Kinh Khổ

Bùi Bảo Trúc: Thơ tục (?) trong chùa

Trong số những tặng vật này có một cặp lục bình được bày ngay nơi chánh điện, nơi thờ vua Trần Nhân Tông. Xem kỹ những hình chụp hai chiếc lục bình này, người ta thấy ngay chúng không phải là đồ cổ ngoạn đắt tiền mà chỉ là những thứ rẻ tiền bán đầy trong những tiệm Tàu ở San Francisco hay New York.



Ở Quảng Ninh có một ngôi chùa tên là Vân Tiêu. Chùa Vân Tiêu là nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông, vị vua đời Trần có rất nhiều công với Phật Giáo Việt Nam, từng trải qua những thời gian dài đến đó tu luyện. 

Gần đây, chùa được xây dựng lại qua những trợ giúp tài chính của UNESCO và của Phật tử. Ngoài những đóng góp tiền bạc để trùng tu chùa, các Phật tử còn tặng chùa một số tặng phẩm để bày trong chùa. Trong số những tặng vật này có một cặp lục bình được bày ngay nơi chánh điện, nơi thờ vua Trần Nhân Tông. Xem kỹ những hình chụp hai chiếc lục bình này, người ta thấy ngay chúng không phải là đồ cổ ngoạn đắt tiền mà chỉ là những thứ rẻ tiền bán đầy trong những tiệm Tàu ở San Francisco hay New York. Giá trị nghệ thuật hoàn toàn không có được bao nhiêu. Tuần qua, báo chí trong nước cho biết ban quản lý khu di tích và rừng quốc gia Yên Tử đã quyết định dẹp cặp lục bình này, không cho bày ở chánh điện, có thể được đưa vào hậu liêu, vì lý do cặp lục bình có hai câu thơ chữ Hán “tục tĩu” đề cập tới chuyện “sex,” không thích hợp với nơi thờ phượng trang nghiêm.

Nếu cặp lục bình này được trang trí bằng những họa tiết diễn tả cảnh Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh hay hình ảnh Bồ Đề đạo tràng thì cũng có thể hiểu được, nhưng những hàng chữ Hán viết trên hai chiếc bình thì lại không dính dáng gì đến Phật giáo nên nếu bị dẹp cũng là phải.
Hai câu chữ Hán nguyên văn thế này:
Nhất chi hồng diệm lộ ngưng hương
Vu sơn vân vũ uổng đoạn trường.

Hai câu trên bị gọi là “thơ tục” chắc vì hai chữ Vu sơn nhắc lại điển vua Sở mây mưa trên đỉnh núi, rồi về sau Vu sơn lại còn được hiểu là nơi trai gái hẹn hò nhau để làm chuyện trên bộc trong dâu. Câu thứ nhì đàng lẽ phải được viết là “Vân vũ Vu sơn uổng đoạn trường” nhưng mấy anh Tàu thất học đã viết sai thành “Vu sơn vân vũ uổng đoạn trường.”

Hai câu viết trên cặp lục bình không thể bị coi là tục tĩu. Chúng chỉ có nghĩa là một cành hoa (thược dược) thắm đẹp đọng lại hương thơm/cảnh mây mưa (vân vũ) ở Vu sơn khiến nàng buồn đứt ruột. 

Hai câu ấy được trích từ ba bài thất ngôn tứ tuyệt của Lý Bạch viết để ca ngợi vẻ đẹp của Dương Quí Phi theo ý của Đường Minh Hoàng. Đây là nguyên văn bài thơ của Lý Bạch:
Vân tưởng y thường hoa tưởng dung
Xuân phong phất hạm lộ hoa nùng
Nhược phi Quần Ngọc sơn đầu kiến
Hội hướng Dao đài nguyệt hạ phùng
Nhất chi hồng diễm lộ ngưng hương
Vân vũ Vu sơn uổng đoạn trường
Tá vấn Hán cung thùy đắc tự 
Khả lân Phi Yến ỷ tân trang
Danh hoa khuynh quốc lưỡng tương hoa
Thường đắc quân vương đái tiếu khan
Giải thích xuân phong vô hạn hận
Trầm Hương đình bắc ỷ lan can.
Theo những truyền thuyết còn lưu lại thì một hôm Đường Minh Hoàng cùng Dương Quí Phi thưởng hoa trong vườn thượng uyển, nhà vua nhìn những bông thược dược thì muốn có một bài hát ngợi ca vẻ đẹp của ái phi. Đường Minh Hoàng sai người đi kiếm Lý Bạch nhờ viết bài ca ấy. Lý Bạch đang say khướt được đưa vào cung để làm thơ theo lệnh của vua. Họ Lý bắt Cao Lực Sĩ cởi giày và mài mực cho ông và phóng bút viết ba bài tứ tuyệt (đệ Nhất, đệ Nhị và đệ Tam thủ). Lý Quý Niên phổ ngay thành nhạc đặt tên là Thanh Bình Điệu:
Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung
Xuân phong phất hạm lộ hoa nùng
Nhược phi Quần Ngọc sơn đầu kiến
Hội hướng Dao đài nguyệt hạ phùng
Nhất chi hồng diễm lộ ngưng hương
Vân vũ Vu sơn uổng đoạn trường
Tá vấn Hán cung thùy đắc tự
Khả lân Phi Yến ỷ tân trang
Danh hoa khuynh quốc lưỡng tương hoan
Trường đắc quân vương đới tiếu khan
Giải thích xuân phong vô hạn hận 
Trầm hương đình bắc ỷ lan can.

Ý nghĩa của ba bài thơ Lý Bạch viết như sau:

Nhìn mây thì ngỡ là áo, nhìn hoa lại tưởng đến sắc đẹp (của Dương Quí Phi). Gió xuân thổi, sương móc còn nồng đượm. Nếu không gặp được (người đẹp) trên đỉnh Quần Ngọc sơn thì sẽ gặp nàng dưới ánh trăng của Dao đài vậy. Một cành hoa thắm sương đọng hương thơm. Cảnh mây mưa càng làm cho nàng buồn đứt ruột. Thử hỏi trong cung nhà Hán có ai được như nàng? Ngay Triệu Phi Yến cũng phải trang điểm vào mới (tạm) được. Cành hoa đẹp cùng với sắc đẹp nghiêng nước cả hai đều là những vẻ yêu kiều nên thường được nhà vua sủng ái tươi cười. Muốn dẹp bỏ nỗi buồn vô hạn của gió xuân thổi lại nên cùng nàng tựa lan can đình Trầm hương để ngắm cảnh sắc trong vườn.

Ngô Tất Tố dịch:
Thoảng bóng mây hoa nhớ bóng hồng
Gió xuân dìu dặt hạt sương trong 
Ví chăng non Ngọc không nhìn thấy
Dưới nguyệt đài Dao thử ngóng trông
Hương đông móc đọng một cành hồng
Non Giáp mây mưa những cực lòng
Ướm hỏi Hán cung ai dám đọ
Uổng công Phi Yến mất bao công
Sắc nước hương trời khéo sánh đôi
Quân vương nhìn ngắm những tươi cười
Sầu xuân man mác lan đầu gió
Đỉnh bắc đình trầm đứng lẻ loi
Và đây là bản dịch của Trần Trong San:
Mặt tưởng là hoa, áo ngỡ mây
Hiên sương phơ phất áo xuân bay
Nếu không gặp gỡ nơi Quần ngọc
Dưới nguyệt Dao đài sẽ gặp ai
Một nhánh hồng tươi móc đọng sương
Mây mưa Vu giáp uổng sầu thương
Hỏi nơi cung Hán ai người giống
Phi Yến còn nhờ mới điểm trang
Hoa trời sắc nước thẩy đều vui
Luôn được vua trông với nụ cười
Mối hận gió xuân bay thoảng hết
Bên đình thơ thẩn tựa hiên chơi.

Cả hai bản dịch đều không hay lắm. Nhưng cả hai đều không thấy ý nghĩa tục tĩu nào ở trong. Cũng không thấy nét tình dục nào trong hai câu.

Trong các bản tin đề cập tới chuyện này, không có ai nêu ra điểm bài thơ nguyên tác là của Lý Bạch với nhan đề Thanh Bình Điệu mà bất cứ ai biết chút ít về thơ Đường cũng đều nhìn ra ngay. Luôn cả mấy ông trong viện Hán Nôm cũng chưa thấy nói gì là thế nào?

Việc dẹp hai chiếc lục bình là phải. Nhưng nói hai câu thơ trên cặp lục bình là tục tĩu thì không đúng.

Tục tĩu và cần phải dẹp là những bức tượng Hồ Chí Minh bày tại những ngôi chùa Phật Giáo ở nhiều nơi trong nước chứ!

Quẳng cha nó đi cho được việc.

Bùi Bảo Trúc
nguồn: nguoi-viet.com


Đưa đôi lục bình chép bài “thơ tục” ra khỏi chùa Vân Tiêu, Yên Tử


Dân trí Ông Nguyễn Trung Hải, Trưởng Ban quản lý khu di tích và Rừng quốc gia Yên Tử, Quảng Ninh vừa cho biết, đã đưa hai lọ lục bình có chép “bài thơ tục” ra khỏi ngôi chùa Vân Tiêu, Yên Tử.


 >> “Thơ tục” xuất hiện ở ngay chính điện thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông

Theo ông Hải, ngay khi tiếp nhận thông tin về việc xuất hiện bài thơ lạ chép trên đôi lục bình bằng gốm đặt tại Chùa Vân Tiêu, Ban quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử đã phối hợp với Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh thành lập đoàn kiểm tra, xác minh thông tin.
Trong quá trình kiểm tra thực tế, Đoàn công tác đã phát hiện đôi lục bình đặt tại chùa Vân Tiêu có chép bài thơ bằng chữ Hán như thông tin đã phản ánh. Do đó, các cơ quan chức năng đã tiến hành di dời đôi lục bình ra khỏi ngôi chùa trên non thiêng Yên Tử.
Bài thơ trên đôi lục bình bằng gốm tại chùa Vân Tiêu được cho rằng có nội dung tục.
Bài thơ trên đôi lục bình bằng gốm tại chùa Vân Tiêu được cho rằng có nội dung tục.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Trung Hải, Trưởng BQL di tích và Rừng Quốc gia Yên Tử, cho biết: “Đôi lục bình là hiện vật được các phật tử cung tiến vào chùa, do sơ suất, chưa tìm hiểu rõ về nội dung bài thơ nên nhà chùa đã đem ra trưng bày. Hiện chúng tôi đang cho kiểm tra để xác định thời điểm đôi lục bình được đưa vào chùa.
Để xác định chính xác nội dung của bài thơ, cần phải có sự vào cuộc của các chuyên gia, nhà nghiên cứu về Hán Nôm. Hiện chúng tôi tạm thời cất giữ đôi lục bình vào trong kho để chờ các nhà nghiên cứu vào cuộc, thẩm định nội dung bài “thơ tục”. Ban quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử xin rút kinh nghiệm và cảm ơn các nhà nghiên cứu, cơ quan chức năng thông tin để kịp thời xử lí.”
Đôi lục bình có chép bài thơ tục đưa được đưa ra khỏi ngôi chùa.
Đôi lục bình có chép bài thơ tục đưa được đưa ra khỏi ngôi chùa.
Theo ông Hải, chùa Vân Tiêu nằm trong hệ thống các chùa tại Khu di tích Yên Tử, Quảng Ninh. Chùa nằm trên tuyến đường hành hương đi bộ, từ chùa Hoa Yên lên chùa Vân Tiêu, du khách phải đi bộ qua quãng đường khoảng 700m.
Năm 2001, Trung tâm UNESCO nghiên cứu ứng dụng Phật học Việt Nam vận động Phật tử và các nhà hảo tâm công đức xây dựng lại Chùa Vân Tiêu như ngày nay.
Chùa Vân Tiêu, Yên Tử, nơi phát hiện đôi lục bình bằng gốm có bài thơ tục.
Chùa Vân Tiêu, Yên Tử, nơi phát hiện đôi lục bình bằng gốm có bài "thơ tục".
Trước đó, trong cuộc Hội thảo Mỹ thuật ứng dụng hiện nay và vấn đề biểu tượng trang trí trong quá trình hội nhập ở Việt Nam diễn ra vào ngày 23/11, TS Trần Trọng Dương (Viện nghiên cứu Hán Nôm) cho biết, khi đến chùa Vân Tiêu, Yên Tử (Quảng Ninh) ông đã vô tình đọc được một bài “thơ sex” của Trung Quốc in trên đôi lộc bình bằng gốm được trưng bày tại đây.
Theo đó, bài thơ có nội dung: “Nhất chi hồng diễm lộ ngưng hương/Vu sơn vân vũ uổng đoạn trường” (dịch nghĩa là: “Một nhành hồng thắm móc ngưng hương/Chuyện mây mưa ở Vu Sơn vốn đoạn trường”.
Ông Dương cho rằng: Vu Sơn Vu Giáp là vị thần tình dục nổi tiếng của thơ văn Trung Hoa, do đó việc bài thơ xuất hiện tại đôi lục bình bằng gốm được đặt ở chính điện của chùa Vân Tiêu - nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông từng tu luyện là hoàn toàn không phù hợp.
Q. Đô
nguồn:  dantri.com
MM chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Bùi Bảo Trúc: Thơ tục (?) trong chùa

Trong số những tặng vật này có một cặp lục bình được bày ngay nơi chánh điện, nơi thờ vua Trần Nhân Tông. Xem kỹ những hình chụp hai chiếc lục bình này, người ta thấy ngay chúng không phải là đồ cổ ngoạn đắt tiền mà chỉ là những thứ rẻ tiền bán đầy trong những tiệm Tàu ở San Francisco hay New York.



Ở Quảng Ninh có một ngôi chùa tên là Vân Tiêu. Chùa Vân Tiêu là nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông, vị vua đời Trần có rất nhiều công với Phật Giáo Việt Nam, từng trải qua những thời gian dài đến đó tu luyện. 

Gần đây, chùa được xây dựng lại qua những trợ giúp tài chính của UNESCO và của Phật tử. Ngoài những đóng góp tiền bạc để trùng tu chùa, các Phật tử còn tặng chùa một số tặng phẩm để bày trong chùa. Trong số những tặng vật này có một cặp lục bình được bày ngay nơi chánh điện, nơi thờ vua Trần Nhân Tông. Xem kỹ những hình chụp hai chiếc lục bình này, người ta thấy ngay chúng không phải là đồ cổ ngoạn đắt tiền mà chỉ là những thứ rẻ tiền bán đầy trong những tiệm Tàu ở San Francisco hay New York. Giá trị nghệ thuật hoàn toàn không có được bao nhiêu. Tuần qua, báo chí trong nước cho biết ban quản lý khu di tích và rừng quốc gia Yên Tử đã quyết định dẹp cặp lục bình này, không cho bày ở chánh điện, có thể được đưa vào hậu liêu, vì lý do cặp lục bình có hai câu thơ chữ Hán “tục tĩu” đề cập tới chuyện “sex,” không thích hợp với nơi thờ phượng trang nghiêm.

Nếu cặp lục bình này được trang trí bằng những họa tiết diễn tả cảnh Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh hay hình ảnh Bồ Đề đạo tràng thì cũng có thể hiểu được, nhưng những hàng chữ Hán viết trên hai chiếc bình thì lại không dính dáng gì đến Phật giáo nên nếu bị dẹp cũng là phải.
Hai câu chữ Hán nguyên văn thế này:
Nhất chi hồng diệm lộ ngưng hương
Vu sơn vân vũ uổng đoạn trường.

Hai câu trên bị gọi là “thơ tục” chắc vì hai chữ Vu sơn nhắc lại điển vua Sở mây mưa trên đỉnh núi, rồi về sau Vu sơn lại còn được hiểu là nơi trai gái hẹn hò nhau để làm chuyện trên bộc trong dâu. Câu thứ nhì đàng lẽ phải được viết là “Vân vũ Vu sơn uổng đoạn trường” nhưng mấy anh Tàu thất học đã viết sai thành “Vu sơn vân vũ uổng đoạn trường.”

Hai câu viết trên cặp lục bình không thể bị coi là tục tĩu. Chúng chỉ có nghĩa là một cành hoa (thược dược) thắm đẹp đọng lại hương thơm/cảnh mây mưa (vân vũ) ở Vu sơn khiến nàng buồn đứt ruột. 

Hai câu ấy được trích từ ba bài thất ngôn tứ tuyệt của Lý Bạch viết để ca ngợi vẻ đẹp của Dương Quí Phi theo ý của Đường Minh Hoàng. Đây là nguyên văn bài thơ của Lý Bạch:
Vân tưởng y thường hoa tưởng dung
Xuân phong phất hạm lộ hoa nùng
Nhược phi Quần Ngọc sơn đầu kiến
Hội hướng Dao đài nguyệt hạ phùng
Nhất chi hồng diễm lộ ngưng hương
Vân vũ Vu sơn uổng đoạn trường
Tá vấn Hán cung thùy đắc tự 
Khả lân Phi Yến ỷ tân trang
Danh hoa khuynh quốc lưỡng tương hoa
Thường đắc quân vương đái tiếu khan
Giải thích xuân phong vô hạn hận
Trầm Hương đình bắc ỷ lan can.
Theo những truyền thuyết còn lưu lại thì một hôm Đường Minh Hoàng cùng Dương Quí Phi thưởng hoa trong vườn thượng uyển, nhà vua nhìn những bông thược dược thì muốn có một bài hát ngợi ca vẻ đẹp của ái phi. Đường Minh Hoàng sai người đi kiếm Lý Bạch nhờ viết bài ca ấy. Lý Bạch đang say khướt được đưa vào cung để làm thơ theo lệnh của vua. Họ Lý bắt Cao Lực Sĩ cởi giày và mài mực cho ông và phóng bút viết ba bài tứ tuyệt (đệ Nhất, đệ Nhị và đệ Tam thủ). Lý Quý Niên phổ ngay thành nhạc đặt tên là Thanh Bình Điệu:
Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung
Xuân phong phất hạm lộ hoa nùng
Nhược phi Quần Ngọc sơn đầu kiến
Hội hướng Dao đài nguyệt hạ phùng
Nhất chi hồng diễm lộ ngưng hương
Vân vũ Vu sơn uổng đoạn trường
Tá vấn Hán cung thùy đắc tự
Khả lân Phi Yến ỷ tân trang
Danh hoa khuynh quốc lưỡng tương hoan
Trường đắc quân vương đới tiếu khan
Giải thích xuân phong vô hạn hận 
Trầm hương đình bắc ỷ lan can.

Ý nghĩa của ba bài thơ Lý Bạch viết như sau:

Nhìn mây thì ngỡ là áo, nhìn hoa lại tưởng đến sắc đẹp (của Dương Quí Phi). Gió xuân thổi, sương móc còn nồng đượm. Nếu không gặp được (người đẹp) trên đỉnh Quần Ngọc sơn thì sẽ gặp nàng dưới ánh trăng của Dao đài vậy. Một cành hoa thắm sương đọng hương thơm. Cảnh mây mưa càng làm cho nàng buồn đứt ruột. Thử hỏi trong cung nhà Hán có ai được như nàng? Ngay Triệu Phi Yến cũng phải trang điểm vào mới (tạm) được. Cành hoa đẹp cùng với sắc đẹp nghiêng nước cả hai đều là những vẻ yêu kiều nên thường được nhà vua sủng ái tươi cười. Muốn dẹp bỏ nỗi buồn vô hạn của gió xuân thổi lại nên cùng nàng tựa lan can đình Trầm hương để ngắm cảnh sắc trong vườn.

Ngô Tất Tố dịch:
Thoảng bóng mây hoa nhớ bóng hồng
Gió xuân dìu dặt hạt sương trong 
Ví chăng non Ngọc không nhìn thấy
Dưới nguyệt đài Dao thử ngóng trông
Hương đông móc đọng một cành hồng
Non Giáp mây mưa những cực lòng
Ướm hỏi Hán cung ai dám đọ
Uổng công Phi Yến mất bao công
Sắc nước hương trời khéo sánh đôi
Quân vương nhìn ngắm những tươi cười
Sầu xuân man mác lan đầu gió
Đỉnh bắc đình trầm đứng lẻ loi
Và đây là bản dịch của Trần Trong San:
Mặt tưởng là hoa, áo ngỡ mây
Hiên sương phơ phất áo xuân bay
Nếu không gặp gỡ nơi Quần ngọc
Dưới nguyệt Dao đài sẽ gặp ai
Một nhánh hồng tươi móc đọng sương
Mây mưa Vu giáp uổng sầu thương
Hỏi nơi cung Hán ai người giống
Phi Yến còn nhờ mới điểm trang
Hoa trời sắc nước thẩy đều vui
Luôn được vua trông với nụ cười
Mối hận gió xuân bay thoảng hết
Bên đình thơ thẩn tựa hiên chơi.

Cả hai bản dịch đều không hay lắm. Nhưng cả hai đều không thấy ý nghĩa tục tĩu nào ở trong. Cũng không thấy nét tình dục nào trong hai câu.

Trong các bản tin đề cập tới chuyện này, không có ai nêu ra điểm bài thơ nguyên tác là của Lý Bạch với nhan đề Thanh Bình Điệu mà bất cứ ai biết chút ít về thơ Đường cũng đều nhìn ra ngay. Luôn cả mấy ông trong viện Hán Nôm cũng chưa thấy nói gì là thế nào?

Việc dẹp hai chiếc lục bình là phải. Nhưng nói hai câu thơ trên cặp lục bình là tục tĩu thì không đúng.

Tục tĩu và cần phải dẹp là những bức tượng Hồ Chí Minh bày tại những ngôi chùa Phật Giáo ở nhiều nơi trong nước chứ!

Quẳng cha nó đi cho được việc.

Bùi Bảo Trúc
nguồn: nguoi-viet.com


Đưa đôi lục bình chép bài “thơ tục” ra khỏi chùa Vân Tiêu, Yên Tử


Dân trí Ông Nguyễn Trung Hải, Trưởng Ban quản lý khu di tích và Rừng quốc gia Yên Tử, Quảng Ninh vừa cho biết, đã đưa hai lọ lục bình có chép “bài thơ tục” ra khỏi ngôi chùa Vân Tiêu, Yên Tử.


 >> “Thơ tục” xuất hiện ở ngay chính điện thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông

Theo ông Hải, ngay khi tiếp nhận thông tin về việc xuất hiện bài thơ lạ chép trên đôi lục bình bằng gốm đặt tại Chùa Vân Tiêu, Ban quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử đã phối hợp với Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh thành lập đoàn kiểm tra, xác minh thông tin.
Trong quá trình kiểm tra thực tế, Đoàn công tác đã phát hiện đôi lục bình đặt tại chùa Vân Tiêu có chép bài thơ bằng chữ Hán như thông tin đã phản ánh. Do đó, các cơ quan chức năng đã tiến hành di dời đôi lục bình ra khỏi ngôi chùa trên non thiêng Yên Tử.
Bài thơ trên đôi lục bình bằng gốm tại chùa Vân Tiêu được cho rằng có nội dung tục.
Bài thơ trên đôi lục bình bằng gốm tại chùa Vân Tiêu được cho rằng có nội dung tục.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Trung Hải, Trưởng BQL di tích và Rừng Quốc gia Yên Tử, cho biết: “Đôi lục bình là hiện vật được các phật tử cung tiến vào chùa, do sơ suất, chưa tìm hiểu rõ về nội dung bài thơ nên nhà chùa đã đem ra trưng bày. Hiện chúng tôi đang cho kiểm tra để xác định thời điểm đôi lục bình được đưa vào chùa.
Để xác định chính xác nội dung của bài thơ, cần phải có sự vào cuộc của các chuyên gia, nhà nghiên cứu về Hán Nôm. Hiện chúng tôi tạm thời cất giữ đôi lục bình vào trong kho để chờ các nhà nghiên cứu vào cuộc, thẩm định nội dung bài “thơ tục”. Ban quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử xin rút kinh nghiệm và cảm ơn các nhà nghiên cứu, cơ quan chức năng thông tin để kịp thời xử lí.”
Đôi lục bình có chép bài thơ tục đưa được đưa ra khỏi ngôi chùa.
Đôi lục bình có chép bài thơ tục đưa được đưa ra khỏi ngôi chùa.
Theo ông Hải, chùa Vân Tiêu nằm trong hệ thống các chùa tại Khu di tích Yên Tử, Quảng Ninh. Chùa nằm trên tuyến đường hành hương đi bộ, từ chùa Hoa Yên lên chùa Vân Tiêu, du khách phải đi bộ qua quãng đường khoảng 700m.
Năm 2001, Trung tâm UNESCO nghiên cứu ứng dụng Phật học Việt Nam vận động Phật tử và các nhà hảo tâm công đức xây dựng lại Chùa Vân Tiêu như ngày nay.
Chùa Vân Tiêu, Yên Tử, nơi phát hiện đôi lục bình bằng gốm có bài thơ tục.
Chùa Vân Tiêu, Yên Tử, nơi phát hiện đôi lục bình bằng gốm có bài "thơ tục".
Trước đó, trong cuộc Hội thảo Mỹ thuật ứng dụng hiện nay và vấn đề biểu tượng trang trí trong quá trình hội nhập ở Việt Nam diễn ra vào ngày 23/11, TS Trần Trọng Dương (Viện nghiên cứu Hán Nôm) cho biết, khi đến chùa Vân Tiêu, Yên Tử (Quảng Ninh) ông đã vô tình đọc được một bài “thơ sex” của Trung Quốc in trên đôi lộc bình bằng gốm được trưng bày tại đây.
Theo đó, bài thơ có nội dung: “Nhất chi hồng diễm lộ ngưng hương/Vu sơn vân vũ uổng đoạn trường” (dịch nghĩa là: “Một nhành hồng thắm móc ngưng hương/Chuyện mây mưa ở Vu Sơn vốn đoạn trường”.
Ông Dương cho rằng: Vu Sơn Vu Giáp là vị thần tình dục nổi tiếng của thơ văn Trung Hoa, do đó việc bài thơ xuất hiện tại đôi lục bình bằng gốm được đặt ở chính điện của chùa Vân Tiêu - nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông từng tu luyện là hoàn toàn không phù hợp.
Q. Đô
nguồn:  dantri.com
MM chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm