Kinh Khổ

Bi kịch Venezuela: Nhịn cả đánh răng để... chống đói ( Sao không hỏi CHXHCN-VN xem thiên đường ở đâu )

Theo Washington Post, nền kinh tế suy thoái và khủng hoảng trầm trọng khiến người dân Venezuela giờ đây phần lớn phải sống trong nghèo khổ, ăn không đủ bữa và không có tiền để mua những thứ thiết yếu nhất cho cuộc sống.

Theo Washington Post, nền kinh tế suy thoái và khủng hoảng trầm trọng khiến người dân Venezuela giờ đây phần lớn phải sống trong nghèo khổ, ăn không đủ bữa và không có tiền để mua những thứ thiết yếu nhất cho cuộc sống.


Năm năm trước, khi ông Hugo Chávez còn là Tổng thống và Venezuela rất khác bây giờ, bà Ana Margarita Rangel có thể đi xem phim, đi chơi biển hoặc mua những nguyên liệu để bánh tại nhà. Thậm chí ba năm trước, khi nền kinh tế Venezuela bắt đầu rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng thì Rangel vẫn kiếm đủ để thỉnh thoảng tự mua cho mình một lon soda hay một que kem.

Nhưng giờ đây, bà phải dùng mọi thứ kiếm được chỉ để chống đói. Đôi giày của bà đã rách nát vã cũ kỹ nhưng không đủ tiền để mua một đôi mới. Giá một tuýp kem đánh răng cũng bằng một nửa tuần lương của Rangel.

“Tôi luôn đánh răng trước khi đi ngủ, ý tôi là đó là điều bắt buộc đúng không? Nhưng bây giờ tôi phải lựa chọn. Vì vậy tôi chỉ đánh răng vào buổi sáng thôi”, Rangel, người đang sống cách thủ đô Caracas 40 km về phía tây và đang làm việc cho một nhà máy mỹ phẩm ở ngoại ô thành phố Guarenas, cho biết.

Rangel kiếm được số tiền lương tối thiểu cũng giống như 32% lực lượng lao động ở Venezuela, theo số liệu mới nhất được công bố năm 2015. Mức lương đó từng được coi là chấp nhận được ở quốc gia có lượng dự trữ dầu mỏ lớn nhất thế giới cũng như luôn được coi là biểu tượng của tầng lớp lao động khi cố Tổng thống Chasvez còn lãnh đạo đất nước.

Nhưng với mức lạm phát hàng năm lên tới 700% và sự thiếu hụt lương thực cùng thuốc men trầm trọng trong một thời gian dài đã thay đổi cái gọi là “mức lương tối thiểu” ở Venezuela theo một cách tồi tệ.

Cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế trầm trọng ở Venezuela đã khiến hàng nghìn người xuống đường biểu tình liên tiếp trong ba tháng qua. Phần lớn người dân Venezuela đang phải tiêu tất cả những gì họ có chỉ để chống đói.

Theo tính toán của Trung tâm tài liệu và phân tích cho tầng lớp lao động, một tổ chức luật sư độc lập, mức lương tối thiểu mà họ nhận được chỉ đủ mua 1/3 số thức ăn cần cho một gia đình năm người trong một tháng.

Ngày 1/7 vừa qua, Tổng thống Nicolás Maduro đã tăng mức lương tối thiểu hàng tháng lần thứ ba trong năm nay, lên khoảng 250.000 bolivars (tiền Venezuela) và người dân nhận được cả tiền mặt lẫn phiếu mua lương thực.

Với tình trạng đồng tiền mất giá như hiện nay, mức lương tối thiểu mới cũng chỉ đủ mua khoảng 2,7 kg sữa bột hoặc 5 hộp trứng. Với tỷ giá ngoại tệ ở Venezuela, tính ra thu nhập trung bình của người lao động ở đây chỉ khoảng 33 USD/tháng, một khoảng cách khá xa so với mức 135 USD ở Haiti và 250 USD ở nước láng giềng Colombia.

Chính phủ đã thiết lập mức giá trần cho một số lương thực cơ bản như mỳ ống, gạo và bột mỳ. Nhưng thường người dân sẽ phải xếp hàng nhiều tiếng đồng hồ để nhận đồ trợ cấp hàng tháng từ các quầy thực phẩm do chính phủ dựng lên với số lượng chỉ đủ để một gia đình năm người ăn trong một tuần.

Kể từ năm 2014, tỷ lệ gia đình Venezuela sống trong nghèo đói đã tăng từ 48% lên 82%. 52% gia đình sống trong cảnh cực kỳ nghèo và khoảng 31% chỉ được ăn nhiều nhất 2 bữa/ ngày.

Romer Sarabia, 44 tuổi, bảo vệ tại một bệnh viện của chính phủ, cho biết: “Thời ông Chávez, chúng tôi có cuộc sống tốt hơn”. Trong ngày nhận lương, ông thường đưa cả gia đình ra ngoài ăn súp và đôi khi còn mua cả kẹo cho lũ trẻ.

Cứ mỗi hai tuần, Sarabia tới một khu “chợ cóc” gần nhà và mua khoảng 1 kg đường, nửa cân sữa bột và hơn 4 kg gạo vỡ có mùi như thức ăn của chim và thường chỉ dùng để cho gà ăn. Ông sẽ nấu gạo đó với xương hoặc thịt vụn. Ba đứa con cùng vợ ông kiếm thêm cho bữa ăn bằng bất kỳ thứ gì mà họ có thể trồng ở cánh đồng bên cạnh nhà, chủ yếu là cây mã đề, cây yucca và xoài.

“Điều gì sẽ xảy ra với chúng tôi nếu gia đình tôi vẫn phải tiếp tục sống như thế nào thêm một năm nữa?”, ông Sarabia nhìn vợ và cười một cách yếu ớt.

Về phần Rangel, công nhân trong nhà máy mỹ phẩm, vẫn tự coi mình là người may mắn bởi bà có thể chia sẻ gánh nặng gia đình với ba cậu con trai. Nhưng mặc dù trong nhà có bốn người lớn đi làm kiếm được mức lương tối thiểu thì tủ lạnh nhà họ vẫn gần như lúc nào cũng trống rỗng.

Gia đình bà Rangel đã loại thịt bò, thịt gà, salad và hoa quả khỏi thực đơn hàng ngày. Thay vào đó, bà Rangel và ba con trai ăn gạo, đậu, yacca, lá mã đề, cá sardine và thỉnh thoảng mới ăn trứng. “Trước đây, chúng tôi còn uống nước hoa quả trong bữa ăn. Tôi rất nhớ món đó. Và cả socola nữa. Bây giờ tôi thậm chí còn không thể mua được một cốc cà phê trên đường đi làm nữa”, bà nói.

Ở khu nhà của bà Rangel, không quá khó để nhìn thấy những người như Rainer Figueroa, 30 tuổi với đôi mắt lờ đờ vì giảm cân quá nhiều trong thời gian ngắn. Figueroa đã giảm 11 kg trong 6 tháng qua, anh cho biết bởi mức lương tối thiểu chỉ đủ cho anh ăn một lượng đồ ăn rất ít hai lần trong ngày, số còn lại là để dành cho vợ và ba đứa con của anh.

Chỉ mới ba năm trước, gia đình Figueroa có thể đi tới khu trung tâm thương mại gần đó để ăn một bữa ăn nhanh nhân ngày của Mẹ hay ngày của Cha. Và họ cũng có đủ tiên để bắt xe bus tới các công viên công cộng vào ngày cuối tuần.

Figueroa làm việc tại một nhà máy sản xuất bỉm nhưng hiện đã ngừng sản xuất mặt hàng này. Với việc thiếu các nguyên liệu thô và cắt giảm nhập khẩu, rất nhiều nhà máy ở Venezuela chỉ hoạt động với nửa công suất hoặc ít hơn.

Theo dữ liệu của công ty độc lập Ecoanalítica, trong ba năm qua, nền kinh tế Venezuela đã thu nhỏ 24,5%, riêng trong năm 2016 đã giảm tới 11%. Asdrúbal Oliveros, giám đốc Ecoanalítica nhận định: “Tăng lương càng làm cho mọi việc tồi tệ hơn bởi nếu như không chú trọng đến năng suất thì chỉ càng khiến lạm phát tăng cao mà thôi. Năm nay, sức tiêu dùng của người dân sẽ có thể giảm tới 40%”.

Hàng ngày, bà Rangel dậy từ 4h sáng để bắt hai chuyến xe bus tới nhà máy. 2h chiều, bà trở về nhà nhưng cũng không làm gì nhiều, cũng không tụ tập bạn bè hay sang nhà hàng xóm ăn uống, nhảy múa như mọi khi.

“Tôi không còn nấu nướng khi đi làm về như mọi khi bởi không có đủ lương thực mà làm. Tôi cũng không còn thích gặp gỡ bạn bè nữa bởi rồi chúng tôi sẽ nói đến những thứ mà bây giờ mình không thể có được. Tôi chỉ xem ti vi, tôi thích xem chương trình của nhà Kardashians, bởi tôi có thể thấy những người có mọi thứ sống ra sao. Và trong một khoảnh khắc tôi sẽ quên đi cuộc sống hiện tại của bản thân”, bà tâm sự.

Tuệ Minh (lược dịch)

(Infonet)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Bi kịch Venezuela: Nhịn cả đánh răng để... chống đói ( Sao không hỏi CHXHCN-VN xem thiên đường ở đâu )

Theo Washington Post, nền kinh tế suy thoái và khủng hoảng trầm trọng khiến người dân Venezuela giờ đây phần lớn phải sống trong nghèo khổ, ăn không đủ bữa và không có tiền để mua những thứ thiết yếu nhất cho cuộc sống.

Theo Washington Post, nền kinh tế suy thoái và khủng hoảng trầm trọng khiến người dân Venezuela giờ đây phần lớn phải sống trong nghèo khổ, ăn không đủ bữa và không có tiền để mua những thứ thiết yếu nhất cho cuộc sống.


Năm năm trước, khi ông Hugo Chávez còn là Tổng thống và Venezuela rất khác bây giờ, bà Ana Margarita Rangel có thể đi xem phim, đi chơi biển hoặc mua những nguyên liệu để bánh tại nhà. Thậm chí ba năm trước, khi nền kinh tế Venezuela bắt đầu rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng thì Rangel vẫn kiếm đủ để thỉnh thoảng tự mua cho mình một lon soda hay một que kem.

Nhưng giờ đây, bà phải dùng mọi thứ kiếm được chỉ để chống đói. Đôi giày của bà đã rách nát vã cũ kỹ nhưng không đủ tiền để mua một đôi mới. Giá một tuýp kem đánh răng cũng bằng một nửa tuần lương của Rangel.

“Tôi luôn đánh răng trước khi đi ngủ, ý tôi là đó là điều bắt buộc đúng không? Nhưng bây giờ tôi phải lựa chọn. Vì vậy tôi chỉ đánh răng vào buổi sáng thôi”, Rangel, người đang sống cách thủ đô Caracas 40 km về phía tây và đang làm việc cho một nhà máy mỹ phẩm ở ngoại ô thành phố Guarenas, cho biết.

Rangel kiếm được số tiền lương tối thiểu cũng giống như 32% lực lượng lao động ở Venezuela, theo số liệu mới nhất được công bố năm 2015. Mức lương đó từng được coi là chấp nhận được ở quốc gia có lượng dự trữ dầu mỏ lớn nhất thế giới cũng như luôn được coi là biểu tượng của tầng lớp lao động khi cố Tổng thống Chasvez còn lãnh đạo đất nước.

Nhưng với mức lạm phát hàng năm lên tới 700% và sự thiếu hụt lương thực cùng thuốc men trầm trọng trong một thời gian dài đã thay đổi cái gọi là “mức lương tối thiểu” ở Venezuela theo một cách tồi tệ.

Cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế trầm trọng ở Venezuela đã khiến hàng nghìn người xuống đường biểu tình liên tiếp trong ba tháng qua. Phần lớn người dân Venezuela đang phải tiêu tất cả những gì họ có chỉ để chống đói.

Theo tính toán của Trung tâm tài liệu và phân tích cho tầng lớp lao động, một tổ chức luật sư độc lập, mức lương tối thiểu mà họ nhận được chỉ đủ mua 1/3 số thức ăn cần cho một gia đình năm người trong một tháng.

Ngày 1/7 vừa qua, Tổng thống Nicolás Maduro đã tăng mức lương tối thiểu hàng tháng lần thứ ba trong năm nay, lên khoảng 250.000 bolivars (tiền Venezuela) và người dân nhận được cả tiền mặt lẫn phiếu mua lương thực.

Với tình trạng đồng tiền mất giá như hiện nay, mức lương tối thiểu mới cũng chỉ đủ mua khoảng 2,7 kg sữa bột hoặc 5 hộp trứng. Với tỷ giá ngoại tệ ở Venezuela, tính ra thu nhập trung bình của người lao động ở đây chỉ khoảng 33 USD/tháng, một khoảng cách khá xa so với mức 135 USD ở Haiti và 250 USD ở nước láng giềng Colombia.

Chính phủ đã thiết lập mức giá trần cho một số lương thực cơ bản như mỳ ống, gạo và bột mỳ. Nhưng thường người dân sẽ phải xếp hàng nhiều tiếng đồng hồ để nhận đồ trợ cấp hàng tháng từ các quầy thực phẩm do chính phủ dựng lên với số lượng chỉ đủ để một gia đình năm người ăn trong một tuần.

Kể từ năm 2014, tỷ lệ gia đình Venezuela sống trong nghèo đói đã tăng từ 48% lên 82%. 52% gia đình sống trong cảnh cực kỳ nghèo và khoảng 31% chỉ được ăn nhiều nhất 2 bữa/ ngày.

Romer Sarabia, 44 tuổi, bảo vệ tại một bệnh viện của chính phủ, cho biết: “Thời ông Chávez, chúng tôi có cuộc sống tốt hơn”. Trong ngày nhận lương, ông thường đưa cả gia đình ra ngoài ăn súp và đôi khi còn mua cả kẹo cho lũ trẻ.

Cứ mỗi hai tuần, Sarabia tới một khu “chợ cóc” gần nhà và mua khoảng 1 kg đường, nửa cân sữa bột và hơn 4 kg gạo vỡ có mùi như thức ăn của chim và thường chỉ dùng để cho gà ăn. Ông sẽ nấu gạo đó với xương hoặc thịt vụn. Ba đứa con cùng vợ ông kiếm thêm cho bữa ăn bằng bất kỳ thứ gì mà họ có thể trồng ở cánh đồng bên cạnh nhà, chủ yếu là cây mã đề, cây yucca và xoài.

“Điều gì sẽ xảy ra với chúng tôi nếu gia đình tôi vẫn phải tiếp tục sống như thế nào thêm một năm nữa?”, ông Sarabia nhìn vợ và cười một cách yếu ớt.

Về phần Rangel, công nhân trong nhà máy mỹ phẩm, vẫn tự coi mình là người may mắn bởi bà có thể chia sẻ gánh nặng gia đình với ba cậu con trai. Nhưng mặc dù trong nhà có bốn người lớn đi làm kiếm được mức lương tối thiểu thì tủ lạnh nhà họ vẫn gần như lúc nào cũng trống rỗng.

Gia đình bà Rangel đã loại thịt bò, thịt gà, salad và hoa quả khỏi thực đơn hàng ngày. Thay vào đó, bà Rangel và ba con trai ăn gạo, đậu, yacca, lá mã đề, cá sardine và thỉnh thoảng mới ăn trứng. “Trước đây, chúng tôi còn uống nước hoa quả trong bữa ăn. Tôi rất nhớ món đó. Và cả socola nữa. Bây giờ tôi thậm chí còn không thể mua được một cốc cà phê trên đường đi làm nữa”, bà nói.

Ở khu nhà của bà Rangel, không quá khó để nhìn thấy những người như Rainer Figueroa, 30 tuổi với đôi mắt lờ đờ vì giảm cân quá nhiều trong thời gian ngắn. Figueroa đã giảm 11 kg trong 6 tháng qua, anh cho biết bởi mức lương tối thiểu chỉ đủ cho anh ăn một lượng đồ ăn rất ít hai lần trong ngày, số còn lại là để dành cho vợ và ba đứa con của anh.

Chỉ mới ba năm trước, gia đình Figueroa có thể đi tới khu trung tâm thương mại gần đó để ăn một bữa ăn nhanh nhân ngày của Mẹ hay ngày của Cha. Và họ cũng có đủ tiên để bắt xe bus tới các công viên công cộng vào ngày cuối tuần.

Figueroa làm việc tại một nhà máy sản xuất bỉm nhưng hiện đã ngừng sản xuất mặt hàng này. Với việc thiếu các nguyên liệu thô và cắt giảm nhập khẩu, rất nhiều nhà máy ở Venezuela chỉ hoạt động với nửa công suất hoặc ít hơn.

Theo dữ liệu của công ty độc lập Ecoanalítica, trong ba năm qua, nền kinh tế Venezuela đã thu nhỏ 24,5%, riêng trong năm 2016 đã giảm tới 11%. Asdrúbal Oliveros, giám đốc Ecoanalítica nhận định: “Tăng lương càng làm cho mọi việc tồi tệ hơn bởi nếu như không chú trọng đến năng suất thì chỉ càng khiến lạm phát tăng cao mà thôi. Năm nay, sức tiêu dùng của người dân sẽ có thể giảm tới 40%”.

Hàng ngày, bà Rangel dậy từ 4h sáng để bắt hai chuyến xe bus tới nhà máy. 2h chiều, bà trở về nhà nhưng cũng không làm gì nhiều, cũng không tụ tập bạn bè hay sang nhà hàng xóm ăn uống, nhảy múa như mọi khi.

“Tôi không còn nấu nướng khi đi làm về như mọi khi bởi không có đủ lương thực mà làm. Tôi cũng không còn thích gặp gỡ bạn bè nữa bởi rồi chúng tôi sẽ nói đến những thứ mà bây giờ mình không thể có được. Tôi chỉ xem ti vi, tôi thích xem chương trình của nhà Kardashians, bởi tôi có thể thấy những người có mọi thứ sống ra sao. Và trong một khoảnh khắc tôi sẽ quên đi cuộc sống hiện tại của bản thân”, bà tâm sự.

Tuệ Minh (lược dịch)

(Infonet)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm