Đoạn Đường Chiến Binh

Bs TQLC Phạm Vũ Bằng: Cái chào của vị niên trưởng

Đầu tháng 3/1975, tôi là y sĩ Đại Đội Quân Y/Lữ Đoàn 258/TQLC. Ngày 18/3/75. LĐ di chuyển từ Quảng Trị về đèo Phước Tường, nằm trên QL1, bắc đèo Hải Vân và phía nam Huế. Theo trung tá LĐP Huỳnh Văn Lượm thì đơn vị có nhiệm vụ:

phamvanluongĐầu tháng 3/1975, tôi là y sĩ Đại Đội Quân Y/Lữ Đoàn 258/TQLC. Ngày 18/3/75. LĐ di chuyển từ Quảng Trị về đèo Phước Tường, nằm trên QL1, bắc đèo Hải Vân và phía nam Huế. Theo trung tá LĐP Huỳnh Văn Lượm thì đơn vị có nhiệm vụ:

– Bảo vệ trục giao thông trên QL1, phía bắc đèo Hải Vân để LĐ 157/TQLC, SĐ 1/BB, Liên Đoàn 14/BĐQ, Thiết Đoàn 1/Thiết Giáp, pháo binh và các đơn vị bạn tại mặt trận Quảng Trị, Huế rút về Đà Nẵng.

– Làm thành phần ngăn cản các đơn vị truy kích của cộng sản sau khi các đơn vị trên rút an toàn về Đà Nẵng.

Từ ngày 18 đến 25/3/75, LĐ 285/TQLC đã giao tranh nhiều lần với các đơn vị lớn của cộng quân có đại bác và xe tăng yểm trợ nhưng nhờ sự quyết tâm của quân nhân các cấp nên LĐ 258/TQLC vẫn giữ vững vị trí để chờ quân bạn rút qua.

Sáng ngày 25/3/75, Lữ Đoàn ra lệnh cho chúng tôi rút khỏi đèo Phước Tường! Lệnh này làm chúng tôi kinh ngạc bởi vì đoạn QL1 chạy qua đèo Phước Tường là con đường bộ duy nhất để các đơn vị đang chiến đấu tại Quảng Trị và Huế rút về Đà Nẵng. Bỏ đi có nghĩa là “khai tử” các đơn vị này. Hay là thượng cấp đã có kế hoạch khác, đổi hướng ra biển Đông chăng? Tuy kinh ngạc nhưng là thuộc cấp và đơn vị chuyên môn nên chúng tôi không cí quyền, không có thời gian để thắc mắc, việc trước mắt là thương binh.

Tôi được lệnh mang các thương binh về Tổng Y Viện Duy Tân (ĐN) bằng đường bộ vì trực thăng không thể đáp được. Thương binh được chở trên ba xe GMC có một trung đội TQLC bảo vệ, rời đèo Phước Tường lúc 6 giờ sáng ngày 25/3/75, đường đi khó khăn nên mãi tới 8 giờ chiều chúng tôi mới tới được Đà Nẵng.

Vì ở ngoài mặt trận lâu ngày không được biết tin tức của hậu phương nên tôi vô cùng sững sờ khi thấy Đà Nẵng trước kia phồn hoa bao nhiêu thì nay tang thương bấy nhiêu! Một thành phố đang chết, vắng bóng người dân. Trên vỉa hè, dưới lòng đường, lang thang từng toán năm, sáu quân nhân đủ mọi sắc phục vừa đi vừa hướng mũi súng lên trời bắn từng loạt đân vu vơ, vắng bóng dáng cảnh sát và quân cảnh, không biết giờ này họ đang ở đâu?

Nhà cháy, xe nhà binh cháy, xe dân sự cháy do chủ nhân tự phá hủy hay bị phá hoại! Trong bóng đêm hiện rõ lên là những cột lửa, thỉnh thoảng những tiếng nổ bùng phát ra từ đám cháy đó, có thể là do bình xăng, là chất nổ làm những cột lửa phụt bốc cao khiến thành phố đúng là đang dẫy chết.

Chúng tôi đến Tổng Y Viện Duy Tân vào lúc 9 giờ tối. Cổng chính của Tổng Y Viện tối đen, không một bóng đèn mà cũng chẳng có người gác, tuy nhiên phòng nhận bệnh ở phía sau cổng chính vẫn còn ánh đèn vàng hắt ra, nhìn kỹ tôi thấy có mấy người lính y tá đang cặm cụi săn sóc cho thương binh.

Trong lúc đang điều khiển các y tá và anh em binh sĩ TQLC mang thương binh vào phòng nhận bệnh, tôi thoáng trông thấy một quân nhân dáng người mảnh khảnh trong quân phục Nhảy Dù đứng khuất trong ánh đèn vàng vọt chiếu ra từ phòng nhận bệnh. Khi tôi đi tới gần thì anh đứng nghiêm đưa tay chào tôi đúng quân cách. Thoạt đầu tôi nghĩ anh là một trợ y, vả lại đang lúc quá vội vàng gấp rút đưa thương binh vào cấp cứu nên tôi chỉ kịp chào lại bà không để ý anh là ai.

Sau khi nhập thương binh xong và từ phòng nhận bệnh quay ra, tôi vẫn thấy anh ta còn đứng đó và đưa tay chào tôi một lần nữa. Quá ngạc nhiên, tôi tiến lại gần và nhận ra anh là Y Sĩ Thiếu Tá Phạm Văn Lương, một huynh trưởng nổi tiếng trong giới y sĩ của chúng tôi. Anh càng được nhiều người biết đến kể tử khi mang lựu đạn và ngồi tuyệt thực trước Quốc Hội tại Sài Gòn để phản đối tệ nạn tham nhũng. Tôi đứng nghiêm chào lại vị huynh trưởng. Anh đưa tay bắt, kèm theo nụ cười đầy lo âu. Anh hiện là Y Sĩ Trưởng Khu Giải Phẩu/TYV/Duy Tân nhưng một số các đồng nghiệp tại TYV đã bỏ đi cho nên anh phải đảm nhận thêm công tác nhận bệnh. Khi biết vậy, tôi đề nghị với anh để tôi đem thương binh TQLC về bệnh viện dã chiến của sư đoàn tại phi trường trong căn cứ Non Nước. Anh buồn rấu cho biết ở đó đã hết chỗ và anh bảo đảm vối tôi là anh sẽ săn sóc thương binh TQLC tận tình. Tôi hỏi anh:

– “Tại sao anh còn ở lại Đà Nẵng ?”

Y Sĩ thiếu tá trưởng Khu Giải Phẩu Tổng Y Viện Duy Tân ngần ngừ như không muốn trả lời. Thấy tôi vẫn ngó anh chờ đợi, anh khẽ thở dài: “Nếu tôi cũng bỏ đi thì không còn ai để săn sóc thương binh, và chưa bao giờ thương binh lại cần đến các anh em y sĩ chúng ta như lúc này.” Tôi cho anh biết sơ qua tình hình chiến sự phía bắc đèo Hải Vân thì anh cũng buồn rầu cho tôi biết tình hình chiến sự phía nam Đà Nẵng. Phòng tuyến bắt đầu tan rã, thành phố Đà Nẵng sẽ mất trong một vài ngày tới và chột thoáng vui, anh tiếp: “Thấy TQLC các cậu về Đà Nẵng, tôi hy vọng và tin tưởng rằng các anh (TQLC) sẽ bảo vệ được thành phố này.”

Nghe anh nói bỗng nhiên tôi cảm thấy thật buồn và cô đơn! Đà Nẵng, một nơi mà tôi thường mơ ước được trở lại thăm sau những tháng ngày dài hành quân vùng rừng núi tỉnh Quảng Trị, dù chỉ vài giờ để thưởng thức ly cà phê nóng và ngắm cảnh phồn hoa đo hội. Nay tôi đã về và đang đứng đây, không thưởng thức cà phê nóng mà chỉ là những giọt nước mắt đắng cay chảy xuống môi. Vị mặn của máu và nước mắt làm tê đầu lưỡi thay cho hương vị ngọt ngào. Cảnh phồn hoa đô hội chỉ còn là những khói lửa và kinh hoàng! Thành phố thân yêu bày đang chết. Mọi thứ đều chết nếu một mai bị đổi chủ!

Công tác tải thương tạm ổn định, tôi chào anh Lương để trở về đơn vị. Khi đến tôi thấy anh đứng cô đơn giữa những người thương binh. Bay giờ ra đi, bỏ anh lại một mình để tôi về cùng đơn vị thì lại càng thấy anh cô đơn hơn! Nhưng không làm sao khác hơn được. Thương binh của tôi đã được anh nhận săn socthí tôi phải về cùng đồng đội đang ở phía trước. Nơi đó anh em đàng còn chiến đấu và sẽ có thêm tử sĩ và thương binh khác cần săn sóc. Chỉ ở đó tôi mới cảm thấy bình yên và ấm cúng bên cạnh các chiến hữu TQLC. Chúng tôi có cùng một quyết tâm bảo vệ Đà Nẵng đến cùng. Nhưng rồi một con én không làm nổi mùa xuân và cuối cùng Đà Nẵng bị đổi chủ và mất tất cả. Nhưng Anh quyết định ở lại với kẻ thù còn rất mới không một chút e ngại.

Tôi rất cảm phục hành động quyết liệt cao cả của anh. Bởi vì với địa vị vả quyền hạn đang có trong tay, anh có thể rời Đà Nẵng bằng nhiều phương tiện để vào Sài Gòn và biết đâu anh đã qua Mỹ trước 30/4/75 như bao nhiêu cấp chỉ huy khác. Nhưng không, anh Phạm Văn Lương đã lựa chọn cho mình một con đường nghiệt ngã nhưng lại quá hào hùng. Anh ở lại với thương binh. Anh ở lại với Tổng Y Viện đến giờ phút cuối cùng dù biết rằng “định mệnh” tàn bạo sẽ đến với anh và rồi nó sẽ tàn bạo hơn anh tưởng.

Khi quân cộng sản vào thành phố Đà Nẵng (vào chứ không phải đánh chiếm vì SĐ/TQLC được lệnh BTL/QĐI rút bỏ Đà Nẵng vào khuya 28 rãng sáng 29 tháng 3 năm 1975) thì họ đã bắt giữ và xử tử một số thương binh chống đối và đuổi tẩt cả thương bệnh binh, dù cho bất cứ vết thương như thế nào, ra khỏi Tổng Y Viện Duy Tân. Riêng các bác sĩ quân y thì bị bắt vào trại cải tạo! Chính trong hoàn cảnh này, anh Lương đã đứng lên phản đối hành động dã man của họ và người anh hùng côn đơn Phạm Văn Lương đã tự nguyện ở lại cùng với thương bệnh binh của mình và anh trả giá sự lựa chọn tự nguyện kia với mạng sống của bản thân.

Những cuộc gặp gỡ trong thời chiến và loạn ly thường bất ngờ vả ngắn ngủi nhưng thật đậm đà. Lúc 9 giờ đêm 25/3/75, trước của phòng nhận bệnh của Tổng Y Viện Duy Tân, tôi bất ngờ gặp anh lần đầu và không ngờ đó là lần sau cùng tôi gặp huynh trưởng Phạm Văn Lương. Đã hôn ba mươi năm qua, tôi không quên hình ảnh một Y Sĩ Thiếu Tá trong quân phục Nhẩy Dù đứng cô đơn buồn bã dưới ánh đèn vàng của bệnh viện nhưng lại thật hào hùng. Hào hùng vì anh là ánh sáng, là niềm tin và là sự sống hiếm hoi còn lại cho tất cả những thương binh đang thoi thóp, nhìn thấy anh họ như tìm thêm được hơi thở.

Cái chào của Huynh Trưởng Phạm Văn Lương đã làm tăng niềm tin và can đảm cho tôi giữa lúc tôi cũng cô đơn cùng anh em thương binh trong thành phố Đà Nẵng thân yêu đang hấp hối! Cái chào của vị huynh trưởng làm tôi hãnh diện hơn tất cả những huy chương mà tôi đã nhận mặc dù tôi biết anh đã chỉ chào bộ quân phục TQLC mà tôi đang mặc trên người cũng như tôi đã nghiêm chỉnh chào bộ Quân Phục Nhẩy Dù và hành động hào hùng của ANH.

Một năm sau, đúng ngày 30 tháng 4, 1976, Y Sĩ Thiếu Tá Phạm Văn Lương quyết liệt sát thân tại trại Tiên Lãnh sau khi đã thực hiện đủ thiện ý và bản lĩnh của một Quân Y Sĩ – Kẻ Sĩ dấn thân – qua lần tự nguyện ở lại cùng người và chế độ cộng sản với những thương bệnh binh cần sự có mặt của mình.

Bác sĩ TQLC Phạm Vũ Bằng
Trích Đặc San Tù Nhân Chính Trị Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa
Nguồn Hưng Việt

Sinh Tồn chuyển


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Bs TQLC Phạm Vũ Bằng: Cái chào của vị niên trưởng

Đầu tháng 3/1975, tôi là y sĩ Đại Đội Quân Y/Lữ Đoàn 258/TQLC. Ngày 18/3/75. LĐ di chuyển từ Quảng Trị về đèo Phước Tường, nằm trên QL1, bắc đèo Hải Vân và phía nam Huế. Theo trung tá LĐP Huỳnh Văn Lượm thì đơn vị có nhiệm vụ:

phamvanluongĐầu tháng 3/1975, tôi là y sĩ Đại Đội Quân Y/Lữ Đoàn 258/TQLC. Ngày 18/3/75. LĐ di chuyển từ Quảng Trị về đèo Phước Tường, nằm trên QL1, bắc đèo Hải Vân và phía nam Huế. Theo trung tá LĐP Huỳnh Văn Lượm thì đơn vị có nhiệm vụ:

– Bảo vệ trục giao thông trên QL1, phía bắc đèo Hải Vân để LĐ 157/TQLC, SĐ 1/BB, Liên Đoàn 14/BĐQ, Thiết Đoàn 1/Thiết Giáp, pháo binh và các đơn vị bạn tại mặt trận Quảng Trị, Huế rút về Đà Nẵng.

– Làm thành phần ngăn cản các đơn vị truy kích của cộng sản sau khi các đơn vị trên rút an toàn về Đà Nẵng.

Từ ngày 18 đến 25/3/75, LĐ 285/TQLC đã giao tranh nhiều lần với các đơn vị lớn của cộng quân có đại bác và xe tăng yểm trợ nhưng nhờ sự quyết tâm của quân nhân các cấp nên LĐ 258/TQLC vẫn giữ vững vị trí để chờ quân bạn rút qua.

Sáng ngày 25/3/75, Lữ Đoàn ra lệnh cho chúng tôi rút khỏi đèo Phước Tường! Lệnh này làm chúng tôi kinh ngạc bởi vì đoạn QL1 chạy qua đèo Phước Tường là con đường bộ duy nhất để các đơn vị đang chiến đấu tại Quảng Trị và Huế rút về Đà Nẵng. Bỏ đi có nghĩa là “khai tử” các đơn vị này. Hay là thượng cấp đã có kế hoạch khác, đổi hướng ra biển Đông chăng? Tuy kinh ngạc nhưng là thuộc cấp và đơn vị chuyên môn nên chúng tôi không cí quyền, không có thời gian để thắc mắc, việc trước mắt là thương binh.

Tôi được lệnh mang các thương binh về Tổng Y Viện Duy Tân (ĐN) bằng đường bộ vì trực thăng không thể đáp được. Thương binh được chở trên ba xe GMC có một trung đội TQLC bảo vệ, rời đèo Phước Tường lúc 6 giờ sáng ngày 25/3/75, đường đi khó khăn nên mãi tới 8 giờ chiều chúng tôi mới tới được Đà Nẵng.

Vì ở ngoài mặt trận lâu ngày không được biết tin tức của hậu phương nên tôi vô cùng sững sờ khi thấy Đà Nẵng trước kia phồn hoa bao nhiêu thì nay tang thương bấy nhiêu! Một thành phố đang chết, vắng bóng người dân. Trên vỉa hè, dưới lòng đường, lang thang từng toán năm, sáu quân nhân đủ mọi sắc phục vừa đi vừa hướng mũi súng lên trời bắn từng loạt đân vu vơ, vắng bóng dáng cảnh sát và quân cảnh, không biết giờ này họ đang ở đâu?

Nhà cháy, xe nhà binh cháy, xe dân sự cháy do chủ nhân tự phá hủy hay bị phá hoại! Trong bóng đêm hiện rõ lên là những cột lửa, thỉnh thoảng những tiếng nổ bùng phát ra từ đám cháy đó, có thể là do bình xăng, là chất nổ làm những cột lửa phụt bốc cao khiến thành phố đúng là đang dẫy chết.

Chúng tôi đến Tổng Y Viện Duy Tân vào lúc 9 giờ tối. Cổng chính của Tổng Y Viện tối đen, không một bóng đèn mà cũng chẳng có người gác, tuy nhiên phòng nhận bệnh ở phía sau cổng chính vẫn còn ánh đèn vàng hắt ra, nhìn kỹ tôi thấy có mấy người lính y tá đang cặm cụi săn sóc cho thương binh.

Trong lúc đang điều khiển các y tá và anh em binh sĩ TQLC mang thương binh vào phòng nhận bệnh, tôi thoáng trông thấy một quân nhân dáng người mảnh khảnh trong quân phục Nhảy Dù đứng khuất trong ánh đèn vàng vọt chiếu ra từ phòng nhận bệnh. Khi tôi đi tới gần thì anh đứng nghiêm đưa tay chào tôi đúng quân cách. Thoạt đầu tôi nghĩ anh là một trợ y, vả lại đang lúc quá vội vàng gấp rút đưa thương binh vào cấp cứu nên tôi chỉ kịp chào lại bà không để ý anh là ai.

Sau khi nhập thương binh xong và từ phòng nhận bệnh quay ra, tôi vẫn thấy anh ta còn đứng đó và đưa tay chào tôi một lần nữa. Quá ngạc nhiên, tôi tiến lại gần và nhận ra anh là Y Sĩ Thiếu Tá Phạm Văn Lương, một huynh trưởng nổi tiếng trong giới y sĩ của chúng tôi. Anh càng được nhiều người biết đến kể tử khi mang lựu đạn và ngồi tuyệt thực trước Quốc Hội tại Sài Gòn để phản đối tệ nạn tham nhũng. Tôi đứng nghiêm chào lại vị huynh trưởng. Anh đưa tay bắt, kèm theo nụ cười đầy lo âu. Anh hiện là Y Sĩ Trưởng Khu Giải Phẩu/TYV/Duy Tân nhưng một số các đồng nghiệp tại TYV đã bỏ đi cho nên anh phải đảm nhận thêm công tác nhận bệnh. Khi biết vậy, tôi đề nghị với anh để tôi đem thương binh TQLC về bệnh viện dã chiến của sư đoàn tại phi trường trong căn cứ Non Nước. Anh buồn rấu cho biết ở đó đã hết chỗ và anh bảo đảm vối tôi là anh sẽ săn sóc thương binh TQLC tận tình. Tôi hỏi anh:

– “Tại sao anh còn ở lại Đà Nẵng ?”

Y Sĩ thiếu tá trưởng Khu Giải Phẩu Tổng Y Viện Duy Tân ngần ngừ như không muốn trả lời. Thấy tôi vẫn ngó anh chờ đợi, anh khẽ thở dài: “Nếu tôi cũng bỏ đi thì không còn ai để săn sóc thương binh, và chưa bao giờ thương binh lại cần đến các anh em y sĩ chúng ta như lúc này.” Tôi cho anh biết sơ qua tình hình chiến sự phía bắc đèo Hải Vân thì anh cũng buồn rầu cho tôi biết tình hình chiến sự phía nam Đà Nẵng. Phòng tuyến bắt đầu tan rã, thành phố Đà Nẵng sẽ mất trong một vài ngày tới và chột thoáng vui, anh tiếp: “Thấy TQLC các cậu về Đà Nẵng, tôi hy vọng và tin tưởng rằng các anh (TQLC) sẽ bảo vệ được thành phố này.”

Nghe anh nói bỗng nhiên tôi cảm thấy thật buồn và cô đơn! Đà Nẵng, một nơi mà tôi thường mơ ước được trở lại thăm sau những tháng ngày dài hành quân vùng rừng núi tỉnh Quảng Trị, dù chỉ vài giờ để thưởng thức ly cà phê nóng và ngắm cảnh phồn hoa đo hội. Nay tôi đã về và đang đứng đây, không thưởng thức cà phê nóng mà chỉ là những giọt nước mắt đắng cay chảy xuống môi. Vị mặn của máu và nước mắt làm tê đầu lưỡi thay cho hương vị ngọt ngào. Cảnh phồn hoa đô hội chỉ còn là những khói lửa và kinh hoàng! Thành phố thân yêu bày đang chết. Mọi thứ đều chết nếu một mai bị đổi chủ!

Công tác tải thương tạm ổn định, tôi chào anh Lương để trở về đơn vị. Khi đến tôi thấy anh đứng cô đơn giữa những người thương binh. Bay giờ ra đi, bỏ anh lại một mình để tôi về cùng đơn vị thì lại càng thấy anh cô đơn hơn! Nhưng không làm sao khác hơn được. Thương binh của tôi đã được anh nhận săn socthí tôi phải về cùng đồng đội đang ở phía trước. Nơi đó anh em đàng còn chiến đấu và sẽ có thêm tử sĩ và thương binh khác cần săn sóc. Chỉ ở đó tôi mới cảm thấy bình yên và ấm cúng bên cạnh các chiến hữu TQLC. Chúng tôi có cùng một quyết tâm bảo vệ Đà Nẵng đến cùng. Nhưng rồi một con én không làm nổi mùa xuân và cuối cùng Đà Nẵng bị đổi chủ và mất tất cả. Nhưng Anh quyết định ở lại với kẻ thù còn rất mới không một chút e ngại.

Tôi rất cảm phục hành động quyết liệt cao cả của anh. Bởi vì với địa vị vả quyền hạn đang có trong tay, anh có thể rời Đà Nẵng bằng nhiều phương tiện để vào Sài Gòn và biết đâu anh đã qua Mỹ trước 30/4/75 như bao nhiêu cấp chỉ huy khác. Nhưng không, anh Phạm Văn Lương đã lựa chọn cho mình một con đường nghiệt ngã nhưng lại quá hào hùng. Anh ở lại với thương binh. Anh ở lại với Tổng Y Viện đến giờ phút cuối cùng dù biết rằng “định mệnh” tàn bạo sẽ đến với anh và rồi nó sẽ tàn bạo hơn anh tưởng.

Khi quân cộng sản vào thành phố Đà Nẵng (vào chứ không phải đánh chiếm vì SĐ/TQLC được lệnh BTL/QĐI rút bỏ Đà Nẵng vào khuya 28 rãng sáng 29 tháng 3 năm 1975) thì họ đã bắt giữ và xử tử một số thương binh chống đối và đuổi tẩt cả thương bệnh binh, dù cho bất cứ vết thương như thế nào, ra khỏi Tổng Y Viện Duy Tân. Riêng các bác sĩ quân y thì bị bắt vào trại cải tạo! Chính trong hoàn cảnh này, anh Lương đã đứng lên phản đối hành động dã man của họ và người anh hùng côn đơn Phạm Văn Lương đã tự nguyện ở lại cùng với thương bệnh binh của mình và anh trả giá sự lựa chọn tự nguyện kia với mạng sống của bản thân.

Những cuộc gặp gỡ trong thời chiến và loạn ly thường bất ngờ vả ngắn ngủi nhưng thật đậm đà. Lúc 9 giờ đêm 25/3/75, trước của phòng nhận bệnh của Tổng Y Viện Duy Tân, tôi bất ngờ gặp anh lần đầu và không ngờ đó là lần sau cùng tôi gặp huynh trưởng Phạm Văn Lương. Đã hôn ba mươi năm qua, tôi không quên hình ảnh một Y Sĩ Thiếu Tá trong quân phục Nhẩy Dù đứng cô đơn buồn bã dưới ánh đèn vàng của bệnh viện nhưng lại thật hào hùng. Hào hùng vì anh là ánh sáng, là niềm tin và là sự sống hiếm hoi còn lại cho tất cả những thương binh đang thoi thóp, nhìn thấy anh họ như tìm thêm được hơi thở.

Cái chào của Huynh Trưởng Phạm Văn Lương đã làm tăng niềm tin và can đảm cho tôi giữa lúc tôi cũng cô đơn cùng anh em thương binh trong thành phố Đà Nẵng thân yêu đang hấp hối! Cái chào của vị huynh trưởng làm tôi hãnh diện hơn tất cả những huy chương mà tôi đã nhận mặc dù tôi biết anh đã chỉ chào bộ quân phục TQLC mà tôi đang mặc trên người cũng như tôi đã nghiêm chỉnh chào bộ Quân Phục Nhẩy Dù và hành động hào hùng của ANH.

Một năm sau, đúng ngày 30 tháng 4, 1976, Y Sĩ Thiếu Tá Phạm Văn Lương quyết liệt sát thân tại trại Tiên Lãnh sau khi đã thực hiện đủ thiện ý và bản lĩnh của một Quân Y Sĩ – Kẻ Sĩ dấn thân – qua lần tự nguyện ở lại cùng người và chế độ cộng sản với những thương bệnh binh cần sự có mặt của mình.

Bác sĩ TQLC Phạm Vũ Bằng
Trích Đặc San Tù Nhân Chính Trị Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa
Nguồn Hưng Việt

Sinh Tồn chuyển


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm