Đoạn Đường Chiến Binh

Bắt nửa triệu bạc giả, nhưng không được… xài chơi!

Đầu tháng 3 -1975, tôi đi Rạch Giá, để nhận chỉ thị về việc triệt tiêu nguồn hàng lậu từ Thái Lan nhập vào Việt Nam qua ngã Hà Tiên.

1            Đầu tháng 3 -1975, tôi đi Rạch Giá, để nhận chỉ thị về việc triệt tiêu nguồn hàng lậu từ Thái Lan nhập vào Việt Nam qua ngã Hà Tiên.

            Đây là hiện tượng chảy máu vàng, như tôi trình bày ở trước. Tuy nhiên, tôi không ở đầu nguồn đường giây buôn lậu, tôi chỉ ở khúc giữa, trách nhiệm “khỏe” hơn. Vả lại, tôi không đặt nặng việc chính phủ thất thu thuế vì hàng lậu. Việc ấy, nắm đầu mấy tay đầu sỏ ở Hà Tiên là xong. Tại sao không làm việc đó, tôi không biết. Bắt hàng lậu, bao nhiêu cảnh đau lòng xảy ra, nên tôi không muốn. Còn việc thất thu thuế: buồn cười chưa. “Trời mưa đất chịu.”  Việt Nam là “tiền đồn chống Cộng, bảo vệ thế giới Tự Do, đứng đầu là Mỹ” thì Mỹ phải viện trợ cho VN. Thành ra, Mỹ đã nắm tiền bạc, đã lo tiền bạc thì thiếu bao nhiêu tiền, Mỹ lo, Mỹ chịu!

            Tuy nhiên, từ sau hiệp định Paris 1973 tới giờ, càng ngày Mỹ càng cắt bớt viện trợ, thắt hầu bao nên tình hình tài chánh miền Nam càng ngày càng khó khăn. Vì vậy, chính phủ cần soát xét lại những nơi, những sự việc làm chính phủ thất thu, nhất là đường giây buôn lậu Hà Tiên, làm thất thoát vàng một cách bất hợp pháp.

            Về tới địa phương của tôi hôm trước, hôm sau, tôi gọi ông Tư Ngọc, người bán vé xe đò tại Kiên Lương, vào văn phòng tôi, có mặt trung úy Quy, thiếu úy Kiệt tôi nói:

            – “Tình hình bây giờ căng thẳng, nghiêm trọng, không như trước. Ông Nguyễn Văn Hảo, phó thủ tướng đặc trách kinh tế, chỉ thị là phải chấm dứt con đường buôn lậu Hà Tiên. Vì vậy, tôi nói trước với chú Tư, bắt đầu từ ngày mai, tôi sẽ cho xét bắt tất cả hàng lậu từ Hà Tiên về, không chừa một ai, không chừa một món hàng lậu nào. Chú Tư biết chúng tôi rồi. Nói là làm, chớ không dọa suông! Tui không muốn bắt bạn hàng đi buôn, gây ra nhiều cảnh đáng thương. Tôi không muốn. Tôi mời chú Tư vào văn phòng, có mặt mấy ông sĩ quan nầy là để chú Tư thấy tính cách nghiêm trọng của tình hình, làm ơn nhắc nhở với bạn hàng, tài xề, chủ xe đò phải chấm dứt việc buôn lậu. Nếu không vì tính cách quan trọng đó, lái xe đi ngang bến xe, tôi dặn chú Tư vài điều cũng được, bày vẻ gọi chú Tư vô đây làm chi. Chú Tư hiểu và giúp chúng tôi tránh cảnh bắt bớ đồng bào!

            Ông Tư Ngọc hứa với tôi, rồi ra về. Sau đó, các sĩ quan trưởng cuộc về họp đông đủ, ngoại trừ thiếu úy Đước, xã Tín Đạo, ở xa, đường đi lại khó khăn nên tôi nhờ trung úy Quy chuyển đạt lại những gì phổ biến trong buổi họp hôm nay. Vả lại, xã của ông ở cuối đường giây buôn lậu ngang qua quận nầy, nên trên nầy làm ráo riết, ở dưới đó, còn gì nữa để ông ta lo. Thêm một chuyện nữa, rất đau lòng. Tháng trước, Việt Cộng tấn công vào xã ông. Ông ta cùng xã trưởng Nguyễn Viết Toán phòng thủ trên cao ốc, vụt lựu đạn và bắn xuống làm Việt Cộng chết và bị thương cũng khá bộn. Trong khi đó thì Việt Cộng tấn công vào nhà ông. Mặc dù ông ta không có nhà, không ai chống cự, chúng cũng quăng lựu đạn vào nhà ông, khiến vợ ông cùng ba đứa con đều chết cả. Trước cảnh đau đớn, ông ta dỡ điên, dỡ khùng, khi tĩnh khi không. Tôn trọng sự đau khổ của ông, tôi không còn thúc đẩy ông làm việc như trước kia nữa, để cho ông ta được thoải mái với công việc được chừng nào hay chừng đó. Khổ nỗi, tôi không tìm được một ông hạ sĩ quan nào giỏi để giúp ông ta.

            Đại ý là tôi thông báo những gì tôi nhận trong buổi họp ở Rạch Giá, yêu cầu các ông trưởng cuộc thi hành nghiêm chỉnh, sau đó, tôi họp riêng trong nội bộ Bộ Chỉ huy, có trung úy Quy, thiếu úy Kiệt, trưởng ban Tư Pháp, trưởng ban Hành Quân và toàn bộ cảnh sát Đặc Biệt.

            Tôi thông báo việc bắt hàng lậu triệt để. Việc ấy dễ, nhưng với nhiều tay buôn lậu ngoan cố, không chở hàng cồng kềnh được như đường, vải, v.v… thì chúng sẽ “đi” món hàng gì? Việc theo dõi nầy bên cảnh sát sắc phục vừa thiếu người, vừa không đủ khả năng đảm trách. Vậy bên ngành Cảnh Sát Đặc Biệt của thiếu úy Kiệt phải tiếp tay, tham gia, tìm ra những tên buôn lậu hàng quốc cấm như bạch phiến, thuốc phiện, v.v… hoặc ít ra cũng đồng hồ đeo tay hoặc những thứ hàng nhỏ, dễ dấu.

            Khi có lệnh cấm hàng lậu một cách triệt để, số đông bạn hàng sẽ không đi buôn nữa. Xe đò trống vì không có khách hàng, hoặc sẽ thưa người đi. Người vẫn còn đi trên xe là ai? Đi thăm bà con, hay vẫn cứ buôn lậu thứ hàng khác? Điều nầy, nhân viên cảnh sát đặc biệt phải hết sức theo dõi, theo dõi những khách hàng còn đi trên xe là ai? Họ đi đâu, lý do gì. Theo dõi từng người, và dĩ nhiên, không cho khách hàng biết rằng họ đang bị theo.

            Hai ngày sau, ngày 8 tháng 3 năm 1975, cảnh sát đặc biệt bắt được 1Kg rưởi thuốc phiện.

            Họ làm như tôi chỉ thị. Khi chiếc xe hàng từ Hà Tiên (về Rạch Giá) dừng lại, có 2 người đàn ông bước xuống, tay xách tòn ten một cái giỏ lưới. Dùng giỏ lưới là để đánh lừa nhân viên công lực. Cái giỏ lưới có kín đâu. Rõ ràng bên trong có gói giấy nhỏ, có gì đâu mà phải xét!

            Nhưng nhân viên của tôi tinh tế lắm. Họ lắng nghe hai người đàn ông đó bảo một người chạy xe lôi: “Chở tôi xuống cầu Cống Tre.”

            Cẩn, trung sĩ cảnh sát đặc biệt của tôi tự hỏi: Xe đò nầy chạy xuống Cống Tre. Tại sao không ngồi trên xe đò đi luôn mà lại xuống đi xe lôi. Vậy là anh ta ra ám hiệu cho Hoài, đồng sự. Hai người đạp xe chạy theo chiếc xe lôi (Nhân viên tôi nghèo, một ít người có xe Honda, số đông hơn đi xe đạp, còn lại hầu hết cuốc bộ). Khi thấy chiếc xe lôi rẽ vào ngã trường trung học, Cẩn biết ngay hai tên buôn lậu nầy đi xe lôi là vì muốn tránh đi ngang qua cuộc Cảnh Sát An Bình của thiếu úy Bạch. Nắm chắc hai tên nầy làm điều phi pháp, Cẩn và Hoài liên lạc với bộ chỉ huy. Thiếu úy Kiệt phóng xe ra tới nơi, xét và tìm thấy thuốc phiện, bắt về. Thiếu úy Kiệt vui mừng nói với tôi: “Cứ vạch kế hoạch ra, thế nào cũng có kết quả.”

            Sở dĩ thiếu úy Kiệt nói câu đó là vì tôi thường khiển trách thiếu úy Kiệt làm việc không có kế hoạch, hoặc kế hoạch vạch ra không chu đáo, nên ít thành công.

            Trưa hôm đó, tôi gọi máy truyền tin liên lạc với các trưởng cuộc, thông báo kết quả việc làm của thiếu úy Kiệt và lưu ý các nơi phải cố gắng làm sao cho có kết quả. Bọn buôn lậu vẫn chưa chịu lùi bước đâu! Chúng chưa “tởn” đâu.

            Riêng về cuộc cảnh sát Dương Hòa, phía đầu trên của đường giây buôn lậu, thiếu úy Lộc, sĩ quan mới ra trường, mới về nhậm chức được mấy tháng, chưa có kinh nghiệm, nên tôi điều thượng sĩ Nguyễn Văn Chuẩn về làm phó cuộc, phụ tá cho thiếu úy Lộc.

            Lộc còn trẻ, dĩ nhiên thiếu kinh nghiệm và bản tính, theo tôi thấy: Thật thà, nên trước hôm thiếu úy Lộc về nhận nhiệm vụ, tôi gọi cả thiếu úy Lộc và thượng sĩ Chuẩn vào văn phòng tôi, giải thích rõ việc tôi làm. Tôi nói:

            – “Thiếu úy Lộc mới ra trường, cần có người phụ tá có kinh nghiệm. Thượng sĩ Chuẩn người xã An Hòa, sinh đẻ, lớn lên ở đây, vô Cảnh Sát cũng đã lâu, cũng lớn tuổi, có kinh nghiệm và rành rẻ mọi chuyện ở đây nên tôi đưa ông làm phụ tá cho anh (Thiếu úy Lộc) (1). Ngoài lý đo đó ra, tôi không có bất cứ hậu ý nào khác. Trong ngành nầy, người ta hay gài nhau. Tôi không quen việc đó. Thiếu úy Lộc hiểu chưa? Việc gì thông thường thì thôi, còn những việc quan trọng như theo dõi hạ tầng cơ sở Cộng Sản, vạch kế hoạch giải hóa bọn chúng, thì hai ông nên bàn thảo với nhau cho kỹ. Cái nầy học viện chẳng dạy – Họ biết đếch gì mà dạy – là: Chúng ta đang chiến đấu ở đây là một cuộc “chiến tranh nhân dân”, thì “tình báo nhân dân” là quan trọng (2). Tình báo chiến thuật, tình báo chiến lược chẳng giúp ích gì được ở đây cả. Ở đây chúng ta cần tình báo nhân dân, nhờ dân nên chúng ta biết ai tiếp tế, làm giao liên cho Việt Cộng, chúng nó đang chuẩn bị gì, ý đồ gì. Ví dụ: Một người đang giăng câu trên kinh. Chúng ta không biết gì về tên giăng câu đó cả. Người dân họ biết đấy. Họ biết người đó là ai, quen hay lạ, ở xa tới hay dân địa phương, làm nghề câu thật sự hay giả dạng đi câu để điều nghiên cái gì: đánh đồn, đánh phá nhà máy ximăng Hà Tiên, phá cầu, phá lộ, gài mìn, đặt bom (3)… Nếu anh về xã đó, anh tìm biết ai quen ai lạ, biết chào hỏi người nầy, người kia, biết “Tiếng chào cao hơn mâm cổ” thì họ sẽ có cảm tình với anh. Họ sẽ cho anh biết cái gì họ nghĩ anh cần biết. Còn như anh hoạnh họe, làm khó, đòi tiền thì dân họ chẳng cho anh biết gì cả. Đến khi biết thì súng AK đã dí vô đầu anh rồi. Đại khái như vậy, tôi sẽ nói thêm về sau. Bây giờ, tôi cho thượng sĩ Chuẩn phụ tá cho anh là vì vậy. Biết chưa?” (4)

            Cũng trong ý nghĩa đó, hôm đó, tôi gọi cả thiếu úy Lộc và thượng sĩ Chuẩn lên đầu máy truyền tin nghe tôi dặn:

            – “Hai ông ở đầu trên mà chưa có kết quả gì cả. Thiếu úy Kiệt ở đầu dưới đã bắt được thuốc phiện rồi. Đừng nghĩ là thiếu úy Kiệt gặp may. Có kế hoạch thì xui cũng thành hên. Không có kế hoạch gì cả thì chỉ ngồi chờ sung rụng. Nói với mấy thằng Miên trên đó (Xã nầy phần đông dân chúng người Việt gốc Miên nên nhân viên cũng nhiều người Miên), tui đã cho tụi nó phục vụ gần nhà, có thì giờ giúp đỡ gia đình. Nghe nói tụi nó còn ham nhậu. Tui hẹn cho tụi nó ba ngày, không có kết quả gì, tui cho đi Hiếu Lễ cả đám.” (5)

            Nói câu đó vì tôi nhớ hai trung sĩ cảnh sát của tôi ở đây, là hai anh em ruột, tên Dương Bộ Hương và Dương Bộ Hành. Hai người nầy là Tầu lai Miên, nguyên là giáo viên Ấp Tân Sinh, gia nhập cảnh sát để khỏi bị động viên. (Sau tết Mậu Thân, do thỏa thuận liên bộ Giáo Dục – Quốc Phòng, giáo viên Ấp Tân Sinh mới được hoãn dịch). Tôi rất có cảm tình với họ vì họ thật thà, chân chất, nhưng lại thường phải “đốt đít” cho họ làm việc mới có kết quả. Hơn nữa, tôi cũng “cục bộ”, cũng là thầy giáo đi lính nên cũng thông cảm hai ông thầy giáo nầy phần nào!

            Quả vậy, nghe tôi dọa như thế, anh em hai ông nầy tưởng thật, rất sợ bị đổi đi Hiếu Lễ.

Ngày hôm sau, tôi đích thân lên xã Dương Hòa, gọi thiếu úy Lộc và thượng sĩ Chuẩn ra. Tôi đi bộ qua cầu Ba Hòn, tới ngay chỗ miếu bà Chúa Xứ, nói với hai người nên đặt một toán canh gác ngay nơi miếu nầy. Cho nhân viên ngồi trong nhà “vỏ cua” (mái hiên trước miếu), ít ai để ý, mặc sắc phục, mang máy truyền tin, canh chừng. Với xe đò, khi toán tuần tiểu ở miếu bà Chúa Xứ bên kia cầu gọi về, yêu cầu thì chận xét, còn không thì thôi. Thiếu úy Lộc và thượng sĩ Chuẩn xét xe ngay trước trụ sở xã (Cuộc Cảnh Sát đóng chung), bên nầy cầu Ba Hòn, công khai trước mắt mọi người. Làm như vậy là để bớt gây phiền nhiễu cho hành khách và khỏi ai dị nghị.

            Toán tuần tiểu (Gọi là tuần tiểu nhưng chỉ ở môt chỗ), ở bên kia cầu, quan sát từng xe chạy qua. Khi thấy cần gì hoặc cần xét xe thì gọi về cuộc yêu cầu. Thấy xe nào không cần thì thôi. Toán nầy có nhiệm vụ quan trọng hơn: Quan sát và chận xét những người lạ di chuyển trên trục lộ. Bọn buôn hàng lậu, thay vì đi xe đò, chúng sẽ đi xe gắn máy. Khi thấy ai đi xe gắn máy, có thể cả xe đạp, là đồng bào quen mặt ở địa phương, không có gì khả nghi thì thôi. Còn người lạ đi ngang thì phải chận xét hết. Vì vậy, toán nầy, tôi đề nghị phải có mặt hai anh em Dương Bộ Hương, Dương Bộ Hành hay một trong hai người.

            Khi tôi nói việc ấy với thiếu úy Lộc và thượng sĩ Chuẩn, tôi có gọi hai anh em ông nầy tới, để họ biết đây là chỉ thị của tôi, khỏi trách cứ rằng thiếu úy Lộc hay thượng sĩ Chuần “đì”. Công việc của toán nầy, tuy không nặng nhọc nhưng kéo dài, từ khi mới sáng sớm, cho tới chiều tối, khi không còn ai di chuyển trên trục lộ nữa, mới được ra về. Thời gian kéo dài quá như vậy, thế nào cũng có người than phiền, nếu họ làm việc quá sức.

            Hai anh em nhà ông họ Dương nầy hiểu lầm tôi. Họ nghĩ rằng tôi muốn giao công việc khó khăn cho họ, nên buổi sáng ngày 10 tháng 3 – 1975 (ngày mất Ban Mê Thuột) họ làm thịt một con gà trống, luộc xong, đặt trên một cái dĩa bàn rồi mua thêm nhang đèn, bưng qua cúng ở miếu bà Chúa Xứ, khấn xin phù hộ cho họ bắt được hàng lậu, để khỏi bị đổi đi Hiếu Lễ như lời tôi dọa. Họ thật thà! Tôi thì dọa mà họ tưởng tôi sẽ làm thiệt.

            Cúng xong, mấy thầy chú đem gà ra trước nhà vỏ cua, kéo thêm một két bia nữa, vừa canh gác vừa… nhậu.

            Bỗng nhiên, có một người đàn ông khoảng 50 tuổi, chở theo một cô gái khoảng 20 tuổi, từ hướng Hà Tiên về, chạy xe Honda ngang qua. Thấy người lạ mặt, đám Dương Bộ Hương, Dương Bộ Hành cùng mấy “thầy” trung sĩ khác nữa, bèn bỏ bia, bỏ gà, từ trong nhà vỏ cua, mang máy, xách súng chạy ra đường, cách khoảng chừng hơn 20 mét. Vừa chạy vừa thổi còi rét rét, hô to “Dừng lại, dừng lại!”

            Khi Dương Bộ Hương, Dương Bộ Hành ra tới nơi, cô gái đã xuống xe đi qua phía bên kia đường để đi tiểu tiện. Người đàn ông vẫn ngồi trên xe. Ông ta rút một xấp giấy bạc 500 đồng từ trong ngực áo của ông, nhét vào cái xách lớn của cô gái, gài một bên, phía sau, dưới yên xe .

            Thấy vậy, Dương Bộ Hương hỏi:

            – “Tiền đâu mà nhiều dzậy? Của ai đây?”

            Tiếng Dương Bộ Hương vốn đã to, lại hỏi gắt, trong khi mặt mày đỏ gay vì có lẽ anh ta cũng đã làm ít chai.

            Thấy cảnh đó, và “hình như” cũng có bà Chúa Xứ “độ”, cô gái sợ hãi, nói:

            – “Không! Tiền của ông ta. Không phải tiền của tôi.”

            Dương Bộ Hương lại nói gần như nạt:

            – “Sao người nầy đổ thừa người kia? Đưa đây coi!”

            Cô gái cầm xấp bạc đưa cho trung sĩ Hương. Không hiểu sao, anh ta bảo trung sĩ Chao Sôl, đang đứng bên cạnh:

            – “Mày có tờ năm trăm nào không, đưa tao xem.”

            Trung sĩ Chao Sôl mở bóp lấy tờ giấy năm trăm đồng màu xanh biển, đưa cho Hương. Họ so sánh hai tờ giấy bạc, và nghi là bạc giả, bèn dẫn hai người về trụ sở. Thượng sĩ Chuẩn liền gọi máy báo cáo cho tôi.

Lúc ấy, tôi đang ở nhà máy ximăng Hà Tiên, cùng với thượng sĩ Lâm Tấn Tài, đi theo toán kiểm soát chất nổ để bắn đá ở nhà máy, thì trung sĩ Thành tới báo cáo thượng sĩ Chuẩn muốn gặp tôi ở đầu máy truyền tin.

Tôi gọi máy, nghe thượng sĩ Chuẩn nói:

            – “Báo cáo đại úy, chúng tôi vừa mới bắt được bạc giả.”

            – “Nhiều ít?” Tôi hỏi.

            – “Nhiều lắm, tôi chưa đếm! Đại úy lên ngay với chúng tôi.” Giọng nói ông ta không được bình tĩnh lắm.

            Tôi hẹn lên với thượng sĩ Chuẩn, xong tôi khoát tay chào đám kiểm soát chất nổ rồi tự tôi lái xe đi. Tài xế Thành ngồi bên cạnh.

            Tới nơi, tôi thấy người đàn ông đang đứng ở phòng ngoài, sát trong góc, tay chưa bị còng. Cô gái đứng bên góc kia. Nhìn vào đống bạc để trên bàn, tôi biết là nhiều lắm, đoán chừng cỡ vài trăm ngàn, chưa biết rõ như sau nầy là nửa triệu. Tôi bảo còng tay người đàn ông lại. Xong, tôi đi vào văn phòng trưởng cuộc, gọi ông ta vào, hỏi cung sơ khởi. Tôi bảo nhân viên dẫn ông ta ra ngoài và gọi cô gái vào, cũng hỏi cung sơ khởi. Xong, tôi biểu gọi máy về cơ quan của tôi, biểu ban tư pháp lấy xe Dodge lên đưa hai người nầy về, hỏi cung kỹ hơn.

Tôi ngồi xuống cái ghế bên cạnh cái bàn lớn để bạc giả. Thiếu úy Lộc và thượng sĩ Chuẩn cùng vài nhân viên đang

đếm bạc, sắp xếp lại từng gói 10 ngàn.

Tôi cầm từng tờ quan sát thật kỹ để phân biệt những chỗ giả. Tổng cộng gần nửa triệu bạc. Người đàn ông và cô gái đã xài cỡ vài chục ngàn ở Hà Tiên. Lúc đó, thiếu tá Long, quận trưởng cùng ông phó quận Nguyễn Đức Nghiêm đi công tác bên văn phòng xã, nghe nói bạc giả, bèn ghé sang. Tôi biếu mỗi người một tờ bạc giả năm trăm đồng để làm “kỷ nghệ”. Tôi nói đùa như vậy.

Hoàn tất thủ tục, tôi biểu thượng sĩ Chuẩn lấy cái bao bố tời, để bạc giả vào đó, mang lên xe, theo tôi về quận.

            Tới nơi, tôi vào hầm truyền tin, gọi về Rạch Giá, xin gặp xếp, trung tá Thiều ở đầu máy. Tôi nói:

            – “Thưa trung tá, chúng tôi vừa bắt được nửa triệu bạc giả!”

            Tiếng trung tá Thiều hỏi, giọng nói nhẹ nhàng:

            – “Thiệt hả?” Ngưng một lúc, tôi lại nghe tiếng của ông: “Thiệt không chú? Bạc thiệt mà chú nói bạc giả, về đây chú với tui dẫn nhau đi ở tù như không?”

            Tôi trấn an:

            – “Trung tá chưa nghe ai nói bạc giả nên lo chớ gì? Đây là bạc giả thiệt sự. Trăm phần trăm. Để em nói rõ cho trung tá nghe. Thứ nhứt: – Số trùng nhau. Bạc thiệt làm gì có số trùng! Thứ hai, – Đường chỉ kim tuyến không có, chỉ là đường gạch bằng bút chì. Thứ ba: – Hình nổi đức Trần Hưng Đạo bị nhòe, không rõ như trong giấy thiệt. Thứ tư: Trên tờ giấy thiệt, màu xanh của sáu chữ “Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam” đậm hơn màu xanh trên “phông” của tờ giấy bạc. Trung tá yên tâm chưa?”

            – “Tin rồi, tin rồi! Chú lấy lời khai cho thật kỹ, rồi làm công điện gởi về cho tôi. Mai mốt giải hai người đó về sau cũng được.”

            Nghe lời dặn ấy, tôi làm thật kỹ. Vì vậy, tôi thiệt mất một công trạng to!

            Sau khi báo cáo về Rạch Giá rồi, tôi biểu nhân viên mời trung úy Qui, thiếu úy Kiệt, thượng sĩ Hai Râu, trưởng ban tư pháp, thượng sĩ Năm Hưng, trưởng ban điều tra của ngành đặc biệt của thiếu úy Kiệt vào văn phòng tôi và cho dẫn người đàn ông từ phòng giam vào, đích thân tôi điều tra, các vị kia ngồi nghe, thỉnh thoảng tôi yêu cầu họ đưa thêm câu hỏi.

Tóm tắt bản cung như sau:

            Một cựu thiếu tá, giải ngũ vì đáo hạn tuổi, nguyên phục vụ ở Trung Tâm Ấn Loát bộ Tổng Tham Mưu, nay nghỉ hưu tại số nhà…. đường…. thị xã Long Xuyên. Ông nầy có một cái máy in loại pédale (đạp chưn – không dùng điện để vận hành) và sản xuất bạc giả. Bạc giả in ra được chia ra nhiều ngã tiêu thụ: Saigon, Cần Thơ, Tây Ninh, Châu Đốc, và Hà Tiên.

Hà Tiên cũng như Châu Đốc và Tây Ninh, là cửa ngõ biên giới, có chợ trời, buôn bán phức tạp, lộn xộn, dễ tiêu thụ nhất. Cứ mỗi người nhận một số tiền giả đi tiêu thụ. Người tiêu thụ được chia phần một nửa. Nói rõ ra, người đàn ông nầy nhận tiêu thụ nửa triệu, ông chỉ đem về nộp lại cho tên thiếu tá nói trên 250 ngàn tiền thật mà thôi.

            Nhận tiền rồi, ông ta dụ cô gái nầy đi Hà Tiên chơi, mọi việc chi tiêu ông ta lo hết. Lên tới nơi, ông ta đã xài được ở chợ trời biên giới một số, rồi về ngay chợ Hà Tiên tiêu thụ một số nữa. Tại đây, có vài chủ hàng, khi nhận bạc, họ nhìn hơi kỹ nên ông ta chột dạ, bèn thuê phòng ngủ, ngủ với cô gái. Đêm đó, ông ta cưỡng bức cô ấy (Theo lời khai của cô ta, còn ông ta thì khai cô ấy thỏa thuận). Sáng hôm sau, hai người đi ăn sáng, lại trả bằng bạc giả. Chủ tiệm ăn cũng cầm tờ giấy bạc soi đi soi lại, trước khi nhận.

            Thấy thái độ khách hàng khi nhận tiền như trên, ông ta sợ họ sẽ đi báo với Cảnh Sát nên rời Hà Tiên về lại Long Xuyên. Trên đường về, tới Ba Hòn thì bị bắt.

            Cô gái khai rằng, ban đầu cô ta chẳng biết gì việc nầy. Tiền bạc ông ta giữ, cô ta không giữ một đồng nào. Chỉ khi cô ta đi tiểu trở lại thấy người đàn ông cầm xấp tiền bỏ vào giỏ cô ta thì cô ta mới la to lên làm cho cảnh sát lưu ý.

            Cô ta đi theo người đàn ông là vì tò mò muốn đi Hà Tiên cho biết, nhất là dư luận nói về việc buôn lậu trên con đường nầy. Đêm hôm ngủ ở khách sạn, hai người nằm chung một giường, cô ta bị người đàn ông cưỡng bức, mặc dầu cô ta có chống cự nhưng chống không lại. Cô ta còn con gái.

            Vừa nói xong, cô ta trật lưng quần xuống, cho chúng tôi thấy cái quần lót cô ta đỏ lòm. Không rõ cô ta có kinh nguyệt hay bị mất trinh.

            Thấy thái độ của cô, tôi hoảng kinh nói:

            – “Thôi! Thôi! Chuyện cô bị hiếp, ra Rạch Giá cô khai cho rõ. Ngoài ấy họ có nữ nhân viên, còn đây toàn đàn ông.”

            Cứ như thế tôi báo cáo về Rạch giá, chẳng dùng mật mã gì cả. Ở Bộ Chỉ Huy tỉnh lại cũng chẳng dùng mật mã, sao y báo cáo của tôi mà gởi cho Cần Thơ và Saigon.

            Trong hệ thống truyền tin của Cảnh Sát, khác với quân đội, ít khi đổi tầng số, nhiều cơ quan có một tầng số chung. Có nghĩa là khi Rạch Giá báo cáo cho Cần Thơ và Saigon, các tỉnh khác, nếu ở trong cùng một khu vực làn sóng điện đến được, họ cũng có thể nghe được. Vì vậy, những gì Rạch Giá báo cáo lên cấp trên, Long Xuyên nghe rõ cả.  Họ ghi nhận được tên họ, địa chỉ của người làm bạc giả.

            Do đó, hai ngày sau, khi tôi chưa kịp xin lệnh biện lý đi Long Xuyên để tiếp tục công việc bắt bạc giả của tôi thì truyền tin của tỉnh gọi về, báo cho tôi biết rằng tôi đã bị “Cướp công cách mạng” rồi. Nghĩa là Long Xuyên đã bắt người làm bạc giả, tịch thu một máy in và một triệu rưởi bạc giả mới in xong, chưa kịp tiêu thụ.

Nghe xong, tôi tiếc hùi hụi về việc nầy. Tôi ở xa Long Xuyên quá, đường đi trắc trở, trở ngại cho công việc tôi không ít. Không thì tôi đã chụp được một vố lớn rồi.

            Khoảng sau ngày 20 tháng 3 ít lâu, phó thủ tướng Nguyễn Văn Hảo xuống Hà Tiên để chủ tọa buổi tổng kết sơ khởi chiến dịch ngăn chận hàng lậu. Tôi được lệnh lên Hà Tiên để trình diện ông ta.

Tôi nói với thiếu úy Kiệt:

            – “Ông thay mặt tôi mà đi đi!”

            Thiếu úy Kiệt ngạc nhiên:

            – “Tui nghĩ vì vụ bắt bạc giả nên ông ta xuống Hà Tiên. Công trạng đó của đại úy, tại sao ông không đi?”

            Tôi cười nói:

            – “Đi để được cái gì? Để ông ta thoa dầu cù là chớ được quái gì (6). Gặp ông ta phải vòng tay cúi đầu phiền lắm? Ông có nhớ vụ tướng Đôn xuống đây khen tui hay không? (7). Thêm mệt. Ông đi giùm tui đi.”

            – “Đại úy không ưa gặp ông lớn. Vậy chớ ra tỉnh gặp trung tá thì sao?” Thiếu úy Kiệt hỏi.

            – “Khác chớ ông. Ông trung tá với bọn mình là “Huynh đệ chi binh”. Cả ông đại tá Vệ, hôm về đây, ông thấy không? Ông rất bình dân, nói chuyện rất thân mật với bọn mình, có quan cách gì đâu? Cả đại tá Kiểm, đại tá Biếc cũng vậy. Ông từng qua gặp họ rồi đấy, họ coi mình như em. Còn như mấy chả nầy, gặp làm chi?”

            – “Đại úy không muốn đi lại bắt tui đi!” Thiếu úy Kiệt than phiền.

            – “Tui đâu có bắt, tui nhờ ông đi giúp mà. Ai hỏi, nói tui bị bệnh là xong. Làm đếch gì tui? Cũng chưa chắc thằng chả hỏi tại sao tôi bệnh, tôi không đi. Chả đâu thèm biết ai đi, ai không, miễn có mặt người nào đó thay mặt là được rồi.”

            Lần đó, thiếu úy Kiệt lên gặp phó thủ tướng Nguyễn Văn Hảo, được ông ta thưởng một trăm ngàn về việc bắt thuốc phiện. Về vụ bắt bạc giả, phó thủ tướng Nguyễn Văn Hảo nói:

            – “Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam” sẽ thưởng cho chỉ huy trưởng của anh một số tiền bằng số tiền giả đã bắt được. Họ sẽ gọi đến nhận.”

            Sau khi kể lại chuyện ấy, thiếu úy Kiệt đưa một trăm ngàn cho tôi. Tôi nói:

            – “Thôi! ông giữ lấy mà chia cho mấy người có công.”

Tôi nói thêm, nửa đùa nưa thật:

            – “Mai mốt tôi nhận nửa triệu, ông không được tôi chia đâu nữa nghe!”

            Tới 30 tháng Tư, tôi cũng chưa nhận được tiền thưởng của ngân hàng. Vậy là “Ngân Hàng quốc Gia Việt Nam” của thống đốc Lê Quang Uyển còn nợ tôi nửa triệu đồng đấy, quí độc giả ạ!

            Tuy nhiên, có điều buồn hơn. Vụ bắt bạc giả ấy, dù tôi là người đầu tiên phát hiện, bắt giữ, nhưng bấy giờ, sau khi mất Ban Mê Thuột, tình hình chiến sự miền Nam như dầu sôi lửa bóng, càng ngày càng nguy ngập, ai nấy đều lo lắng, nên việc bắt bạc giả chìm đi, không ai còn nhớ tôi công trạng của tôi cả…

hoànglonghải

            (1) “Nhân vật thổ công.” Sau khi tôi nhập ngũ, một hôm về thăm quê ở Quảng Trị. Anh tôi nói: “Mày biết thằng cha đại tá tỉnh trưởng mới nầy, sau khi nhậm chức, chả đi thăm ai trước tiên không?

            – “Không.” Tôi trả lời.

            – “Chả lái xe xuống tận nhà thăm tao trước tiên!”  Anh tôi nói, vẻ tự hào.

            Tôi nói:

            – “Tự anh làm chủ sự phòng tài thâu. Thuế má anh nắm hết chớ gì!”

            – “Đâu phải! Tiền chính phủ, làm gì được. Tự tao là thổ công ở đây. Tất cả những gì trong tỉnh nầy, tao biết cả. Muốn biết có món lợi nào phải hỏi tao.”

            Khi quân đội Mỹ làm phi trường Đông Hà, anh tôi nắm hết 9 hầm đá thuộc quận Đông Hà. Hai hầm thuộc quận Cam Lộ thiếu an ninh, anh tôi không “quản lý”. Những nhà thầu cung cấp đá cho quân đội Hoa Kỳ phải mua lại đá của ông. Ông kiếm bộn tiền.

            Đó là kinh nghiệm khiến tôi thấy, khi làm việc cần phải xử dụng thượng sĩ Năm Hùng hay chọn phụ tá cho các thiếu úy mới ra trường là người địa phương. Chính họ là người biết rõ tình hình địa phương, không hẳn về kinh tế mà về chính trị. Nhờ họ, các sĩ quan không phải là người địa phương biết rõ và theo dõi được các cựu can phạm chính trị, hồi chánh viên và những gia đình có liên hệ với Việt Cộng.

(2) Tình báo Nhân Dân. Làm việc một thời gian ngắn, qua viên chức xã ấp và dân chúng địa phương, tôi thấy rõ rằng cuộc chiến tranh nầy là “chiến tranh nhân dân.” Cộng sản tuyên truyền và thúc đẩy dân chúng tham gia cuộc chiến đấu của họ, bằng mọi hình thức và phương tiện. Chúng ta cũng phải tuyên truyền và thúc đẩy dân chúng tham gia chống Cộng bằng mọi hình thức và phương tiện. Giao cho người dân một cây súng như trong tổ chức Nhân Dân Tự Về là buộc họ phải nổ súng chống lại Việt Cộng khi Việt Cộng về hoạt động hay tấn công. Nếu không có cây súng, họ sẽ bỏ chạy hoặc “trung lập”. Nhiều địa phương Nhân Dân Tự Vệ hoạt đông rất có hiệu quả như ở Gò Công, Long Xuyên chẳng hạn. Giữa năm 1974, Việt Cộng tấn công vào trụ sở xã Xóc Xoài, chính Nhân Dân Tự Vệ xã chống cự mãnh liệt. Trận đó Việt Cộng không chiếm được xã và thua đậm. Đâu phải chỉ có quân đội mới làm nên chiến thắng!

Cộng Sản chỉ hoạt động được khi chúng nhờ dân chúng, để xây dựn hạ tầng cơ sở. Muốn ngăn chận Việt Cọng xây dựng hạ tầng cơ sở, hoạt động và phát triển, phía chính quyền và quân đội quốc gia, nhứt là ỏ địa phương, phải nhờ vào nhân dân, tình báo nhân dân. Tình báo nhân dân sẽ giúp chúng ta “giải hóa hạ tầng cơ sở Cộng Sản”, triệt tiêu bọn nằm vùng. Sau hơn 7 năm “tù cải tạo”, tôi vẫn không hết suy nghĩ về vấn đề nầy. Vì vậy, khi ở trại tỵ nạn Poulo Bidong, Mã Lai, tôi dã viết lại những kinh nghiệm về việc nầy, qua một cuốn sách, tôi đặt tên là “Chiến Tranh Nhân Dân, Tình Báo Nhân Dân.” Khi thanh lọc để được đi định cư, phái đoàn phỏng vấn thanh lọc gồm một luật sư cao ủy, một thiếu tá tình báo Mã Lai. Viên thiếu tá hỏi tôi về chiến tranh du kích, tôi nói về một số kinh nghiệm của tôi hồi đó. Y hỏi tôi về nguồn gốc những kinh nghiệm đó, tôi trả lời tôi lấy từ bản thân và từ những sách báo của Sir Robert Thompson khi ông là “ông tổ” diệt trừ du kích Mã Lai khiến bây giờ Trần Bình và Rashid phải ra hang, và tướng Lansdale, người đã giúp tổng thống Magsaysay (Ramon) của Phi Luật Tân diệt trừ du kích Huks bên ấy. Theo lời yêu cầu của viên thiếu tá nầy, tôi đưa cho ông ta xem cuốn sách tôi đang viết. Xem qua vài trang, viên thiếu tá nói: “Tôi hy vọng cuốn sách của ông sẽ giúp ích không ít cho nhiều người chống du kích Cộng Sản”. Cũng vì đề tài nầy, cuộc phỏng vấn tôi kéo dài hơn 3 giờ đồng hồ.

(3) Giục Tượng:

(4) Tự trị

(5) Hiếu Lễ: Quận ở phía cuối cùng tỉnh Kiên Giang, sát tỉnh Chương Thiện, và mật khu U-Minh của Việt Cộng, và Thới Bình của Cà Mâu, nơi có nhiều hậu duệ của các “mỹ nhân” của Nguyễn Ánh bỏ lại đây khi “Gia Long tẩu quốc”. Các cô gái Thới Bình đẹp lắm nhưng bị bệnh phung, khiến nhiều người sợ.

Tình hình quân sự ở đây rất nặng nề. Không ai muốn bị đổi đi Hiếu Lễ bao giờ.

(6) “Thoa dầu cù là” là môt danh từ thường dùng để mai mỉa các bà lớn đi thăm thương bệnh binh ở các quân y viện nhân dịp các ngày lễ tết.

(7) Một dịp tướng Đôn, khi làm phó thủ tướng về thăm nhà máy ximăng Hà Tiên, tôi ở trong hàng các sĩ quan đứng chào ông. Ngang qua tôi, ông ta khen “Chào đẹp đấy.” Khi ấy tôi thấy lưng ông ta đã hơi còng. Sau đó, kể lại chuyện ấy với thiếu úy Kiệt và ông phó quân trưởng Nguyễn Đức Nghiêm, tôi nói: Hồi ở Huế ông ta trẻ và đẹp trai lắm. Tôi đã từng thấy ông đi theo tổng thống Ngô Đình Diệm khi tổng thống về dự lễ 60 năm trường Quốc Học, khi tôi là học sinh trường ấy. Tôi nói: “Lưng ông ta còng vì ông thuộc loại “dữ”. Có bà “mệnh phụ”, vợ một ông dược sĩ khoái ông ta, từng khoe với bạn bè: “Tối qua mình ngủ với André.”  Vì vậy, khi giám đốc Lê Hữu Phước đãi tiệc ông tướng và phái đoàn, thấy tôi, tướng Đôn hỏi: “Muốn về Saigon không?” Tôi cười: “Xin cám ơn phó thủ tướng.” Có nghĩa rằng tôi không muốn theo ông. Tôi không muốn làm tay sai! Ở đây “Biên thùy một cõi”, có phải khỏe hơn không?!

http://vantuyen.net/2014/10/13/hoanglonghai-huong-tram-tra-tien-bai-36-bai-cuoi-bat-nua-trieu-bac-gia-nhung-khong-duoc-xai-choi/

Biên Hùng chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Bắt nửa triệu bạc giả, nhưng không được… xài chơi!

Đầu tháng 3 -1975, tôi đi Rạch Giá, để nhận chỉ thị về việc triệt tiêu nguồn hàng lậu từ Thái Lan nhập vào Việt Nam qua ngã Hà Tiên.

1            Đầu tháng 3 -1975, tôi đi Rạch Giá, để nhận chỉ thị về việc triệt tiêu nguồn hàng lậu từ Thái Lan nhập vào Việt Nam qua ngã Hà Tiên.

            Đây là hiện tượng chảy máu vàng, như tôi trình bày ở trước. Tuy nhiên, tôi không ở đầu nguồn đường giây buôn lậu, tôi chỉ ở khúc giữa, trách nhiệm “khỏe” hơn. Vả lại, tôi không đặt nặng việc chính phủ thất thu thuế vì hàng lậu. Việc ấy, nắm đầu mấy tay đầu sỏ ở Hà Tiên là xong. Tại sao không làm việc đó, tôi không biết. Bắt hàng lậu, bao nhiêu cảnh đau lòng xảy ra, nên tôi không muốn. Còn việc thất thu thuế: buồn cười chưa. “Trời mưa đất chịu.”  Việt Nam là “tiền đồn chống Cộng, bảo vệ thế giới Tự Do, đứng đầu là Mỹ” thì Mỹ phải viện trợ cho VN. Thành ra, Mỹ đã nắm tiền bạc, đã lo tiền bạc thì thiếu bao nhiêu tiền, Mỹ lo, Mỹ chịu!

            Tuy nhiên, từ sau hiệp định Paris 1973 tới giờ, càng ngày Mỹ càng cắt bớt viện trợ, thắt hầu bao nên tình hình tài chánh miền Nam càng ngày càng khó khăn. Vì vậy, chính phủ cần soát xét lại những nơi, những sự việc làm chính phủ thất thu, nhất là đường giây buôn lậu Hà Tiên, làm thất thoát vàng một cách bất hợp pháp.

            Về tới địa phương của tôi hôm trước, hôm sau, tôi gọi ông Tư Ngọc, người bán vé xe đò tại Kiên Lương, vào văn phòng tôi, có mặt trung úy Quy, thiếu úy Kiệt tôi nói:

            – “Tình hình bây giờ căng thẳng, nghiêm trọng, không như trước. Ông Nguyễn Văn Hảo, phó thủ tướng đặc trách kinh tế, chỉ thị là phải chấm dứt con đường buôn lậu Hà Tiên. Vì vậy, tôi nói trước với chú Tư, bắt đầu từ ngày mai, tôi sẽ cho xét bắt tất cả hàng lậu từ Hà Tiên về, không chừa một ai, không chừa một món hàng lậu nào. Chú Tư biết chúng tôi rồi. Nói là làm, chớ không dọa suông! Tui không muốn bắt bạn hàng đi buôn, gây ra nhiều cảnh đáng thương. Tôi không muốn. Tôi mời chú Tư vào văn phòng, có mặt mấy ông sĩ quan nầy là để chú Tư thấy tính cách nghiêm trọng của tình hình, làm ơn nhắc nhở với bạn hàng, tài xề, chủ xe đò phải chấm dứt việc buôn lậu. Nếu không vì tính cách quan trọng đó, lái xe đi ngang bến xe, tôi dặn chú Tư vài điều cũng được, bày vẻ gọi chú Tư vô đây làm chi. Chú Tư hiểu và giúp chúng tôi tránh cảnh bắt bớ đồng bào!

            Ông Tư Ngọc hứa với tôi, rồi ra về. Sau đó, các sĩ quan trưởng cuộc về họp đông đủ, ngoại trừ thiếu úy Đước, xã Tín Đạo, ở xa, đường đi lại khó khăn nên tôi nhờ trung úy Quy chuyển đạt lại những gì phổ biến trong buổi họp hôm nay. Vả lại, xã của ông ở cuối đường giây buôn lậu ngang qua quận nầy, nên trên nầy làm ráo riết, ở dưới đó, còn gì nữa để ông ta lo. Thêm một chuyện nữa, rất đau lòng. Tháng trước, Việt Cộng tấn công vào xã ông. Ông ta cùng xã trưởng Nguyễn Viết Toán phòng thủ trên cao ốc, vụt lựu đạn và bắn xuống làm Việt Cộng chết và bị thương cũng khá bộn. Trong khi đó thì Việt Cộng tấn công vào nhà ông. Mặc dù ông ta không có nhà, không ai chống cự, chúng cũng quăng lựu đạn vào nhà ông, khiến vợ ông cùng ba đứa con đều chết cả. Trước cảnh đau đớn, ông ta dỡ điên, dỡ khùng, khi tĩnh khi không. Tôn trọng sự đau khổ của ông, tôi không còn thúc đẩy ông làm việc như trước kia nữa, để cho ông ta được thoải mái với công việc được chừng nào hay chừng đó. Khổ nỗi, tôi không tìm được một ông hạ sĩ quan nào giỏi để giúp ông ta.

            Đại ý là tôi thông báo những gì tôi nhận trong buổi họp ở Rạch Giá, yêu cầu các ông trưởng cuộc thi hành nghiêm chỉnh, sau đó, tôi họp riêng trong nội bộ Bộ Chỉ huy, có trung úy Quy, thiếu úy Kiệt, trưởng ban Tư Pháp, trưởng ban Hành Quân và toàn bộ cảnh sát Đặc Biệt.

            Tôi thông báo việc bắt hàng lậu triệt để. Việc ấy dễ, nhưng với nhiều tay buôn lậu ngoan cố, không chở hàng cồng kềnh được như đường, vải, v.v… thì chúng sẽ “đi” món hàng gì? Việc theo dõi nầy bên cảnh sát sắc phục vừa thiếu người, vừa không đủ khả năng đảm trách. Vậy bên ngành Cảnh Sát Đặc Biệt của thiếu úy Kiệt phải tiếp tay, tham gia, tìm ra những tên buôn lậu hàng quốc cấm như bạch phiến, thuốc phiện, v.v… hoặc ít ra cũng đồng hồ đeo tay hoặc những thứ hàng nhỏ, dễ dấu.

            Khi có lệnh cấm hàng lậu một cách triệt để, số đông bạn hàng sẽ không đi buôn nữa. Xe đò trống vì không có khách hàng, hoặc sẽ thưa người đi. Người vẫn còn đi trên xe là ai? Đi thăm bà con, hay vẫn cứ buôn lậu thứ hàng khác? Điều nầy, nhân viên cảnh sát đặc biệt phải hết sức theo dõi, theo dõi những khách hàng còn đi trên xe là ai? Họ đi đâu, lý do gì. Theo dõi từng người, và dĩ nhiên, không cho khách hàng biết rằng họ đang bị theo.

            Hai ngày sau, ngày 8 tháng 3 năm 1975, cảnh sát đặc biệt bắt được 1Kg rưởi thuốc phiện.

            Họ làm như tôi chỉ thị. Khi chiếc xe hàng từ Hà Tiên (về Rạch Giá) dừng lại, có 2 người đàn ông bước xuống, tay xách tòn ten một cái giỏ lưới. Dùng giỏ lưới là để đánh lừa nhân viên công lực. Cái giỏ lưới có kín đâu. Rõ ràng bên trong có gói giấy nhỏ, có gì đâu mà phải xét!

            Nhưng nhân viên của tôi tinh tế lắm. Họ lắng nghe hai người đàn ông đó bảo một người chạy xe lôi: “Chở tôi xuống cầu Cống Tre.”

            Cẩn, trung sĩ cảnh sát đặc biệt của tôi tự hỏi: Xe đò nầy chạy xuống Cống Tre. Tại sao không ngồi trên xe đò đi luôn mà lại xuống đi xe lôi. Vậy là anh ta ra ám hiệu cho Hoài, đồng sự. Hai người đạp xe chạy theo chiếc xe lôi (Nhân viên tôi nghèo, một ít người có xe Honda, số đông hơn đi xe đạp, còn lại hầu hết cuốc bộ). Khi thấy chiếc xe lôi rẽ vào ngã trường trung học, Cẩn biết ngay hai tên buôn lậu nầy đi xe lôi là vì muốn tránh đi ngang qua cuộc Cảnh Sát An Bình của thiếu úy Bạch. Nắm chắc hai tên nầy làm điều phi pháp, Cẩn và Hoài liên lạc với bộ chỉ huy. Thiếu úy Kiệt phóng xe ra tới nơi, xét và tìm thấy thuốc phiện, bắt về. Thiếu úy Kiệt vui mừng nói với tôi: “Cứ vạch kế hoạch ra, thế nào cũng có kết quả.”

            Sở dĩ thiếu úy Kiệt nói câu đó là vì tôi thường khiển trách thiếu úy Kiệt làm việc không có kế hoạch, hoặc kế hoạch vạch ra không chu đáo, nên ít thành công.

            Trưa hôm đó, tôi gọi máy truyền tin liên lạc với các trưởng cuộc, thông báo kết quả việc làm của thiếu úy Kiệt và lưu ý các nơi phải cố gắng làm sao cho có kết quả. Bọn buôn lậu vẫn chưa chịu lùi bước đâu! Chúng chưa “tởn” đâu.

            Riêng về cuộc cảnh sát Dương Hòa, phía đầu trên của đường giây buôn lậu, thiếu úy Lộc, sĩ quan mới ra trường, mới về nhậm chức được mấy tháng, chưa có kinh nghiệm, nên tôi điều thượng sĩ Nguyễn Văn Chuẩn về làm phó cuộc, phụ tá cho thiếu úy Lộc.

            Lộc còn trẻ, dĩ nhiên thiếu kinh nghiệm và bản tính, theo tôi thấy: Thật thà, nên trước hôm thiếu úy Lộc về nhận nhiệm vụ, tôi gọi cả thiếu úy Lộc và thượng sĩ Chuẩn vào văn phòng tôi, giải thích rõ việc tôi làm. Tôi nói:

            – “Thiếu úy Lộc mới ra trường, cần có người phụ tá có kinh nghiệm. Thượng sĩ Chuẩn người xã An Hòa, sinh đẻ, lớn lên ở đây, vô Cảnh Sát cũng đã lâu, cũng lớn tuổi, có kinh nghiệm và rành rẻ mọi chuyện ở đây nên tôi đưa ông làm phụ tá cho anh (Thiếu úy Lộc) (1). Ngoài lý đo đó ra, tôi không có bất cứ hậu ý nào khác. Trong ngành nầy, người ta hay gài nhau. Tôi không quen việc đó. Thiếu úy Lộc hiểu chưa? Việc gì thông thường thì thôi, còn những việc quan trọng như theo dõi hạ tầng cơ sở Cộng Sản, vạch kế hoạch giải hóa bọn chúng, thì hai ông nên bàn thảo với nhau cho kỹ. Cái nầy học viện chẳng dạy – Họ biết đếch gì mà dạy – là: Chúng ta đang chiến đấu ở đây là một cuộc “chiến tranh nhân dân”, thì “tình báo nhân dân” là quan trọng (2). Tình báo chiến thuật, tình báo chiến lược chẳng giúp ích gì được ở đây cả. Ở đây chúng ta cần tình báo nhân dân, nhờ dân nên chúng ta biết ai tiếp tế, làm giao liên cho Việt Cộng, chúng nó đang chuẩn bị gì, ý đồ gì. Ví dụ: Một người đang giăng câu trên kinh. Chúng ta không biết gì về tên giăng câu đó cả. Người dân họ biết đấy. Họ biết người đó là ai, quen hay lạ, ở xa tới hay dân địa phương, làm nghề câu thật sự hay giả dạng đi câu để điều nghiên cái gì: đánh đồn, đánh phá nhà máy ximăng Hà Tiên, phá cầu, phá lộ, gài mìn, đặt bom (3)… Nếu anh về xã đó, anh tìm biết ai quen ai lạ, biết chào hỏi người nầy, người kia, biết “Tiếng chào cao hơn mâm cổ” thì họ sẽ có cảm tình với anh. Họ sẽ cho anh biết cái gì họ nghĩ anh cần biết. Còn như anh hoạnh họe, làm khó, đòi tiền thì dân họ chẳng cho anh biết gì cả. Đến khi biết thì súng AK đã dí vô đầu anh rồi. Đại khái như vậy, tôi sẽ nói thêm về sau. Bây giờ, tôi cho thượng sĩ Chuẩn phụ tá cho anh là vì vậy. Biết chưa?” (4)

            Cũng trong ý nghĩa đó, hôm đó, tôi gọi cả thiếu úy Lộc và thượng sĩ Chuẩn lên đầu máy truyền tin nghe tôi dặn:

            – “Hai ông ở đầu trên mà chưa có kết quả gì cả. Thiếu úy Kiệt ở đầu dưới đã bắt được thuốc phiện rồi. Đừng nghĩ là thiếu úy Kiệt gặp may. Có kế hoạch thì xui cũng thành hên. Không có kế hoạch gì cả thì chỉ ngồi chờ sung rụng. Nói với mấy thằng Miên trên đó (Xã nầy phần đông dân chúng người Việt gốc Miên nên nhân viên cũng nhiều người Miên), tui đã cho tụi nó phục vụ gần nhà, có thì giờ giúp đỡ gia đình. Nghe nói tụi nó còn ham nhậu. Tui hẹn cho tụi nó ba ngày, không có kết quả gì, tui cho đi Hiếu Lễ cả đám.” (5)

            Nói câu đó vì tôi nhớ hai trung sĩ cảnh sát của tôi ở đây, là hai anh em ruột, tên Dương Bộ Hương và Dương Bộ Hành. Hai người nầy là Tầu lai Miên, nguyên là giáo viên Ấp Tân Sinh, gia nhập cảnh sát để khỏi bị động viên. (Sau tết Mậu Thân, do thỏa thuận liên bộ Giáo Dục – Quốc Phòng, giáo viên Ấp Tân Sinh mới được hoãn dịch). Tôi rất có cảm tình với họ vì họ thật thà, chân chất, nhưng lại thường phải “đốt đít” cho họ làm việc mới có kết quả. Hơn nữa, tôi cũng “cục bộ”, cũng là thầy giáo đi lính nên cũng thông cảm hai ông thầy giáo nầy phần nào!

            Quả vậy, nghe tôi dọa như thế, anh em hai ông nầy tưởng thật, rất sợ bị đổi đi Hiếu Lễ.

Ngày hôm sau, tôi đích thân lên xã Dương Hòa, gọi thiếu úy Lộc và thượng sĩ Chuẩn ra. Tôi đi bộ qua cầu Ba Hòn, tới ngay chỗ miếu bà Chúa Xứ, nói với hai người nên đặt một toán canh gác ngay nơi miếu nầy. Cho nhân viên ngồi trong nhà “vỏ cua” (mái hiên trước miếu), ít ai để ý, mặc sắc phục, mang máy truyền tin, canh chừng. Với xe đò, khi toán tuần tiểu ở miếu bà Chúa Xứ bên kia cầu gọi về, yêu cầu thì chận xét, còn không thì thôi. Thiếu úy Lộc và thượng sĩ Chuẩn xét xe ngay trước trụ sở xã (Cuộc Cảnh Sát đóng chung), bên nầy cầu Ba Hòn, công khai trước mắt mọi người. Làm như vậy là để bớt gây phiền nhiễu cho hành khách và khỏi ai dị nghị.

            Toán tuần tiểu (Gọi là tuần tiểu nhưng chỉ ở môt chỗ), ở bên kia cầu, quan sát từng xe chạy qua. Khi thấy cần gì hoặc cần xét xe thì gọi về cuộc yêu cầu. Thấy xe nào không cần thì thôi. Toán nầy có nhiệm vụ quan trọng hơn: Quan sát và chận xét những người lạ di chuyển trên trục lộ. Bọn buôn hàng lậu, thay vì đi xe đò, chúng sẽ đi xe gắn máy. Khi thấy ai đi xe gắn máy, có thể cả xe đạp, là đồng bào quen mặt ở địa phương, không có gì khả nghi thì thôi. Còn người lạ đi ngang thì phải chận xét hết. Vì vậy, toán nầy, tôi đề nghị phải có mặt hai anh em Dương Bộ Hương, Dương Bộ Hành hay một trong hai người.

            Khi tôi nói việc ấy với thiếu úy Lộc và thượng sĩ Chuẩn, tôi có gọi hai anh em ông nầy tới, để họ biết đây là chỉ thị của tôi, khỏi trách cứ rằng thiếu úy Lộc hay thượng sĩ Chuần “đì”. Công việc của toán nầy, tuy không nặng nhọc nhưng kéo dài, từ khi mới sáng sớm, cho tới chiều tối, khi không còn ai di chuyển trên trục lộ nữa, mới được ra về. Thời gian kéo dài quá như vậy, thế nào cũng có người than phiền, nếu họ làm việc quá sức.

            Hai anh em nhà ông họ Dương nầy hiểu lầm tôi. Họ nghĩ rằng tôi muốn giao công việc khó khăn cho họ, nên buổi sáng ngày 10 tháng 3 – 1975 (ngày mất Ban Mê Thuột) họ làm thịt một con gà trống, luộc xong, đặt trên một cái dĩa bàn rồi mua thêm nhang đèn, bưng qua cúng ở miếu bà Chúa Xứ, khấn xin phù hộ cho họ bắt được hàng lậu, để khỏi bị đổi đi Hiếu Lễ như lời tôi dọa. Họ thật thà! Tôi thì dọa mà họ tưởng tôi sẽ làm thiệt.

            Cúng xong, mấy thầy chú đem gà ra trước nhà vỏ cua, kéo thêm một két bia nữa, vừa canh gác vừa… nhậu.

            Bỗng nhiên, có một người đàn ông khoảng 50 tuổi, chở theo một cô gái khoảng 20 tuổi, từ hướng Hà Tiên về, chạy xe Honda ngang qua. Thấy người lạ mặt, đám Dương Bộ Hương, Dương Bộ Hành cùng mấy “thầy” trung sĩ khác nữa, bèn bỏ bia, bỏ gà, từ trong nhà vỏ cua, mang máy, xách súng chạy ra đường, cách khoảng chừng hơn 20 mét. Vừa chạy vừa thổi còi rét rét, hô to “Dừng lại, dừng lại!”

            Khi Dương Bộ Hương, Dương Bộ Hành ra tới nơi, cô gái đã xuống xe đi qua phía bên kia đường để đi tiểu tiện. Người đàn ông vẫn ngồi trên xe. Ông ta rút một xấp giấy bạc 500 đồng từ trong ngực áo của ông, nhét vào cái xách lớn của cô gái, gài một bên, phía sau, dưới yên xe .

            Thấy vậy, Dương Bộ Hương hỏi:

            – “Tiền đâu mà nhiều dzậy? Của ai đây?”

            Tiếng Dương Bộ Hương vốn đã to, lại hỏi gắt, trong khi mặt mày đỏ gay vì có lẽ anh ta cũng đã làm ít chai.

            Thấy cảnh đó, và “hình như” cũng có bà Chúa Xứ “độ”, cô gái sợ hãi, nói:

            – “Không! Tiền của ông ta. Không phải tiền của tôi.”

            Dương Bộ Hương lại nói gần như nạt:

            – “Sao người nầy đổ thừa người kia? Đưa đây coi!”

            Cô gái cầm xấp bạc đưa cho trung sĩ Hương. Không hiểu sao, anh ta bảo trung sĩ Chao Sôl, đang đứng bên cạnh:

            – “Mày có tờ năm trăm nào không, đưa tao xem.”

            Trung sĩ Chao Sôl mở bóp lấy tờ giấy năm trăm đồng màu xanh biển, đưa cho Hương. Họ so sánh hai tờ giấy bạc, và nghi là bạc giả, bèn dẫn hai người về trụ sở. Thượng sĩ Chuẩn liền gọi máy báo cáo cho tôi.

Lúc ấy, tôi đang ở nhà máy ximăng Hà Tiên, cùng với thượng sĩ Lâm Tấn Tài, đi theo toán kiểm soát chất nổ để bắn đá ở nhà máy, thì trung sĩ Thành tới báo cáo thượng sĩ Chuẩn muốn gặp tôi ở đầu máy truyền tin.

Tôi gọi máy, nghe thượng sĩ Chuẩn nói:

            – “Báo cáo đại úy, chúng tôi vừa mới bắt được bạc giả.”

            – “Nhiều ít?” Tôi hỏi.

            – “Nhiều lắm, tôi chưa đếm! Đại úy lên ngay với chúng tôi.” Giọng nói ông ta không được bình tĩnh lắm.

            Tôi hẹn lên với thượng sĩ Chuẩn, xong tôi khoát tay chào đám kiểm soát chất nổ rồi tự tôi lái xe đi. Tài xế Thành ngồi bên cạnh.

            Tới nơi, tôi thấy người đàn ông đang đứng ở phòng ngoài, sát trong góc, tay chưa bị còng. Cô gái đứng bên góc kia. Nhìn vào đống bạc để trên bàn, tôi biết là nhiều lắm, đoán chừng cỡ vài trăm ngàn, chưa biết rõ như sau nầy là nửa triệu. Tôi bảo còng tay người đàn ông lại. Xong, tôi đi vào văn phòng trưởng cuộc, gọi ông ta vào, hỏi cung sơ khởi. Tôi bảo nhân viên dẫn ông ta ra ngoài và gọi cô gái vào, cũng hỏi cung sơ khởi. Xong, tôi biểu gọi máy về cơ quan của tôi, biểu ban tư pháp lấy xe Dodge lên đưa hai người nầy về, hỏi cung kỹ hơn.

Tôi ngồi xuống cái ghế bên cạnh cái bàn lớn để bạc giả. Thiếu úy Lộc và thượng sĩ Chuẩn cùng vài nhân viên đang

đếm bạc, sắp xếp lại từng gói 10 ngàn.

Tôi cầm từng tờ quan sát thật kỹ để phân biệt những chỗ giả. Tổng cộng gần nửa triệu bạc. Người đàn ông và cô gái đã xài cỡ vài chục ngàn ở Hà Tiên. Lúc đó, thiếu tá Long, quận trưởng cùng ông phó quận Nguyễn Đức Nghiêm đi công tác bên văn phòng xã, nghe nói bạc giả, bèn ghé sang. Tôi biếu mỗi người một tờ bạc giả năm trăm đồng để làm “kỷ nghệ”. Tôi nói đùa như vậy.

Hoàn tất thủ tục, tôi biểu thượng sĩ Chuẩn lấy cái bao bố tời, để bạc giả vào đó, mang lên xe, theo tôi về quận.

            Tới nơi, tôi vào hầm truyền tin, gọi về Rạch Giá, xin gặp xếp, trung tá Thiều ở đầu máy. Tôi nói:

            – “Thưa trung tá, chúng tôi vừa bắt được nửa triệu bạc giả!”

            Tiếng trung tá Thiều hỏi, giọng nói nhẹ nhàng:

            – “Thiệt hả?” Ngưng một lúc, tôi lại nghe tiếng của ông: “Thiệt không chú? Bạc thiệt mà chú nói bạc giả, về đây chú với tui dẫn nhau đi ở tù như không?”

            Tôi trấn an:

            – “Trung tá chưa nghe ai nói bạc giả nên lo chớ gì? Đây là bạc giả thiệt sự. Trăm phần trăm. Để em nói rõ cho trung tá nghe. Thứ nhứt: – Số trùng nhau. Bạc thiệt làm gì có số trùng! Thứ hai, – Đường chỉ kim tuyến không có, chỉ là đường gạch bằng bút chì. Thứ ba: – Hình nổi đức Trần Hưng Đạo bị nhòe, không rõ như trong giấy thiệt. Thứ tư: Trên tờ giấy thiệt, màu xanh của sáu chữ “Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam” đậm hơn màu xanh trên “phông” của tờ giấy bạc. Trung tá yên tâm chưa?”

            – “Tin rồi, tin rồi! Chú lấy lời khai cho thật kỹ, rồi làm công điện gởi về cho tôi. Mai mốt giải hai người đó về sau cũng được.”

            Nghe lời dặn ấy, tôi làm thật kỹ. Vì vậy, tôi thiệt mất một công trạng to!

            Sau khi báo cáo về Rạch Giá rồi, tôi biểu nhân viên mời trung úy Qui, thiếu úy Kiệt, thượng sĩ Hai Râu, trưởng ban tư pháp, thượng sĩ Năm Hưng, trưởng ban điều tra của ngành đặc biệt của thiếu úy Kiệt vào văn phòng tôi và cho dẫn người đàn ông từ phòng giam vào, đích thân tôi điều tra, các vị kia ngồi nghe, thỉnh thoảng tôi yêu cầu họ đưa thêm câu hỏi.

Tóm tắt bản cung như sau:

            Một cựu thiếu tá, giải ngũ vì đáo hạn tuổi, nguyên phục vụ ở Trung Tâm Ấn Loát bộ Tổng Tham Mưu, nay nghỉ hưu tại số nhà…. đường…. thị xã Long Xuyên. Ông nầy có một cái máy in loại pédale (đạp chưn – không dùng điện để vận hành) và sản xuất bạc giả. Bạc giả in ra được chia ra nhiều ngã tiêu thụ: Saigon, Cần Thơ, Tây Ninh, Châu Đốc, và Hà Tiên.

Hà Tiên cũng như Châu Đốc và Tây Ninh, là cửa ngõ biên giới, có chợ trời, buôn bán phức tạp, lộn xộn, dễ tiêu thụ nhất. Cứ mỗi người nhận một số tiền giả đi tiêu thụ. Người tiêu thụ được chia phần một nửa. Nói rõ ra, người đàn ông nầy nhận tiêu thụ nửa triệu, ông chỉ đem về nộp lại cho tên thiếu tá nói trên 250 ngàn tiền thật mà thôi.

            Nhận tiền rồi, ông ta dụ cô gái nầy đi Hà Tiên chơi, mọi việc chi tiêu ông ta lo hết. Lên tới nơi, ông ta đã xài được ở chợ trời biên giới một số, rồi về ngay chợ Hà Tiên tiêu thụ một số nữa. Tại đây, có vài chủ hàng, khi nhận bạc, họ nhìn hơi kỹ nên ông ta chột dạ, bèn thuê phòng ngủ, ngủ với cô gái. Đêm đó, ông ta cưỡng bức cô ấy (Theo lời khai của cô ta, còn ông ta thì khai cô ấy thỏa thuận). Sáng hôm sau, hai người đi ăn sáng, lại trả bằng bạc giả. Chủ tiệm ăn cũng cầm tờ giấy bạc soi đi soi lại, trước khi nhận.

            Thấy thái độ khách hàng khi nhận tiền như trên, ông ta sợ họ sẽ đi báo với Cảnh Sát nên rời Hà Tiên về lại Long Xuyên. Trên đường về, tới Ba Hòn thì bị bắt.

            Cô gái khai rằng, ban đầu cô ta chẳng biết gì việc nầy. Tiền bạc ông ta giữ, cô ta không giữ một đồng nào. Chỉ khi cô ta đi tiểu trở lại thấy người đàn ông cầm xấp tiền bỏ vào giỏ cô ta thì cô ta mới la to lên làm cho cảnh sát lưu ý.

            Cô ta đi theo người đàn ông là vì tò mò muốn đi Hà Tiên cho biết, nhất là dư luận nói về việc buôn lậu trên con đường nầy. Đêm hôm ngủ ở khách sạn, hai người nằm chung một giường, cô ta bị người đàn ông cưỡng bức, mặc dầu cô ta có chống cự nhưng chống không lại. Cô ta còn con gái.

            Vừa nói xong, cô ta trật lưng quần xuống, cho chúng tôi thấy cái quần lót cô ta đỏ lòm. Không rõ cô ta có kinh nguyệt hay bị mất trinh.

            Thấy thái độ của cô, tôi hoảng kinh nói:

            – “Thôi! Thôi! Chuyện cô bị hiếp, ra Rạch Giá cô khai cho rõ. Ngoài ấy họ có nữ nhân viên, còn đây toàn đàn ông.”

            Cứ như thế tôi báo cáo về Rạch giá, chẳng dùng mật mã gì cả. Ở Bộ Chỉ Huy tỉnh lại cũng chẳng dùng mật mã, sao y báo cáo của tôi mà gởi cho Cần Thơ và Saigon.

            Trong hệ thống truyền tin của Cảnh Sát, khác với quân đội, ít khi đổi tầng số, nhiều cơ quan có một tầng số chung. Có nghĩa là khi Rạch Giá báo cáo cho Cần Thơ và Saigon, các tỉnh khác, nếu ở trong cùng một khu vực làn sóng điện đến được, họ cũng có thể nghe được. Vì vậy, những gì Rạch Giá báo cáo lên cấp trên, Long Xuyên nghe rõ cả.  Họ ghi nhận được tên họ, địa chỉ của người làm bạc giả.

            Do đó, hai ngày sau, khi tôi chưa kịp xin lệnh biện lý đi Long Xuyên để tiếp tục công việc bắt bạc giả của tôi thì truyền tin của tỉnh gọi về, báo cho tôi biết rằng tôi đã bị “Cướp công cách mạng” rồi. Nghĩa là Long Xuyên đã bắt người làm bạc giả, tịch thu một máy in và một triệu rưởi bạc giả mới in xong, chưa kịp tiêu thụ.

Nghe xong, tôi tiếc hùi hụi về việc nầy. Tôi ở xa Long Xuyên quá, đường đi trắc trở, trở ngại cho công việc tôi không ít. Không thì tôi đã chụp được một vố lớn rồi.

            Khoảng sau ngày 20 tháng 3 ít lâu, phó thủ tướng Nguyễn Văn Hảo xuống Hà Tiên để chủ tọa buổi tổng kết sơ khởi chiến dịch ngăn chận hàng lậu. Tôi được lệnh lên Hà Tiên để trình diện ông ta.

Tôi nói với thiếu úy Kiệt:

            – “Ông thay mặt tôi mà đi đi!”

            Thiếu úy Kiệt ngạc nhiên:

            – “Tui nghĩ vì vụ bắt bạc giả nên ông ta xuống Hà Tiên. Công trạng đó của đại úy, tại sao ông không đi?”

            Tôi cười nói:

            – “Đi để được cái gì? Để ông ta thoa dầu cù là chớ được quái gì (6). Gặp ông ta phải vòng tay cúi đầu phiền lắm? Ông có nhớ vụ tướng Đôn xuống đây khen tui hay không? (7). Thêm mệt. Ông đi giùm tui đi.”

            – “Đại úy không ưa gặp ông lớn. Vậy chớ ra tỉnh gặp trung tá thì sao?” Thiếu úy Kiệt hỏi.

            – “Khác chớ ông. Ông trung tá với bọn mình là “Huynh đệ chi binh”. Cả ông đại tá Vệ, hôm về đây, ông thấy không? Ông rất bình dân, nói chuyện rất thân mật với bọn mình, có quan cách gì đâu? Cả đại tá Kiểm, đại tá Biếc cũng vậy. Ông từng qua gặp họ rồi đấy, họ coi mình như em. Còn như mấy chả nầy, gặp làm chi?”

            – “Đại úy không muốn đi lại bắt tui đi!” Thiếu úy Kiệt than phiền.

            – “Tui đâu có bắt, tui nhờ ông đi giúp mà. Ai hỏi, nói tui bị bệnh là xong. Làm đếch gì tui? Cũng chưa chắc thằng chả hỏi tại sao tôi bệnh, tôi không đi. Chả đâu thèm biết ai đi, ai không, miễn có mặt người nào đó thay mặt là được rồi.”

            Lần đó, thiếu úy Kiệt lên gặp phó thủ tướng Nguyễn Văn Hảo, được ông ta thưởng một trăm ngàn về việc bắt thuốc phiện. Về vụ bắt bạc giả, phó thủ tướng Nguyễn Văn Hảo nói:

            – “Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam” sẽ thưởng cho chỉ huy trưởng của anh một số tiền bằng số tiền giả đã bắt được. Họ sẽ gọi đến nhận.”

            Sau khi kể lại chuyện ấy, thiếu úy Kiệt đưa một trăm ngàn cho tôi. Tôi nói:

            – “Thôi! ông giữ lấy mà chia cho mấy người có công.”

Tôi nói thêm, nửa đùa nưa thật:

            – “Mai mốt tôi nhận nửa triệu, ông không được tôi chia đâu nữa nghe!”

            Tới 30 tháng Tư, tôi cũng chưa nhận được tiền thưởng của ngân hàng. Vậy là “Ngân Hàng quốc Gia Việt Nam” của thống đốc Lê Quang Uyển còn nợ tôi nửa triệu đồng đấy, quí độc giả ạ!

            Tuy nhiên, có điều buồn hơn. Vụ bắt bạc giả ấy, dù tôi là người đầu tiên phát hiện, bắt giữ, nhưng bấy giờ, sau khi mất Ban Mê Thuột, tình hình chiến sự miền Nam như dầu sôi lửa bóng, càng ngày càng nguy ngập, ai nấy đều lo lắng, nên việc bắt bạc giả chìm đi, không ai còn nhớ tôi công trạng của tôi cả…

hoànglonghải

            (1) “Nhân vật thổ công.” Sau khi tôi nhập ngũ, một hôm về thăm quê ở Quảng Trị. Anh tôi nói: “Mày biết thằng cha đại tá tỉnh trưởng mới nầy, sau khi nhậm chức, chả đi thăm ai trước tiên không?

            – “Không.” Tôi trả lời.

            – “Chả lái xe xuống tận nhà thăm tao trước tiên!”  Anh tôi nói, vẻ tự hào.

            Tôi nói:

            – “Tự anh làm chủ sự phòng tài thâu. Thuế má anh nắm hết chớ gì!”

            – “Đâu phải! Tiền chính phủ, làm gì được. Tự tao là thổ công ở đây. Tất cả những gì trong tỉnh nầy, tao biết cả. Muốn biết có món lợi nào phải hỏi tao.”

            Khi quân đội Mỹ làm phi trường Đông Hà, anh tôi nắm hết 9 hầm đá thuộc quận Đông Hà. Hai hầm thuộc quận Cam Lộ thiếu an ninh, anh tôi không “quản lý”. Những nhà thầu cung cấp đá cho quân đội Hoa Kỳ phải mua lại đá của ông. Ông kiếm bộn tiền.

            Đó là kinh nghiệm khiến tôi thấy, khi làm việc cần phải xử dụng thượng sĩ Năm Hùng hay chọn phụ tá cho các thiếu úy mới ra trường là người địa phương. Chính họ là người biết rõ tình hình địa phương, không hẳn về kinh tế mà về chính trị. Nhờ họ, các sĩ quan không phải là người địa phương biết rõ và theo dõi được các cựu can phạm chính trị, hồi chánh viên và những gia đình có liên hệ với Việt Cộng.

(2) Tình báo Nhân Dân. Làm việc một thời gian ngắn, qua viên chức xã ấp và dân chúng địa phương, tôi thấy rõ rằng cuộc chiến tranh nầy là “chiến tranh nhân dân.” Cộng sản tuyên truyền và thúc đẩy dân chúng tham gia cuộc chiến đấu của họ, bằng mọi hình thức và phương tiện. Chúng ta cũng phải tuyên truyền và thúc đẩy dân chúng tham gia chống Cộng bằng mọi hình thức và phương tiện. Giao cho người dân một cây súng như trong tổ chức Nhân Dân Tự Về là buộc họ phải nổ súng chống lại Việt Cộng khi Việt Cộng về hoạt động hay tấn công. Nếu không có cây súng, họ sẽ bỏ chạy hoặc “trung lập”. Nhiều địa phương Nhân Dân Tự Vệ hoạt đông rất có hiệu quả như ở Gò Công, Long Xuyên chẳng hạn. Giữa năm 1974, Việt Cộng tấn công vào trụ sở xã Xóc Xoài, chính Nhân Dân Tự Vệ xã chống cự mãnh liệt. Trận đó Việt Cộng không chiếm được xã và thua đậm. Đâu phải chỉ có quân đội mới làm nên chiến thắng!

Cộng Sản chỉ hoạt động được khi chúng nhờ dân chúng, để xây dựn hạ tầng cơ sở. Muốn ngăn chận Việt Cọng xây dựng hạ tầng cơ sở, hoạt động và phát triển, phía chính quyền và quân đội quốc gia, nhứt là ỏ địa phương, phải nhờ vào nhân dân, tình báo nhân dân. Tình báo nhân dân sẽ giúp chúng ta “giải hóa hạ tầng cơ sở Cộng Sản”, triệt tiêu bọn nằm vùng. Sau hơn 7 năm “tù cải tạo”, tôi vẫn không hết suy nghĩ về vấn đề nầy. Vì vậy, khi ở trại tỵ nạn Poulo Bidong, Mã Lai, tôi dã viết lại những kinh nghiệm về việc nầy, qua một cuốn sách, tôi đặt tên là “Chiến Tranh Nhân Dân, Tình Báo Nhân Dân.” Khi thanh lọc để được đi định cư, phái đoàn phỏng vấn thanh lọc gồm một luật sư cao ủy, một thiếu tá tình báo Mã Lai. Viên thiếu tá hỏi tôi về chiến tranh du kích, tôi nói về một số kinh nghiệm của tôi hồi đó. Y hỏi tôi về nguồn gốc những kinh nghiệm đó, tôi trả lời tôi lấy từ bản thân và từ những sách báo của Sir Robert Thompson khi ông là “ông tổ” diệt trừ du kích Mã Lai khiến bây giờ Trần Bình và Rashid phải ra hang, và tướng Lansdale, người đã giúp tổng thống Magsaysay (Ramon) của Phi Luật Tân diệt trừ du kích Huks bên ấy. Theo lời yêu cầu của viên thiếu tá nầy, tôi đưa cho ông ta xem cuốn sách tôi đang viết. Xem qua vài trang, viên thiếu tá nói: “Tôi hy vọng cuốn sách của ông sẽ giúp ích không ít cho nhiều người chống du kích Cộng Sản”. Cũng vì đề tài nầy, cuộc phỏng vấn tôi kéo dài hơn 3 giờ đồng hồ.

(3) Giục Tượng:

(4) Tự trị

(5) Hiếu Lễ: Quận ở phía cuối cùng tỉnh Kiên Giang, sát tỉnh Chương Thiện, và mật khu U-Minh của Việt Cộng, và Thới Bình của Cà Mâu, nơi có nhiều hậu duệ của các “mỹ nhân” của Nguyễn Ánh bỏ lại đây khi “Gia Long tẩu quốc”. Các cô gái Thới Bình đẹp lắm nhưng bị bệnh phung, khiến nhiều người sợ.

Tình hình quân sự ở đây rất nặng nề. Không ai muốn bị đổi đi Hiếu Lễ bao giờ.

(6) “Thoa dầu cù là” là môt danh từ thường dùng để mai mỉa các bà lớn đi thăm thương bệnh binh ở các quân y viện nhân dịp các ngày lễ tết.

(7) Một dịp tướng Đôn, khi làm phó thủ tướng về thăm nhà máy ximăng Hà Tiên, tôi ở trong hàng các sĩ quan đứng chào ông. Ngang qua tôi, ông ta khen “Chào đẹp đấy.” Khi ấy tôi thấy lưng ông ta đã hơi còng. Sau đó, kể lại chuyện ấy với thiếu úy Kiệt và ông phó quân trưởng Nguyễn Đức Nghiêm, tôi nói: Hồi ở Huế ông ta trẻ và đẹp trai lắm. Tôi đã từng thấy ông đi theo tổng thống Ngô Đình Diệm khi tổng thống về dự lễ 60 năm trường Quốc Học, khi tôi là học sinh trường ấy. Tôi nói: “Lưng ông ta còng vì ông thuộc loại “dữ”. Có bà “mệnh phụ”, vợ một ông dược sĩ khoái ông ta, từng khoe với bạn bè: “Tối qua mình ngủ với André.”  Vì vậy, khi giám đốc Lê Hữu Phước đãi tiệc ông tướng và phái đoàn, thấy tôi, tướng Đôn hỏi: “Muốn về Saigon không?” Tôi cười: “Xin cám ơn phó thủ tướng.” Có nghĩa rằng tôi không muốn theo ông. Tôi không muốn làm tay sai! Ở đây “Biên thùy một cõi”, có phải khỏe hơn không?!

http://vantuyen.net/2014/10/13/hoanglonghai-huong-tram-tra-tien-bai-36-bai-cuoi-bat-nua-trieu-bac-gia-nhung-khong-duoc-xai-choi/

Biên Hùng chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm