Sức khỏe và đời sống

Bác sĩ Mỹ gặp ác mộng khi đối mặt Covid-19

Hết ca trực tại phòng cấp cứu, nữ bác sĩ ở Utah vội cởi hết đồ rồi chạy ngay vào phòng tắm, vì không muốn mang virus về nhà.
Image may contain: one or more people and indoor
Image may contain: one or more people and closeup
John ThuBui


Hết ca trực tại phòng cấp cứu, nữ bác sĩ ở Utah vội cởi hết đồ rồi chạy ngay vào phòng tắm, vì không muốn mang virus về nhà.

Một bác sĩ cấp cứu ở Oregon cho biết gần đây đã tiếp nhận một thiếu niên say xỉn bị thương ở đầu, sau đó rùng mình nhận ra bệnh nhân này bị sốt và ho. Bác sĩ khác ở Washington liên tục gặp ác mộng bị những bệnh nhân ho sặc sụa vây quanh.

"Hầu hết các bác sĩ Mỹ chưa từng trải qua cảm giác giận dữ và lo lắng như thế này trong sự nghiệp của họ. Tôi giờ giống như kẻ bị bỏ rơi trong chính gia đình mình. Tôi luôn phải ngâm mình trong nước mỗi ngày", Stephen Anderson, bác sĩ ở một phòng cấp cứu thuộc Trung tâm Y tế Đa khoa Auburn, ngoại ô phía nam Seattle, cho biết.

Khi Covid-19 lan khắp nước Mỹ, nhiều y bác sĩ làm việc tại các phòng cấp cứu đột nhiên cảnh giác khi tiếp nhận bất kỳ ai húng hắng ho. Họ buộc phải đưa ra quyết định nhanh chóng nhưng đầy khó khăn không chỉ để cứu mạng bệnh nhân, mà còn để bảo vệ chính mình.

Áp lực gia tăng sau khi Hiệp hội Bác sĩ cấp cứu Mỹ hôm 15/3 tiết lộ hai bác sĩ cấp cứu ở bang New Jersey và Washington phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì nhiễm nCoV. Mặc dù Covid-19 vẫn lây lan trong cộng đồng và không thể xác nhận họ bị nhiễm nCoV ở nơi làm việc hay từ nơi khác, hai ca bệnh này đặt ra nhiều câu hỏi cấp bách cho các bác sĩ Mỹ về việc phải phòng ngừa như thế nào mới đủ.

"Giờ đây chúng ta đang chứng kiến những người trên tuyến đầu chống dịch phải sống dựa vào máy thở. Đây là minh chứng cho sự nghiêm trọng của dịch", Anderson nói.

Y bác sĩ và nhiều nhân viên y tế khác tại bệnh viện phải đối mặt với mối đe dọa mới. Tại các phòng chăm sóc đặc biệt, nhân viên y tế phải tiếp xúc thường xuyên với người nhiễm virus và họ biết trước những rủi ro mình phải đối mặt.

Ở khoa cấp cứu, mối nguy hiểm luôn đến từ những điều không thể biết trước. Một số người nhập viện trong tình trạng ho, sốt, nhưng nhân viên y tế vẫn phải ưu tiên xử lý tình huống khẩn cấp như điều trị vết thương hở trước khi có thời gian xét nghiệm nCoV cho bệnh nhân. Đôi khi quy trình mà họ phải tuân thủ thay đổi theo từng giờ.

"Nhiều người trong chúng tôi được đào tạo để ứng phó với thảm họa, như Ebola hay các cơn bão. Nhưng lần này mọi thứ hoàn toàn khác do quy mô của dịch rất lớn", bác sĩ Adam Brown, trưởng khoa cấp cứu của Envision Healthcare, đơn vị điều phối bác sĩ hợp đồng cho các phòng cấp cứu ở Mỹ, cho hay.

Áp lực ngày càng tăng khi nCoV len lỏi tới nhiều khu vực mới và giờ đây đã xuất hiện trên khắp 50 bang của nước Mỹ. "Mọi người đều cảm thấy căng thẳng nhưng đang đoàn kết với nhau. Điều đó giúp chúng tôi thấy ổn hơn", K. Kay Moody, bác sĩ cấp cứu ở Olympia, Washington, người điều hành một nhóm gồm 22.000 bác sĩ cấp cứu trên Facebook, cho biết.

Một vài bác sĩ cho biết họ bàn nhau thuê các phòng trọ trên Airbnb để ở, tránh gây nguy hiểm cho con cái ở nhà. Một số tiết lộ mật khẩu tài khoản và số bảo hiểm với chồng/vợ để đề phòng trường hợp họ phải nằm trong phòng hồi sức cấp cứu. Bác sĩ Moody cho hay cô biết có một bác sĩ bị chồng cũ dọa giành quyền nuôi con nếu còn tới bệnh viện làm.

Rất nhiều bác sĩ cấp cứu không thuộc biên chế chính thức của bệnh viện, mà chỉ là nhân viên hợp đồng, nên họ không chắc sẽ được chi trả nếu phải cách ly. "Lúc này, đó là một trong những điều khiến chúng tôi lo lắng nhất", bác sĩ Moody cho hay.

Các y tá, những người được hỗ trợ và trả lương ít hơn, cũng đối mặt với những mối đe dọa lớn không kém. Một y tá làm việc trong phòng cấp cứu ở Milwaukee cho biết cô phải tự mua kính bảo hộ sau khi nghe tin đồ bảo hộ ở bệnh viện sắp hết. Một y tá khác ở bệnh viện gần hồ Tahoe tại California nói rằng bác sĩ được trang bị đồ tắm gội, trong khi y tá phải mang đồ về nhà giặt. Cô cho biết thêm các bác sĩ làm cùng đã kêu gọi bệnh viện cung cấp thêm dịch vụ tắm gội cho y tá, nhưng bị từ chối vì nói rằng quá tốn kém.

Một bác sĩ khác làm việc tại bệnh viện cựu chiến binh, yêu cầu giấu danh tính và nơi làm việc, cho biết những thủ tục ở bệnh viện luôn bất cập với tình hình thực tế liên tục thay đổi. Khi cân nhắc đưa một bệnh nhân vào phòng cách ly, nhân viên y tế vẫn hỏi họ có từng tới các quốc gia có nguy cơ nhiễm cao, như Trung Quốc và Italy hay không, trong khi nCoV đã lây lan tại chính khu vực này.

Bác sĩ đã bắt đầu lên kế hoạch ưu tiên điều trị khi số bệnh nhân vượt quá khả năng tiếp nhận của bệnh viện. Các bác sĩ cấp cứu ở Mỹ thường khuyên thân nhân người bệnh chấm dứt chữa trị nếu tiên lượng quá thấp, chứ không phải vì nguồn lực của bệnh viện hạn chế.

Nhưng giờ đây, họ đang phải tham khảo cách làm của Italy, nơi bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch đôi khi phải ưu tiên chăm sóc những bệnh nhân trẻ hoặc những người không có tiền sử bệnh nặng, bởi đó là những người có khả năng hồi phục cao hơn so với bệnh nhân cao tuổi.

"Nếu điều trị cho tất cả bệnh nhân cùng lúc, chúng tôi sẽ không có đủ nguồn lực và cũng không có đủ máy thở", William Jaquis, chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ cấp cứu Mỹ, cho biết.

Truyền thông Italy tuần trước đưa tin Bergamo, thành phố phía đông bắc Milan, ghi nhận khoảng 50% bác sĩ nhiễm nCoV. Tại vùng Puglia ở phía nam, 76 nhân viên y tế phải cách ly sau khi tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm nCoV.

Y tá cởi đồ bảo hộ sau khi tiếp xúc với bệnh nhân cách ly tại Bệnh viện Sarasota Memorial ở Florida. Ảnh: NY Times.
Y tá cởi đồ bảo hộ sau khi tiếp xúc với bệnh nhân cách ly tại Bệnh viện Sarasota Memorial ở Florida. Ảnh: NY Times.

Khi tư vấn cho các cơ sở dưỡng lão về những người có nguy cơ tử vong vì nCoV cao nhất là đàn ông trên 60 tuổi và những người có vấn đề về tim phổi, bác sĩ Anderson "giật mình dừng lại" khi nhận ra đang nói về chính mình.

Ông cho biết bệnh viện chỉ còn đủ khẩu trang y tế cho hai ngày, trong khi ông phải dùng nó cho mỗi ca trực. "Khẩu trang này không được khuyến nghị tái sử dụng", Anderson nói.

Nhưng giờ, sau mỗi lần sử dụng, ông phải cởi nó thật cẩn thận và khử trùng để có thể tiếp tục sử dụng cho ca trực sau. "Điều này có vẻ thật phiền toái, nhưng còn đáng lo hơn nếu bạn luôn phải chạm vào những thứ có thể mang theo mầm virus tới 25 lần trong mỗi ca trực", ông nói.

Vợ của Anderson đã chuyển tới một căn nhà nhỏ trên núi và họ cũng từ bỏ ý định đi du lịch ở châu Âu sau khi nghỉ hưu. "Tôi ngủ không quá 3 tiếng mỗi ngày trong suốt hai tuần qua", ông nói.

Rạng sáng 16/3, ông choàng tỉnh. Hơn 200 mail được gửi về hòm thư kể từ lúc ông đi ngủ, trong đó có tin ba nhân viên y tế phải nhập viện đêm qua. Dù vậy, ông vẫn dự định tiếp tục công việc của mình. "Tôi đã làm công việc này suốt 35 năm qua và tôi không thể dừng lại vào lúc này", ông nói.
Thanh Tâm (Theo NYTimes)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Bác sĩ Mỹ gặp ác mộng khi đối mặt Covid-19

Hết ca trực tại phòng cấp cứu, nữ bác sĩ ở Utah vội cởi hết đồ rồi chạy ngay vào phòng tắm, vì không muốn mang virus về nhà.
Image may contain: one or more people and indoor
Image may contain: one or more people and closeup
John ThuBui


Hết ca trực tại phòng cấp cứu, nữ bác sĩ ở Utah vội cởi hết đồ rồi chạy ngay vào phòng tắm, vì không muốn mang virus về nhà.

Một bác sĩ cấp cứu ở Oregon cho biết gần đây đã tiếp nhận một thiếu niên say xỉn bị thương ở đầu, sau đó rùng mình nhận ra bệnh nhân này bị sốt và ho. Bác sĩ khác ở Washington liên tục gặp ác mộng bị những bệnh nhân ho sặc sụa vây quanh.

"Hầu hết các bác sĩ Mỹ chưa từng trải qua cảm giác giận dữ và lo lắng như thế này trong sự nghiệp của họ. Tôi giờ giống như kẻ bị bỏ rơi trong chính gia đình mình. Tôi luôn phải ngâm mình trong nước mỗi ngày", Stephen Anderson, bác sĩ ở một phòng cấp cứu thuộc Trung tâm Y tế Đa khoa Auburn, ngoại ô phía nam Seattle, cho biết.

Khi Covid-19 lan khắp nước Mỹ, nhiều y bác sĩ làm việc tại các phòng cấp cứu đột nhiên cảnh giác khi tiếp nhận bất kỳ ai húng hắng ho. Họ buộc phải đưa ra quyết định nhanh chóng nhưng đầy khó khăn không chỉ để cứu mạng bệnh nhân, mà còn để bảo vệ chính mình.

Áp lực gia tăng sau khi Hiệp hội Bác sĩ cấp cứu Mỹ hôm 15/3 tiết lộ hai bác sĩ cấp cứu ở bang New Jersey và Washington phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì nhiễm nCoV. Mặc dù Covid-19 vẫn lây lan trong cộng đồng và không thể xác nhận họ bị nhiễm nCoV ở nơi làm việc hay từ nơi khác, hai ca bệnh này đặt ra nhiều câu hỏi cấp bách cho các bác sĩ Mỹ về việc phải phòng ngừa như thế nào mới đủ.

"Giờ đây chúng ta đang chứng kiến những người trên tuyến đầu chống dịch phải sống dựa vào máy thở. Đây là minh chứng cho sự nghiêm trọng của dịch", Anderson nói.

Y bác sĩ và nhiều nhân viên y tế khác tại bệnh viện phải đối mặt với mối đe dọa mới. Tại các phòng chăm sóc đặc biệt, nhân viên y tế phải tiếp xúc thường xuyên với người nhiễm virus và họ biết trước những rủi ro mình phải đối mặt.

Ở khoa cấp cứu, mối nguy hiểm luôn đến từ những điều không thể biết trước. Một số người nhập viện trong tình trạng ho, sốt, nhưng nhân viên y tế vẫn phải ưu tiên xử lý tình huống khẩn cấp như điều trị vết thương hở trước khi có thời gian xét nghiệm nCoV cho bệnh nhân. Đôi khi quy trình mà họ phải tuân thủ thay đổi theo từng giờ.

"Nhiều người trong chúng tôi được đào tạo để ứng phó với thảm họa, như Ebola hay các cơn bão. Nhưng lần này mọi thứ hoàn toàn khác do quy mô của dịch rất lớn", bác sĩ Adam Brown, trưởng khoa cấp cứu của Envision Healthcare, đơn vị điều phối bác sĩ hợp đồng cho các phòng cấp cứu ở Mỹ, cho hay.

Áp lực ngày càng tăng khi nCoV len lỏi tới nhiều khu vực mới và giờ đây đã xuất hiện trên khắp 50 bang của nước Mỹ. "Mọi người đều cảm thấy căng thẳng nhưng đang đoàn kết với nhau. Điều đó giúp chúng tôi thấy ổn hơn", K. Kay Moody, bác sĩ cấp cứu ở Olympia, Washington, người điều hành một nhóm gồm 22.000 bác sĩ cấp cứu trên Facebook, cho biết.

Một vài bác sĩ cho biết họ bàn nhau thuê các phòng trọ trên Airbnb để ở, tránh gây nguy hiểm cho con cái ở nhà. Một số tiết lộ mật khẩu tài khoản và số bảo hiểm với chồng/vợ để đề phòng trường hợp họ phải nằm trong phòng hồi sức cấp cứu. Bác sĩ Moody cho hay cô biết có một bác sĩ bị chồng cũ dọa giành quyền nuôi con nếu còn tới bệnh viện làm.

Rất nhiều bác sĩ cấp cứu không thuộc biên chế chính thức của bệnh viện, mà chỉ là nhân viên hợp đồng, nên họ không chắc sẽ được chi trả nếu phải cách ly. "Lúc này, đó là một trong những điều khiến chúng tôi lo lắng nhất", bác sĩ Moody cho hay.

Các y tá, những người được hỗ trợ và trả lương ít hơn, cũng đối mặt với những mối đe dọa lớn không kém. Một y tá làm việc trong phòng cấp cứu ở Milwaukee cho biết cô phải tự mua kính bảo hộ sau khi nghe tin đồ bảo hộ ở bệnh viện sắp hết. Một y tá khác ở bệnh viện gần hồ Tahoe tại California nói rằng bác sĩ được trang bị đồ tắm gội, trong khi y tá phải mang đồ về nhà giặt. Cô cho biết thêm các bác sĩ làm cùng đã kêu gọi bệnh viện cung cấp thêm dịch vụ tắm gội cho y tá, nhưng bị từ chối vì nói rằng quá tốn kém.

Một bác sĩ khác làm việc tại bệnh viện cựu chiến binh, yêu cầu giấu danh tính và nơi làm việc, cho biết những thủ tục ở bệnh viện luôn bất cập với tình hình thực tế liên tục thay đổi. Khi cân nhắc đưa một bệnh nhân vào phòng cách ly, nhân viên y tế vẫn hỏi họ có từng tới các quốc gia có nguy cơ nhiễm cao, như Trung Quốc và Italy hay không, trong khi nCoV đã lây lan tại chính khu vực này.

Bác sĩ đã bắt đầu lên kế hoạch ưu tiên điều trị khi số bệnh nhân vượt quá khả năng tiếp nhận của bệnh viện. Các bác sĩ cấp cứu ở Mỹ thường khuyên thân nhân người bệnh chấm dứt chữa trị nếu tiên lượng quá thấp, chứ không phải vì nguồn lực của bệnh viện hạn chế.

Nhưng giờ đây, họ đang phải tham khảo cách làm của Italy, nơi bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch đôi khi phải ưu tiên chăm sóc những bệnh nhân trẻ hoặc những người không có tiền sử bệnh nặng, bởi đó là những người có khả năng hồi phục cao hơn so với bệnh nhân cao tuổi.

"Nếu điều trị cho tất cả bệnh nhân cùng lúc, chúng tôi sẽ không có đủ nguồn lực và cũng không có đủ máy thở", William Jaquis, chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ cấp cứu Mỹ, cho biết.

Truyền thông Italy tuần trước đưa tin Bergamo, thành phố phía đông bắc Milan, ghi nhận khoảng 50% bác sĩ nhiễm nCoV. Tại vùng Puglia ở phía nam, 76 nhân viên y tế phải cách ly sau khi tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm nCoV.

Y tá cởi đồ bảo hộ sau khi tiếp xúc với bệnh nhân cách ly tại Bệnh viện Sarasota Memorial ở Florida. Ảnh: NY Times.
Y tá cởi đồ bảo hộ sau khi tiếp xúc với bệnh nhân cách ly tại Bệnh viện Sarasota Memorial ở Florida. Ảnh: NY Times.

Khi tư vấn cho các cơ sở dưỡng lão về những người có nguy cơ tử vong vì nCoV cao nhất là đàn ông trên 60 tuổi và những người có vấn đề về tim phổi, bác sĩ Anderson "giật mình dừng lại" khi nhận ra đang nói về chính mình.

Ông cho biết bệnh viện chỉ còn đủ khẩu trang y tế cho hai ngày, trong khi ông phải dùng nó cho mỗi ca trực. "Khẩu trang này không được khuyến nghị tái sử dụng", Anderson nói.

Nhưng giờ, sau mỗi lần sử dụng, ông phải cởi nó thật cẩn thận và khử trùng để có thể tiếp tục sử dụng cho ca trực sau. "Điều này có vẻ thật phiền toái, nhưng còn đáng lo hơn nếu bạn luôn phải chạm vào những thứ có thể mang theo mầm virus tới 25 lần trong mỗi ca trực", ông nói.

Vợ của Anderson đã chuyển tới một căn nhà nhỏ trên núi và họ cũng từ bỏ ý định đi du lịch ở châu Âu sau khi nghỉ hưu. "Tôi ngủ không quá 3 tiếng mỗi ngày trong suốt hai tuần qua", ông nói.

Rạng sáng 16/3, ông choàng tỉnh. Hơn 200 mail được gửi về hòm thư kể từ lúc ông đi ngủ, trong đó có tin ba nhân viên y tế phải nhập viện đêm qua. Dù vậy, ông vẫn dự định tiếp tục công việc của mình. "Tôi đã làm công việc này suốt 35 năm qua và tôi không thể dừng lại vào lúc này", ông nói.
Thanh Tâm (Theo NYTimes)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm