ họng, lưỡi, lợi

Bệnh nhân bị nhiễm vi-rút coxsackievirus A16 thường bị bệnh nhẹ và sẽ khỏi sau 7-10 ngày bị nhiễm bệnh. Trong vài trường hợp hiếm thấy, bệnh nhân bị biến chứng, sốt nóng, đau vai, nhức đầu, đau lưng và cần phải nhập viện vài ngày. Trong vài trường hợp bệnh nhân bị nhiễm vi-rút EV 71 gây biến chứng và có thể gây bại liệt, thậm chí tử vong. Đã có một số trường hợp tử vong xảy ra tại Malaysia năm 1997 và Đài Loan năm 1998.

Bệnh này truyền nhiễm nhẹ, có thể truyền từ người bệnh sang người khác do tiếp xúc với nước mũi hoặc nước dãi, nước từ mụn lở hoặc phân của bệnh nhân. Bệnh nhân dễ truyền bệnh cho người khác nhất trong tuần lễ đầu bị bệnh, tuy nhiên bệnh không lây truyền sang thú vật.

Thời gian để phát bệnh sau khi bị nhiễm khoảng 3 đến 7 ngày. Triệu chứng đầu tiên phát bệnh là sốt nóng.

Bệnh HFMD thường xảy ra với trẻ em dưới 10 tuổi, đôi khi người lớn cũng có thể mắc bệnh này. Phần lớn bệnh xảy ra nơi trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người già có hệ miễn dịch yếu.

Phụ nữ mang thai bị nhiễm do tiếp xúc với người bệnh có thể gây hậu quả xảy thai, ảnh hưởng xấu đến thai nhi hoặc truyền bệnh cho trẻ mới sinh nếu bị nhiễm bệnh trước khi sinh nở. Tỷ lệ tử vong rất cao nếu trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh ở 2 tuần lễ đầu sau khi sinh. Vì vậy việc giữ gìn vệ sinh và tránh tiếp xúc với người bệnh trong thời gian mang thai và nuôi trẻ nhỏ là điều rất quan trọng. Bệnh xảy ra theo từng cá nhân trên quy mô toàn cầu và thường xảy ra vào mùa Hè và Thu.

Làm thế nào để chẩn đoán được bệnh HFMD? Các bác sĩ chẩn đoán qua triệu chứng lâm sàng của bệnh và phân biệt với các bệnh khác gây vết lở loét trong miệng, hoặc bằng chẩn đoán tìm kháng thể (antibody); tuy nhiên chẩn đoán này mất thời gian (khoảng hơn 1 tuần); do đó không thực dụng trên thực tế .

Hiện nay bệnh HFMD chưa có thuốc đặc trị, thông thường chỉ dùng các thuốc chống đau nhức và giảm cơn sốt.

Phương pháp phòng bệnh duy nhất hiện nay là giữ gìn vệ sinh, giữ 2 bàn tay sạch

Phương pháp phòng bệnh duy nhất hiện nay là giữ gìn vệ sinh, giữ 2 bàn tay sạch, thường xuyên rửa tay với xà phòng sau khi ở ngoài về nhà và sử dụng thuốc sát trùng lau chùi cho những nơi bị nghi ngờ. Tránh những tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân, sau khi tiếp xúc với bệnh nhân phải rửa tay cho kỹ và thay quần áo mới, tắm gội với xà phòng trước khi tiếp xúc với người khác.

Vào mùa Hè và Thu thường xảy ra dịch bệnh HFMD tại các nhà giữ trẻ, trường học, vì vậy khi có trẻ em bị bệnh cha mẹ không nên cho con em đến những nơi tụ tập nhiều trẻ em khác trong vòng một tuần để tránh bệnh lan rộng. Khi dịch bệnh xảy ra, nhà giữ trẻ và trường học nên: Huấn luyện cho người lớn và trẻ em biết giữ vệ sinh, rửa tay, sát trùng và cách ngăn ngừa truyền bệnh trong khi tiếp xúc với người bệnh. Người lớn phải biết cách rửa tay và sát trùng sau khi thay tã lót cho trẻ đang có bệnh. Thường xuyên rửa tay và lau chùi các mặt bàn ghế, nơi trẻ có bệnh đã sử dụng bằng dung dịch sát trùng (ví dụ dung dịch có chứa chlorine, cơ-lo: Cl).

Tóm lại, bệnh HFMD thường xảy ra nơi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, bệnh có thể gây tử vong nhưng rất hiếm và sau thời gian khoảng 10 ngày bệnh nhân sẽ hồi phục. Tuy nhiên, gần đây có một số báo cáo của những quốc gia Đông Nam Á về bệnh HFMD biến chứng và nhiễm vào hệ trung khu thần kinh, gây tử vong vì làm rối loạn hô hấp và hệ tuần hoàn. Bệnh gây ra bởi chủng Enterovirus 71. Năm 2005 có báo cáo nghiên cứu của Đại học quốc gia Cheug Kung, Đài loan, đã sử dụng Type 1 Interferon để chống lại sự nhiễm trùng của enterovirus 71, thí nghiệm trên chuột. Tuy nhiên, chưa có báo cáo về phác đồ chữa trị cho người bệnh.

Bệnh HFMD ở người và bệnh lở mồm long móng ở gia súc (bò, lợn, dê, cừu..) tuy biểu hiện khá giống nhau nhưng là hai bệnh do hai loại vi-rút khác nhau gây ra. Bệnh HFMD hiện nay chưa có vaccine cũng như thuốc chữa. Việc phòng truyền nhiễm bằng phương pháp giữ vệ sinh, sát trùng và tránh tiếp xúc với nước mũi, dãi và phân của trẻ bị bệnh là phương cách hữu hiệu nhất trong tình hình hiện nay.
Chuyên đề 4: Tật tim bẩm sinh ở trẻ em

Tác giả : TS. BS. VŨ MINH PHÚC (TRƯỜNG ÐH Y DƯỢC TPHCM)
Trẻ có tật tim bẩm sinh (TBS) là trẻ khi mới vừa sinh ra đã có những bất thường trong cấu trúc của buồng tim, các vách ngăn trong tim, các van tim, những mạch máu lớn xuất phát từ tim. Theo điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới, TBS chiếm khoảng 0,7 - 0,8% tổng số trẻ sơ sinh lúc chào đời. Ở Việt Nam chưa có số liệu chính xác về tần suất TBS trong cộng đồng. Nhưng theo số liệu trong 10 năm (1984-1994) ở Bệnh viện Nhi đồng I và II TPHCM, có khoảng 10.000 trẻ bị bệnh tim nằm điều trị, trong đó có 5.442 trẻ bị bệnh TBS, chiếm 54% tổng số bệnh tim ở trẻ em.
Tại sao trẻ sinh ra lại có TBS?

Với những tiến bộ của y học hiện nay, một số nguyên nhân của TBS đã được tìm thấy, đó là: (1) Do bất thường của các nhiễm sắc thể số 13, 18, 21 (hội chứng Down), 22 hoặc của các nhiễm sắc thể giới tính như XO (hội chứng Turner), XXY (hội chứng Klinefelter); Những bất thường này không di truyền vì sự sai lệch của các nhiễm sắc thể chỉ là tai nạn đột xuất, xảy ra ở một thế hệ nào thôi chứ không truyền từ đời này sang đời khác. (2) Do di truyền trong gia đình khiến TBS xảy ra trong nhiều thế hệ của gia tộc. Nguyên nhân này chiếm khoảng 3% các trường hợp TBS. (3) Do các yếu tố từ môi trường sống tác động lên cơ thể bà mẹ lúc mang thai như tia phóng xạ, tia quang tuyến X, hóa chất, rượu, thuốc (đặc biệt là các thuốc an thần, thuốc nội tiết tố); hoặc mẹ mắc một số bệnh do siêu vi trùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ như quai bị, rubéole, herpès... (4) Do mẹ mắc một số bệnh như tiểu đường, lupus đỏ...
Làm thế nào nhận diện trẻ có TBS?

Ðây là điều rất quan trọng, giúp cha mẹ đưa con đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị kịp thời. Trẻ có tật TBS thường hay bị ho, khò khè tái đi, tái lại nhiều lần, thở khác thường (thở nhanh, lồng ngực bị rút lõm khi hít vào), trẻ rất hay bị sưng phổi. Da xanh xao, lạnh, vã mồ hôi, thường rất dễ mệt. Một số trẻ tím môi và đầu ngón tay, ngón chân khi khóc, khi rặn đi cầu hoặc tím ngay từ khi mới sinh, điều này khó nhận ra ở trẻ có nước da ngăm đen. Các trẻ có tật TBS thường bú hoặc ăn kém, khi bú trẻ có vẻ rất mệt, đang bú phải ngưng lại, nghỉ một lúc để thở rồi mới bú tiếp; Một bữa bú kéo dài trên 30 phút, do đó trẻ chậm lên cân, thậm chí không tăng cân, sụt cân, chậm mọc răng, chậm biết lật, biết bò, biết đi và đứng hơn so với trẻ bình thường. Trong một số trường hợp, trẻ có tật TBS nhưng không có biểu hiện gì do tật không nặng, chỉ tình cờ được phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi đi khám vì một lý do khác. Có một số tật khác cũng hay đi kèm với tật TBS như hội chứng Down, sứt môi - chẻ vòm, thiếu hoặc thừa ngón tay - ngón chân, tật đầu to, đầu nhỏ...
Chẩn đoán và điều trị

Khi phát hiện trẻ có những triệu chứng trên, gia đình nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch nhi để được chẩn đoán chính xác. Một số trẻ mắc những bệnh lý khác cũng có thể có các triệu chứng tương tự, do đó gia đình không nên quá lo lắng mà cần tham khảo ý kiến của các thầy thuốc chuyên khoa. Hiện nay trên thế giới, phần lớn các trường hợp TBS đã được điều trị khỏi bằng phẫu thuật sửa chữa những khuyết tật trong tim, hoặc có những biện pháp điều trị can thiệp khác không cần phải phẫu thuật. Ở TPHCM, Viện tim đã tiến hành phẫu thuật được một số tật TBS như thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch, tứ chứng Fallot, hẹp động mạch phổi, hẹp eo động mạch chủ... Những trẻ có tật TBS không thể phẫu thuật được hoặc trong thời gian chờ đợi phẫu thuật cần phải được điều trị và theo dõi định kỳ tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch nhi để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh như suy tim, cơn khó thở tím hoặc nhiễm trùng nặng. Những trẻ bị TBS vẫn phải được chủng ngừa các bệnh theo chương trình quốc gia như trẻ bình thường. Ðặc biệt các bậc cha mẹ phải lưu ý đến vấn đề chăm sóc vệ sinh răng miệng cho các trẻ có TBS, chải răng cho trẻ sau mỗi bữa ăn, đưa trẻ đi khám răng định kỳ. Nếu cần nhổ răng, cha mẹ phải thông báo cho các nha sĩ biết trẻ có tật TBS để trẻ được uống kháng sinh dự phòng nhiễm trùng trước và sau nhổ.
Làm thế nào để tránh cho con khỏi bị TBS?

Tốt nhất là trước khi dự định mang thai mẹ nên khám sức khỏe định kỳ, chủng ngừa một số bệnh như sởi - quai bị - rubéole, viêm gan siêu vi B và điều trị cho ổn định các bệnh tiểu đường, lupus đỏ... (nếu có). Khi mang thai bà mẹ phải thường xuyên theo dõi thai kỳ tại cơ sở y tế. Tránh uống rượu, tránh tiếp xúc với các hóa chất, độc chất, không được chụp hình bằng tia X. Khi dùng bất cứ thuốc gì đều phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Chú thích ảnh: Một ca phẫu thuật thay van tim.

Chuyên đề 5: Tuổi mãn kinh - giai đoạn biến đổi lớn của phụ nữ

*Tâm ly , thể trạng thay đổi; dễ mắc bệnh tim, loãng xương *Cứ 5 phụ nữ thì có 1 người bị xáo trộn nặng nề về tâm ly , sinh ly * Tập thể dục, dùng những chất giàu calci... rất tốt cho phụ nữ ở lứa tuổi này.

"Phụ nữ ở tuổi mãn kinh: Nhận biết và dự phòng" là chuyên đề khoa học mới được báo cáo tại Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương. Phóng viên Báo NLÐ đã có cuộc trao đổi với giáo sư bác sĩ Phạm Gia Ðức, Phó Chủ tịch Hội Sản phụ khoa Việt Nam - Phó Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương là chủ đề tài.

PV: Thưa giáo sư, vì sao đến nay mới có chuyên đề khoa học nghiên cứu kỹ về tuổi mãn kinh?

- GSBS Phạm Gia Ðức: Ðiều này xuất phát từ thực tế. Trong mấy thập kỷ gần đây, do điều kiện sống, việc chăm sóc sức khỏe được cải thiện, nên tuổi thọ trung bình của người dân ở mọi quốc gia, trong đó có VN, đã tăng đáng kể: Từ gần 50 tuổi ở đầu thế kỷ XX lên đến 68 - 70 tuổi trong những năm còn lại của thế kỷ này. Tuổi thọ càng cao, thời kỳ mãn kinh càng kéo dài. Sự xáo trộn chức năng nội tiết của các hormon buồng trứng đã ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể. Ðã có nhiều hội nghị quốc tế về đề tài này. Tại VN, chúng tôi đã quan tâm về những chứng bệnh khi mãn kinh từ những năm qua và có cách chữa trị hiệu quả cho nhiều bệnh nhân.

Có phải tất cả phụ nữ đến tuổi 50 đều trải qua giai đoạn mãn kinh?

-Mãn kinh cũng giống như giai đoạn của tuổi dậy thì với những biến đổi về thể trạng và tâm ly phức tạp mà hầu như mọi phụ nữ phải trải qua. Thực tế cho thấy ở tuổi 48 trở lên, hoạt động chế tiết của buồng trứng bắt đầu bị rối loạn, sau đó ngưng hoạt động hẳn ở tuổi 50 và trên 50. Theo thống kê, cứ 5 phụ nữ thì có một người bị xáo trộn tâm, sinh ly không thể chịu đựng nổi, 80% còn lại sống trong trạng thái vô thức (inconscient). Những diễn biến âm thầm về cơ thể học mà ta thường gọi là lão suy vẫn tiếp diễn không loại trừ ai. Mãn kinh nhân tạo hay tình trạng mãn kinh sớm còn gặp ở những phụ nữ trẻ tuổi phải cắt bỏ buồng trứng hai bên vì một ly do nào đó như bướu buồng trứng chẳng hạn.

Giáo sư có thể cho biết đặc điểm của tuổi mãn kinh.

- Trước tuổi mãn kinh, buồng trứng hoạt động theo chu kỳ hàng tháng và chế tiết ra các nang noãn, đồng thời phóng thích các hormon như estrogen và progesteron đi vào máu làm cơ sở cho sự thụ thai. Ðến tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh, về mặt nội tiết những thay đổi ấy rất sâu sắc:

- Sự suy sụp lượng estrogen trong máu, nhất là estradiol.

- Sự gia tăng các kích dục tô do tuyến yên tiết ra khi không còn sự kiềm chế của hoạt động buồng trứng.

Các dấu hiệu để nhận biết tuổi mãn kinh?

- Thay đổi về chức năng thần kinh thực vật: nóng nảy, vã mồ hôi - nhất là về ban đêm - làm mất ngủ, mệt nhọc, tính tình thay đổi: hay quên, cáu gắt, nhiều khi rơi vào trầm uất...

Tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu gắt. Tóc khô, rụng, dễ gãy. Da khô, nhám, nhăn nheo do mất dần lớp mỡ dưới da. Âm hộ, âm đạo bị teo dần làm người phụ nữ sợ giao hợp vì đau đớn. Tuyến vú trở nên mềm nhão, giọng nói bị ồ, lông chi mọc nhiều hơn... ở tuổi mãn kinh thường dễ mắc chứng loãng xương, và bệnh ly mạch vành...

Giáo sư có nói đến chứng loãng xương. Phải chăng đây là nguyên nhân gây ra gãy xương?

- Chứng loãng xương là căn bệnh thầm lặng cho đến lúc xảy ra gãy xương. Hàng năm, theo sinh ly , ở tuổi trên 20, nam hay nữ đều mất đi 1% khối lượng xương, cụ thể là chất calcium làm cho xương rắn. Sau mãn kinh 5 năm, nó sẽ tăng nhanh từ 2 - 3%/năm. Sau 10 năm đầu mãn kinh có thể làm xẹp đốt sống, lưng còng 1/3 hoặc gãy các xương dài ở cổ tay, cổ xương đùi một cách dễ dàng. Chính sự thiếu hụt estrogen là nguyên nhân gây ra chứng loãng xương và gãy xương. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở Mỹ có 24 triệu phụ nữ mắc bệnh loãng xương, trong đó gần 300.000 người bị gãy xương hông, gây 50.000 ca tử vong. Nếu cuộc sống kéo dài đến 80 tuổi thì từ 20 đến 80 tuổi, ít nhất đã có 50% khối lượng xương bị mất đi. Tuổi mãn kinh càng kéo dài hay buồng trứng bị cắt bỏ quá sớm không được trị liệu gì thì chất xương càng bị mất nhiều.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy ở tuổi mãn kinh, nguy cơ bệnh mạch vành tăng gấp 2,2 lần so với nhóm người chưa mãn kinh. Chứng nhồi máu cơ tim tăng gấp 7,2 lần ở những người 35 tuổi phải cắt bỏ buồng trứng hai bên.

Phương cách điều trị các chứng bệnh ở tuổi mãn kinh?

- Cách điều trị phổ biến hiện nay là sử dụng liệu pháp hormon thay thế lâu dài. Ðiều này phải được bác sĩ khám chọn lọc vì estrogen còn có thể gây ung thư nội mạc tử cung và ung thư vú. Vì thế cần chữa trị phù hợp cho mỗi người, không có công thức chung cho hàm lượng và thời gian sử dụng mỗi ngày. Có thể sử dụng estrogen cách quãng hoặc liên tục kết hợp với progesterin từ 10 - 14 ngày/tháng hay dùng song song cả estrogen và progesterin.

Ðối với phụ nữ ở tuổi mãn kinh, cần thường xuyên tập thể dục thể thao để duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ và giúp máu tuần hoàn đều khắp cơ thể. Nên ăn những chất giàu calci (sữa, cua, tôm, cà rốt). Ăn ít mỡ. Chú y các món ăn nhiều đậu nành. Cần dùng Vitamin E mỗi ngày. Không nên hút thuốc lá, uống rượu...Khi có những rối loạn trong cơ thể, cần đến ngay các phòng khám phụ khoa, bệnh viện phụ sản để khám và chữa trị kịp thời.

Chúc các bạn luôn vui-khỏe...NDD

( Trương Kim Anh chuyển )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm