Kinh Khổ

Ba câu chuyện _ Lê Trọng Hiệp

Lại thêm một ngày 30 tháng Tư qua đi và cho tới nay giới học giả đã phân tích chuyện “thắng - thua” qua đủ ngóc ngách và góc nhìn nhưng vẫn còn thiêu thiếu cái gì đó.

Lại thêm một ngày 30 tháng Tư qua đi và cho tới nay giới học giả đã phân tích chuyện “thắng - thua” qua đủ ngóc ngách và góc nhìn nhưng vẫn còn thiêu thiếu cái gì đó.
Đó là tính nhân bản và tính pháp trị của thể chế Việt Nam Cộng Hoà (VNCH): VNCH thua là do nhân bản hơn cộng sản, tôn trọng pháp luận hơn cộng sản. Để khách quan, chúng ta sẽ nhìn vấn đề này qua lời của chính những kẻ hoạt động cho cộng sản: một phi công nằm vùng, một gián điệp cộng sản và một lãnh tụ sinh viên đấu tranh.

Phi Công Nằm vùng

Ngày 26.4.2013 báo Sài Gòn Tiếp Thị đăng bài “Có một giờ G khác vào năm 1974”của Trung Dũng và Minh Nguyễn, phỏng vấn cựu phi công nằm vùng Nguyễn Thành Trung (NTT).
Bài này có một đoạn đáng chú ý, nói về cách đối xử của chính quyền VNCH với vợ con của anh ta hành động ném bom vào Dinh Độc Lập:
PV: “Thời khắc đó ông có nghĩ đến sự an toàn của vợ và hai con còn quá nhỏ đang sống ở thành phố Biên Hoà? Có khi nào ông cảm thấy khổ tâm hay hối hận về hành động của mình mang lại nỗi vất vả cho vợ con?”
NTT: “Trước khi ném bom dinh Độc Lập ngày 8.4.1975, lãnh đạo đề nghị đưa vợ con tôi ra vùng giải phóng để tôi yên tâm làm nhiệm vụ. Nhưng lúc đó, tôi bị nghi kỵ nhiều, nguy cơ bị lộ rất cao nên chuyện đó là không thể. An ninh quân đội theo sát gia đình tôi từng giờ, nếu vợ con tôi vắng nhà không rõ lý do thì tôi sẽ bị bắt ngay tức khắc. Cũng có thể trên đường ra vùng giải phóng, vợ con tôi cũng sẽ bị bắt, tình thế đó sẽ nghiêm trọng hơn. Rất lo lắng cho tính mạng vợ con, nhưng việc mà tôi đã tính trước 10 năm đến thời điểm này là không thể dừng. Mặt khác, thời gian sống trong đội ngũ không lực Sài Gòn cho tôi một niềm tin rằng vợ tôi, một người phụ nữ không liên quan gì đến công việc của tôi, con tôi còn quá nhỏ (đứa lớn mới 5 tuổi, đứa nhỏ chưa tròn năm) sẽ không bị đối xử một cách tàn nhẫn.
Thực tế diễn ra đúng như tôi dự đoán. Cánh an ninh không quân đưa xe đến nhà bắt vợ con tôi. Vợ tôi phản đối vì mình không biết gì về công việc của chồng. Họ từ tốn: “Thưa bà, chúng tôi không bắt bà (nếu bắt chúng tôi đã dùng còng số 8, trói bà chẳng hạn), chúng tôi tới đây mời bà vào phòng an ninh sư đoàn, với trách nhiệm bảo vệ sự an toàn tính mạng của bà và các con bà. Nếu bà có tài sản quý giá nào thì bà cứ mang theo”. Một tuần sau vợ và con tôi bị đưa từ Biên Hoà về số 4 Nguyễn Bỉnh Khiêm - Sài Gòn cho đến ngày 30.4.1975. Đương nhiên, họ vẫn điều tra vợ tôi về những gì liên quan đến tôi, nhưng không bị đối xử vô nhân đạo. Có thể đó là những người có học và biết cách ứng xử một cách văn hoá với người thân của kẻ thù. Trong thời gian vợ tôi bị giam ở số 4 Nguyễn Bỉnh Khiêm, trung tướng không quân Trần Văn Minh đến thăm với tư cách người chỉ huy có một người lính phản chiến. Ông ấy hỏi vợ tôi có cần bạn bè, người thân đến chuyện trò gì không hay cần mua sắm gì thì ông sẽ giúp đỡ.
Vậy đó, ngày 2.5.1975, tôi lái máy bay từ Phan Rang về sân bay Biên Hoà. Vợ con tôi cũng vừa được giải thoát khỏi số 4 Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng tôi gặp lại nhau trong ngôi nhà nhỏ của mình.”

Điệp viên “siêu hạng”

Năm 2004 báo Thanh niên đã đăng phóng sự dài kỳ mang tên "Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng" của Hoàng Hải Vân. Phóng sự này nói về Đặng Trần Đức, sau này thiếu tướng quân báo cọng sản, và trước năm 1975 là “Trung tá Nguyễn Văn Tá”, làm việc trong Phủ đặc ủy tính báo VNCH.
Năm 1974 Đức b ị lộ nên bỏ trốn ra mật khu, để vợ con lại Sài Gòn và họ đã được chính quyền VNCH đồi xử như thế nào?
Phóng sự kỳ thứ 27 tả lại giai đoạn này, trong đó bà vợ Ngô Thị Xuân cho biết bà bị bắt và bị tra tấn “mặt mũi sưng vù” và đó là chuyện chúng ta hiểu được
Nhưng người con trai thứ ba của kẻ nằm vùng, cũng bị bắt vì tiếp tay cho bố, thì cho biết:
"Trong thời gian này tôi đang chuẩn bị thi tú tài. Những người trong Phủ Đặc ủy bảo với tôi: Chúng tôi biết anh đang chuẩn bị thi tú tài, anh khai thì cứ khai, nhưng trong thời gian rảnh, chúng tôi sẽ mang sách vở đến cho anh học thi. Và quả đúng như thế, họ bảo tôi viết thư gửi về nhà và cho người đến gặp anh tôi, cậu tôi để lấy sách vở mang vào cho tôi học thật. Hỏi cung liên tục hơn 2 tháng, một hôm chúng đem những tấm hình tài liệu ra hỏi: Có phải anh chụp những tấm hình này không ? Tôi đáp: Đúng là tôi chụp. Chỉ vào 2 dấu vân tay, chúng hỏi tiếp: Dấu tay này là của ai ? Tôi đáp: Của bé Hạnh, em gái tôi. Sau đó chúng bảo sẽ chở mẹ con tôi đi để thả về. Nhưng mẹ tôi nói với tôi rằng: Chúng sẽ không thả đâu con. Và đúng như mẹ tôi nói. Chúng đưa chúng tôi lên xe chở đi, đến khi chúng mở băng bịt mắt thì tôi thấy nguyên một dãy nhà tù, sau này tôi mới biết đó là Trung tâm Thẩm vấn của Tổng nha Cảnh sát...".
"Trong thời gian mẹ tôi và tôi ở trong nhà giam, ở nhà anh tôi một mình nuôi hai đứa em. Trước anh tôi cũng học Trường Lasan Đức Minh, đỗ tú tài 2 xong, do học giỏi, anh được cấp học bổng đi du học Colombia (Mỹ), Trường Đức Minh có 2 người được học bổng du học đợt đó, nhưng bố tôi không cho đi, nên anh thi và đỗ vào Trường Phú Thọ. (...)
Khi bố tôi bị lộ, mẹ tôi và tôi bị bắt, Trường Phú Thọ chỗ anh tôi học không gây khó dễ gì cho anh tôi cả. Anh tôi vừa đi học, vừa đi làm, vừa đi dạy kèm. Giám học Trường Lasan Đức Minh là fère Bénile, thấy hoàn cảnh gia đình tôi như vậy cũng giúp đỡ bằng cách giới thiệu cho anh tôi đi dạy thêm. Trong những học trò mà anh tôi dạy có cả con của trung tướng Ngô Du, Tư lệnh Quân đoàn 2. Còn tại cư xá nhà tôi ở, phía dưới là nhà trung tá Ngọ, phi công. Bên cạnh là nhà ông Đán, trợ lý của linh mục Hoàng Quỳnh. Cạnh ông Đán là nhà ông Thụ, thiếu tá Biệt khu thủ đô. Trên lầu là 2 ông ở Bộ Nội vụ, cạnh đó là nhà ông Lộc, ông Phúc, ở Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo. Đối diện cầu thang nhà tôi là nhà đại tá Nguyễn Văn Y, trước là Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia thời Ngô Đình Diệm, lúc đó đã về hưu... Xung quanh toàn là những người như vậy cả, nhưng khi biết bố tôi là Việt cộng rồi mà không ai có định kiến gì. Ngay cả những người ở Phủ Đặc ủy cũng kêu anh tôi đến dạy cho con họ. Có lẽ do cách sống, cách ăn ở của bố tôi làm ai cũng có cảm tình, nên khi biết ông là Việt cộng rồi mà không ai sợ liên lụy cả. Chính vì vậy mà anh tôi mới có việc làm nuôi hai đứa em ăn học bình thường...".
Trong khi đó thì vợ và hai con của Đức ở miền Bắc bị đối xử khác hẳn với lý lịch của gia đình "làm tay sai cho địch".
Việc Đức làm tình báo thì chỉ có giới lãnh đạo cấp cao nắm được và để bảo vệ bí mật, việc này lại giữ kín. Vậy là vợ con Đức bị các chính quyền cấp dưới hành hạ theo đúng chính sách và nghị quyết đảng!
Từ Hà Nội, gia đình bị tống về một nông truờng ở Phú Thọ, “cực khổ trăm bề”, họ “bị chính quyền địa phương hoặc đơn vị công tác phân biệt đối xử, con cái không được học hành”. Tác giả viết:
Bà Đặng Thị Chính Giang (con gái) kể: “Chuyện học hành của chị em tôi nhiêu khê lắm. Khi tôi học đến lớp 4, tự nhiên nhà trường không cho học nữa. Hồi ấy vào đầu năm học, những cháu gặp khó khăn hoặc gia đình bộ đội, gia đình cán bộ công nhân viên thì được nhà trường cho sách giáo khoa hoặc tập vở, còn tôi thì không có gì. Lại có tin bố tôi là phản động chạy theo địch nên họ không cho học tiếp. Mẹ tôi phải nhờ một ông ở nông trường đứng ra can thiệp thì tôi mới được học tiếp, nhưng cũng không được cấp sách vở. Tôi là học sinh giỏi văn đấy, nhưng trường cũng không cho đi thi. Cho đến khi tôi học xong lớp 5, thì trên Cục (cơ quan tình báo quân đội - PV) thông báo cho tôi vào học trường học sinh miền Nam dành cho nữ, khi ấy ở Hải Phòng. Thế là mẹ tôi cho tôi về Hà Nội để chờ nhập học. Tôi chờ hết tháng 8, không thấy gọi, sang đến sau mùng 2 tháng 9 cũng không thấy gọi. Ông nội tôi mới lên Cục hỏi thì các anh ấy bảo: Nếu cho cháu vào học thì anh ấy (ông Ba Quốc - PV) sẽ bị lộ. Các anh trong Cục chỉ nói với ông và mẹ tôi thôi, còn với tôi thì họ nói ngắn gọn: Trường miền Nam đủ học sinh rồi, không nhận nữa. Tôi phải về lại Phú Thọ....”.
Chuyện học của chị Giang là như vậy, nhưng chị bảo chuyện học của em trai chị còn phức tạp hơn nhiều. “Cũng long đong như tôi, cậu ấy học xong cấp 2 thì họ cũng không cho học nữa. Mẹ tôi gọi tôi về bảo ra trường cấp 3 xin cho em, nếu không cho học chính quy thì học dự bị cũng được. Nhưng họ dứt khoát không cho. Chính quy cũng không cho mà dự bị cũng không cho. Thế là cậu ấy phải về nông trường đi làm mất một năm, nói chính xác là đi chặt nứa về bán cho nông trường….”.
Người em trai chị Giang còn cho biết, giữa lúc chiến tranh diễn ra ác liệt, anh đã đăng ký vào bộ đội nhưng cũng vì lý lịch “không trong sạch” của anh mà người ta đã không cho anh nhập ngũ.”

Lãnh tụ đấu tranh

Ngày 5-11-2012, một nhân vật thuộc hàng thủ lĩnh trong giới sinh viên đấu tranh tại Sài Gòn trước năm 1975 là Hạ Đình Nguyên công bố trên mạng viet-studies bài “Nguyễn Phương Uyên: Tôi có thể làm gì cho em”:
“Tôi đọc tin Em bị bắt, cũng như trước đây, đọc tin em Huỳnh Thục Vy, Vĩnh Khang,…. và nhiều nữa, nhiều thanh niên mà tôi không nhớ tên hết, cả những người bị bắt mà không có tên…tôi hiểu những gì đang diễn ra trên đất nước chúng ta.
Tôi không khỏi ray rứt, thấy sự bất an trong lòng, vì không thể làm gì được cho các em, như để cùng chung hành trình, thậm chí chỉ để chia sẻ. Hình ảnh của các em là hình ảnh của chính chúng tôi ngày xưa đang sống lại, cũng ở cái tuổi đầy nhiệt huyết như các em bây giờ.
Cách đây hơn 40 năm, những năm tháng mà thế hệ chúng tôi khó quên. Khó quên không phải vì hận thù, vì tiếc nuối, vì bất mãn thời cuộc, hay vì bất cứ lý do nào khác, mà vì những kỷ niệm đẹp của trái tim tuổi trẻ trong sáng, đã dám đứng lên vì một cảm xúc lớn. Cái từ ngữ đồng bào thuở ấy rất thiêng liêng. Chúng tôi không biết gì về mọi thứ mưu toan của người lớn, hay của thời cuộc. Chúng tôi hồn nhiên bay trong tình tự dân tộc, bất chấp hiểm nguy để chống xâm lược.
Chúng tôi biết rằng cách mà họ bắt các em hiện nay, cũng giống cách mà chúng tôi bị bắt ngày xưa. Họ bắt bất cứ lúc nào và ở đâu. Ở nhà trọ, trong ký túc xá, tại cổng trường, trong công viên, khi đang đi trên đường, đang lúc ngồi chơi với bạn bè. Những người mặc thường phục, có súng ngắn bên trong, nhanh như cọp dữ, họ nhảy vào, khóa tay chân, gùi lại và quăng vào xe. Con mồi của họ nằm im re trong rọ, và từ đây không còn thấy ánh sáng mặt trời. Họ đưa con mồi vào hang tối, cái ngóc ngách xó xỉnh nào đó, nhiều lắm, ngay trong cái thành phố sáng sủa nầy, nhưng không ai biết hay nhìn thấy được. Thế rồi họ tra tấn và đánh đập bằng khá nhiều kỷ thuật tân kỳ, song song với những đòn tâm lý, áp đảo tinh thần một cách hiểm ác, và ép cung. Tác phẩm “Hồ sơ một Thế hệ” mà Thành Đoàn thanh niên ngày nay ghi chép lại, chưa phản ánh đủ vì nhiều lý do.
Điều mà chúng tôi đòi hỏi lúc đó là gì? Chúng tôi đòi hỏi, khi bắt phải có trát của tòa án, có Luật sư chứng kiến, dù là tạm giam để điều tra. Phải minh bạch và cho công luận biết. Phải đưa ra xét xử và có luật sư biện hộ, phải đúng quy trình tố tụng, phải có chứng cứ…và chứng cứ phải được xem xét là không ngụy tạo.
Đối tượng mà chúng tôi chống, lúc bấy giờ, là Chính phủ Việt Nam Cọng Hòa, song lại có đôi điều mà trái tim công bằng của tuổi trẻ ghi nhớ như là nét son của một xã hội công dân – dù nó nó chưa tương xứng để gọi tên như thế– Tôi nhớ tại Tối Cao Pháp viện, Tổng thống VNCH – Nguyễn Văn Thiệu, đã đích thân đến Tòa án can thiệp, tranh luận tay đôi với Viện trưởng Nguyễn Minh Tiết, rằng cần phải kết án 21 SV trong số 42 SVHS đã bị bắt vừa qua là Việt Cọng, vì có bằng chứng minh bạch.
Ông Viện trưởng Tiết đã cương quyết bác bỏ, vì sự tra tấn dã man là bằng chứng của ép cung, lời cung đã khai không còn giá trị. Thế là hầu hết đã được trả tự do ngay sau phiên tòa. Trong đó có một số anh chị có vai trò trong tổ chức Thành đoàn CS.
Dù các anh chị ấy có lập trường kiên định, một lòng trung thành với con đường lý tưởng đã chọn, song không khỏi ghi nhớ về tính cách của một vị quan tòa, và nguyên tắc, dù chưa phải là thực chất của một thể chế dân chủ, nhưng ở đó có một số điểm tựa để cho người dân tin cậy, là hệ thống luật pháp về dân sự, dù thời điểm đó đang là chiến tranh.
[…]
Điều mà chúng tôi đòi hỏi ngày nay cho thế hệ trẻ các em, cũng là điều mà chúng tôi đòi hỏi cho thế hệ mình của nửa thế trước! Đó là đoạn đường quá dài và chua xót cho một Việt nam ở thế kỷ 21.”
Thay lời kết
Qua ba câu chuyện trên chúng ta thấy gì?
Với Nguyễn Thành Trung, chế độ VNCH là chế độ của những người có học, và họ đã đối xử với kẻ thù của mình một cách có văn hoá. Sống trong Không lực VNCH, sản phẩm của chế độ VNCH, anh ta đã có được “niềm tin” rằng, nếu anh ta bị lộ nguyên hình là cộng sản nằm vùng, vợ con anh ta vẫn được đối cử tử tế.
Đặng Trần Đức và vợ con không nêu nhận xét, nhưng qua câu chuyện của họ, ít ra người đọc cũng cảm nhận cách ứng xử có văn hoá, có học thức của những giới chức VNCH lúc đó.
Còn Hạ Đình Nguyên thì bỏ một phần tuổi trẻ của mình ra đấu tranh để “giải phóng quê hương”. Sau đó, anh ta sống tiếp 37 năm trên “quê hương giải phóng” để rồi trăn trở với cái thực tế bẽ bàng: chế độ mà anh ta hy sinh tuổi trẻ để xây dựng hoàn toàn không có lấy một số điểm tựa để người dân tin cậy.
Trong hoàn cảnh chiến tranh thì chế độ VNCH, nền dân chủ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam hãy còn non trẻ nhưng vẫn có những điểm để người dân tin cậy cậy qua một “hệ thống luật pháp về dân sự”. Còn 38 năm hoà bình của nước CHCHCNVN chỉ đưa đất nước tiến gần đế chế độ với luật rừng, luật của mafia.
Với VNCH thì đối thủ của mình, những kẻ ham he lật đổ mình vẫn là con người. Nhưng với cộng sản thì hoàn toàn khác. Như có thể thấy từ các bằng chứng lịch sử rành rành như các vụ Nhân Văn – Giai Phẩm, chống xét lại, cải cách ruộng đất, chính sách cải tạo v.v.. : chưa nói là kẻ chống lại họ, chỉ cần không bằng lòng đi chung một con đường thôi, đều bị họ đối xử như là con thú!
Như vậy, bên cạnh các yếu tố khách quan bên ngoài dẫn đến cái kết cuộc ngày 30.4.1975, một yếu tố không kém phần quan trọng làm nên kết cục của cuộc chiến. Đó là cuộc chiến của một chế độ tử tế với một chế độ lưu manh, giữa kẻ chính nhân quân tử với hạng mafia cường đạo, của con người với luật của người và con thú với luật rừng.
VNCH thua, một phần, là vì lý do này!
Lê Trọng Hiệp

( Hung The  chuyển )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Ba câu chuyện _ Lê Trọng Hiệp

Lại thêm một ngày 30 tháng Tư qua đi và cho tới nay giới học giả đã phân tích chuyện “thắng - thua” qua đủ ngóc ngách và góc nhìn nhưng vẫn còn thiêu thiếu cái gì đó.

Lại thêm một ngày 30 tháng Tư qua đi và cho tới nay giới học giả đã phân tích chuyện “thắng - thua” qua đủ ngóc ngách và góc nhìn nhưng vẫn còn thiêu thiếu cái gì đó.
Đó là tính nhân bản và tính pháp trị của thể chế Việt Nam Cộng Hoà (VNCH): VNCH thua là do nhân bản hơn cộng sản, tôn trọng pháp luận hơn cộng sản. Để khách quan, chúng ta sẽ nhìn vấn đề này qua lời của chính những kẻ hoạt động cho cộng sản: một phi công nằm vùng, một gián điệp cộng sản và một lãnh tụ sinh viên đấu tranh.

Phi Công Nằm vùng

Ngày 26.4.2013 báo Sài Gòn Tiếp Thị đăng bài “Có một giờ G khác vào năm 1974”của Trung Dũng và Minh Nguyễn, phỏng vấn cựu phi công nằm vùng Nguyễn Thành Trung (NTT).
Bài này có một đoạn đáng chú ý, nói về cách đối xử của chính quyền VNCH với vợ con của anh ta hành động ném bom vào Dinh Độc Lập:
PV: “Thời khắc đó ông có nghĩ đến sự an toàn của vợ và hai con còn quá nhỏ đang sống ở thành phố Biên Hoà? Có khi nào ông cảm thấy khổ tâm hay hối hận về hành động của mình mang lại nỗi vất vả cho vợ con?”
NTT: “Trước khi ném bom dinh Độc Lập ngày 8.4.1975, lãnh đạo đề nghị đưa vợ con tôi ra vùng giải phóng để tôi yên tâm làm nhiệm vụ. Nhưng lúc đó, tôi bị nghi kỵ nhiều, nguy cơ bị lộ rất cao nên chuyện đó là không thể. An ninh quân đội theo sát gia đình tôi từng giờ, nếu vợ con tôi vắng nhà không rõ lý do thì tôi sẽ bị bắt ngay tức khắc. Cũng có thể trên đường ra vùng giải phóng, vợ con tôi cũng sẽ bị bắt, tình thế đó sẽ nghiêm trọng hơn. Rất lo lắng cho tính mạng vợ con, nhưng việc mà tôi đã tính trước 10 năm đến thời điểm này là không thể dừng. Mặt khác, thời gian sống trong đội ngũ không lực Sài Gòn cho tôi một niềm tin rằng vợ tôi, một người phụ nữ không liên quan gì đến công việc của tôi, con tôi còn quá nhỏ (đứa lớn mới 5 tuổi, đứa nhỏ chưa tròn năm) sẽ không bị đối xử một cách tàn nhẫn.
Thực tế diễn ra đúng như tôi dự đoán. Cánh an ninh không quân đưa xe đến nhà bắt vợ con tôi. Vợ tôi phản đối vì mình không biết gì về công việc của chồng. Họ từ tốn: “Thưa bà, chúng tôi không bắt bà (nếu bắt chúng tôi đã dùng còng số 8, trói bà chẳng hạn), chúng tôi tới đây mời bà vào phòng an ninh sư đoàn, với trách nhiệm bảo vệ sự an toàn tính mạng của bà và các con bà. Nếu bà có tài sản quý giá nào thì bà cứ mang theo”. Một tuần sau vợ và con tôi bị đưa từ Biên Hoà về số 4 Nguyễn Bỉnh Khiêm - Sài Gòn cho đến ngày 30.4.1975. Đương nhiên, họ vẫn điều tra vợ tôi về những gì liên quan đến tôi, nhưng không bị đối xử vô nhân đạo. Có thể đó là những người có học và biết cách ứng xử một cách văn hoá với người thân của kẻ thù. Trong thời gian vợ tôi bị giam ở số 4 Nguyễn Bỉnh Khiêm, trung tướng không quân Trần Văn Minh đến thăm với tư cách người chỉ huy có một người lính phản chiến. Ông ấy hỏi vợ tôi có cần bạn bè, người thân đến chuyện trò gì không hay cần mua sắm gì thì ông sẽ giúp đỡ.
Vậy đó, ngày 2.5.1975, tôi lái máy bay từ Phan Rang về sân bay Biên Hoà. Vợ con tôi cũng vừa được giải thoát khỏi số 4 Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng tôi gặp lại nhau trong ngôi nhà nhỏ của mình.”

Điệp viên “siêu hạng”

Năm 2004 báo Thanh niên đã đăng phóng sự dài kỳ mang tên "Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng" của Hoàng Hải Vân. Phóng sự này nói về Đặng Trần Đức, sau này thiếu tướng quân báo cọng sản, và trước năm 1975 là “Trung tá Nguyễn Văn Tá”, làm việc trong Phủ đặc ủy tính báo VNCH.
Năm 1974 Đức b ị lộ nên bỏ trốn ra mật khu, để vợ con lại Sài Gòn và họ đã được chính quyền VNCH đồi xử như thế nào?
Phóng sự kỳ thứ 27 tả lại giai đoạn này, trong đó bà vợ Ngô Thị Xuân cho biết bà bị bắt và bị tra tấn “mặt mũi sưng vù” và đó là chuyện chúng ta hiểu được
Nhưng người con trai thứ ba của kẻ nằm vùng, cũng bị bắt vì tiếp tay cho bố, thì cho biết:
"Trong thời gian này tôi đang chuẩn bị thi tú tài. Những người trong Phủ Đặc ủy bảo với tôi: Chúng tôi biết anh đang chuẩn bị thi tú tài, anh khai thì cứ khai, nhưng trong thời gian rảnh, chúng tôi sẽ mang sách vở đến cho anh học thi. Và quả đúng như thế, họ bảo tôi viết thư gửi về nhà và cho người đến gặp anh tôi, cậu tôi để lấy sách vở mang vào cho tôi học thật. Hỏi cung liên tục hơn 2 tháng, một hôm chúng đem những tấm hình tài liệu ra hỏi: Có phải anh chụp những tấm hình này không ? Tôi đáp: Đúng là tôi chụp. Chỉ vào 2 dấu vân tay, chúng hỏi tiếp: Dấu tay này là của ai ? Tôi đáp: Của bé Hạnh, em gái tôi. Sau đó chúng bảo sẽ chở mẹ con tôi đi để thả về. Nhưng mẹ tôi nói với tôi rằng: Chúng sẽ không thả đâu con. Và đúng như mẹ tôi nói. Chúng đưa chúng tôi lên xe chở đi, đến khi chúng mở băng bịt mắt thì tôi thấy nguyên một dãy nhà tù, sau này tôi mới biết đó là Trung tâm Thẩm vấn của Tổng nha Cảnh sát...".
"Trong thời gian mẹ tôi và tôi ở trong nhà giam, ở nhà anh tôi một mình nuôi hai đứa em. Trước anh tôi cũng học Trường Lasan Đức Minh, đỗ tú tài 2 xong, do học giỏi, anh được cấp học bổng đi du học Colombia (Mỹ), Trường Đức Minh có 2 người được học bổng du học đợt đó, nhưng bố tôi không cho đi, nên anh thi và đỗ vào Trường Phú Thọ. (...)
Khi bố tôi bị lộ, mẹ tôi và tôi bị bắt, Trường Phú Thọ chỗ anh tôi học không gây khó dễ gì cho anh tôi cả. Anh tôi vừa đi học, vừa đi làm, vừa đi dạy kèm. Giám học Trường Lasan Đức Minh là fère Bénile, thấy hoàn cảnh gia đình tôi như vậy cũng giúp đỡ bằng cách giới thiệu cho anh tôi đi dạy thêm. Trong những học trò mà anh tôi dạy có cả con của trung tướng Ngô Du, Tư lệnh Quân đoàn 2. Còn tại cư xá nhà tôi ở, phía dưới là nhà trung tá Ngọ, phi công. Bên cạnh là nhà ông Đán, trợ lý của linh mục Hoàng Quỳnh. Cạnh ông Đán là nhà ông Thụ, thiếu tá Biệt khu thủ đô. Trên lầu là 2 ông ở Bộ Nội vụ, cạnh đó là nhà ông Lộc, ông Phúc, ở Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo. Đối diện cầu thang nhà tôi là nhà đại tá Nguyễn Văn Y, trước là Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia thời Ngô Đình Diệm, lúc đó đã về hưu... Xung quanh toàn là những người như vậy cả, nhưng khi biết bố tôi là Việt cộng rồi mà không ai có định kiến gì. Ngay cả những người ở Phủ Đặc ủy cũng kêu anh tôi đến dạy cho con họ. Có lẽ do cách sống, cách ăn ở của bố tôi làm ai cũng có cảm tình, nên khi biết ông là Việt cộng rồi mà không ai sợ liên lụy cả. Chính vì vậy mà anh tôi mới có việc làm nuôi hai đứa em ăn học bình thường...".
Trong khi đó thì vợ và hai con của Đức ở miền Bắc bị đối xử khác hẳn với lý lịch của gia đình "làm tay sai cho địch".
Việc Đức làm tình báo thì chỉ có giới lãnh đạo cấp cao nắm được và để bảo vệ bí mật, việc này lại giữ kín. Vậy là vợ con Đức bị các chính quyền cấp dưới hành hạ theo đúng chính sách và nghị quyết đảng!
Từ Hà Nội, gia đình bị tống về một nông truờng ở Phú Thọ, “cực khổ trăm bề”, họ “bị chính quyền địa phương hoặc đơn vị công tác phân biệt đối xử, con cái không được học hành”. Tác giả viết:
Bà Đặng Thị Chính Giang (con gái) kể: “Chuyện học hành của chị em tôi nhiêu khê lắm. Khi tôi học đến lớp 4, tự nhiên nhà trường không cho học nữa. Hồi ấy vào đầu năm học, những cháu gặp khó khăn hoặc gia đình bộ đội, gia đình cán bộ công nhân viên thì được nhà trường cho sách giáo khoa hoặc tập vở, còn tôi thì không có gì. Lại có tin bố tôi là phản động chạy theo địch nên họ không cho học tiếp. Mẹ tôi phải nhờ một ông ở nông trường đứng ra can thiệp thì tôi mới được học tiếp, nhưng cũng không được cấp sách vở. Tôi là học sinh giỏi văn đấy, nhưng trường cũng không cho đi thi. Cho đến khi tôi học xong lớp 5, thì trên Cục (cơ quan tình báo quân đội - PV) thông báo cho tôi vào học trường học sinh miền Nam dành cho nữ, khi ấy ở Hải Phòng. Thế là mẹ tôi cho tôi về Hà Nội để chờ nhập học. Tôi chờ hết tháng 8, không thấy gọi, sang đến sau mùng 2 tháng 9 cũng không thấy gọi. Ông nội tôi mới lên Cục hỏi thì các anh ấy bảo: Nếu cho cháu vào học thì anh ấy (ông Ba Quốc - PV) sẽ bị lộ. Các anh trong Cục chỉ nói với ông và mẹ tôi thôi, còn với tôi thì họ nói ngắn gọn: Trường miền Nam đủ học sinh rồi, không nhận nữa. Tôi phải về lại Phú Thọ....”.
Chuyện học của chị Giang là như vậy, nhưng chị bảo chuyện học của em trai chị còn phức tạp hơn nhiều. “Cũng long đong như tôi, cậu ấy học xong cấp 2 thì họ cũng không cho học nữa. Mẹ tôi gọi tôi về bảo ra trường cấp 3 xin cho em, nếu không cho học chính quy thì học dự bị cũng được. Nhưng họ dứt khoát không cho. Chính quy cũng không cho mà dự bị cũng không cho. Thế là cậu ấy phải về nông trường đi làm mất một năm, nói chính xác là đi chặt nứa về bán cho nông trường….”.
Người em trai chị Giang còn cho biết, giữa lúc chiến tranh diễn ra ác liệt, anh đã đăng ký vào bộ đội nhưng cũng vì lý lịch “không trong sạch” của anh mà người ta đã không cho anh nhập ngũ.”

Lãnh tụ đấu tranh

Ngày 5-11-2012, một nhân vật thuộc hàng thủ lĩnh trong giới sinh viên đấu tranh tại Sài Gòn trước năm 1975 là Hạ Đình Nguyên công bố trên mạng viet-studies bài “Nguyễn Phương Uyên: Tôi có thể làm gì cho em”:
“Tôi đọc tin Em bị bắt, cũng như trước đây, đọc tin em Huỳnh Thục Vy, Vĩnh Khang,…. và nhiều nữa, nhiều thanh niên mà tôi không nhớ tên hết, cả những người bị bắt mà không có tên…tôi hiểu những gì đang diễn ra trên đất nước chúng ta.
Tôi không khỏi ray rứt, thấy sự bất an trong lòng, vì không thể làm gì được cho các em, như để cùng chung hành trình, thậm chí chỉ để chia sẻ. Hình ảnh của các em là hình ảnh của chính chúng tôi ngày xưa đang sống lại, cũng ở cái tuổi đầy nhiệt huyết như các em bây giờ.
Cách đây hơn 40 năm, những năm tháng mà thế hệ chúng tôi khó quên. Khó quên không phải vì hận thù, vì tiếc nuối, vì bất mãn thời cuộc, hay vì bất cứ lý do nào khác, mà vì những kỷ niệm đẹp của trái tim tuổi trẻ trong sáng, đã dám đứng lên vì một cảm xúc lớn. Cái từ ngữ đồng bào thuở ấy rất thiêng liêng. Chúng tôi không biết gì về mọi thứ mưu toan của người lớn, hay của thời cuộc. Chúng tôi hồn nhiên bay trong tình tự dân tộc, bất chấp hiểm nguy để chống xâm lược.
Chúng tôi biết rằng cách mà họ bắt các em hiện nay, cũng giống cách mà chúng tôi bị bắt ngày xưa. Họ bắt bất cứ lúc nào và ở đâu. Ở nhà trọ, trong ký túc xá, tại cổng trường, trong công viên, khi đang đi trên đường, đang lúc ngồi chơi với bạn bè. Những người mặc thường phục, có súng ngắn bên trong, nhanh như cọp dữ, họ nhảy vào, khóa tay chân, gùi lại và quăng vào xe. Con mồi của họ nằm im re trong rọ, và từ đây không còn thấy ánh sáng mặt trời. Họ đưa con mồi vào hang tối, cái ngóc ngách xó xỉnh nào đó, nhiều lắm, ngay trong cái thành phố sáng sủa nầy, nhưng không ai biết hay nhìn thấy được. Thế rồi họ tra tấn và đánh đập bằng khá nhiều kỷ thuật tân kỳ, song song với những đòn tâm lý, áp đảo tinh thần một cách hiểm ác, và ép cung. Tác phẩm “Hồ sơ một Thế hệ” mà Thành Đoàn thanh niên ngày nay ghi chép lại, chưa phản ánh đủ vì nhiều lý do.
Điều mà chúng tôi đòi hỏi lúc đó là gì? Chúng tôi đòi hỏi, khi bắt phải có trát của tòa án, có Luật sư chứng kiến, dù là tạm giam để điều tra. Phải minh bạch và cho công luận biết. Phải đưa ra xét xử và có luật sư biện hộ, phải đúng quy trình tố tụng, phải có chứng cứ…và chứng cứ phải được xem xét là không ngụy tạo.
Đối tượng mà chúng tôi chống, lúc bấy giờ, là Chính phủ Việt Nam Cọng Hòa, song lại có đôi điều mà trái tim công bằng của tuổi trẻ ghi nhớ như là nét son của một xã hội công dân – dù nó nó chưa tương xứng để gọi tên như thế– Tôi nhớ tại Tối Cao Pháp viện, Tổng thống VNCH – Nguyễn Văn Thiệu, đã đích thân đến Tòa án can thiệp, tranh luận tay đôi với Viện trưởng Nguyễn Minh Tiết, rằng cần phải kết án 21 SV trong số 42 SVHS đã bị bắt vừa qua là Việt Cọng, vì có bằng chứng minh bạch.
Ông Viện trưởng Tiết đã cương quyết bác bỏ, vì sự tra tấn dã man là bằng chứng của ép cung, lời cung đã khai không còn giá trị. Thế là hầu hết đã được trả tự do ngay sau phiên tòa. Trong đó có một số anh chị có vai trò trong tổ chức Thành đoàn CS.
Dù các anh chị ấy có lập trường kiên định, một lòng trung thành với con đường lý tưởng đã chọn, song không khỏi ghi nhớ về tính cách của một vị quan tòa, và nguyên tắc, dù chưa phải là thực chất của một thể chế dân chủ, nhưng ở đó có một số điểm tựa để cho người dân tin cậy, là hệ thống luật pháp về dân sự, dù thời điểm đó đang là chiến tranh.
[…]
Điều mà chúng tôi đòi hỏi ngày nay cho thế hệ trẻ các em, cũng là điều mà chúng tôi đòi hỏi cho thế hệ mình của nửa thế trước! Đó là đoạn đường quá dài và chua xót cho một Việt nam ở thế kỷ 21.”
Thay lời kết
Qua ba câu chuyện trên chúng ta thấy gì?
Với Nguyễn Thành Trung, chế độ VNCH là chế độ của những người có học, và họ đã đối xử với kẻ thù của mình một cách có văn hoá. Sống trong Không lực VNCH, sản phẩm của chế độ VNCH, anh ta đã có được “niềm tin” rằng, nếu anh ta bị lộ nguyên hình là cộng sản nằm vùng, vợ con anh ta vẫn được đối cử tử tế.
Đặng Trần Đức và vợ con không nêu nhận xét, nhưng qua câu chuyện của họ, ít ra người đọc cũng cảm nhận cách ứng xử có văn hoá, có học thức của những giới chức VNCH lúc đó.
Còn Hạ Đình Nguyên thì bỏ một phần tuổi trẻ của mình ra đấu tranh để “giải phóng quê hương”. Sau đó, anh ta sống tiếp 37 năm trên “quê hương giải phóng” để rồi trăn trở với cái thực tế bẽ bàng: chế độ mà anh ta hy sinh tuổi trẻ để xây dựng hoàn toàn không có lấy một số điểm tựa để người dân tin cậy.
Trong hoàn cảnh chiến tranh thì chế độ VNCH, nền dân chủ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam hãy còn non trẻ nhưng vẫn có những điểm để người dân tin cậy cậy qua một “hệ thống luật pháp về dân sự”. Còn 38 năm hoà bình của nước CHCHCNVN chỉ đưa đất nước tiến gần đế chế độ với luật rừng, luật của mafia.
Với VNCH thì đối thủ của mình, những kẻ ham he lật đổ mình vẫn là con người. Nhưng với cộng sản thì hoàn toàn khác. Như có thể thấy từ các bằng chứng lịch sử rành rành như các vụ Nhân Văn – Giai Phẩm, chống xét lại, cải cách ruộng đất, chính sách cải tạo v.v.. : chưa nói là kẻ chống lại họ, chỉ cần không bằng lòng đi chung một con đường thôi, đều bị họ đối xử như là con thú!
Như vậy, bên cạnh các yếu tố khách quan bên ngoài dẫn đến cái kết cuộc ngày 30.4.1975, một yếu tố không kém phần quan trọng làm nên kết cục của cuộc chiến. Đó là cuộc chiến của một chế độ tử tế với một chế độ lưu manh, giữa kẻ chính nhân quân tử với hạng mafia cường đạo, của con người với luật của người và con thú với luật rừng.
VNCH thua, một phần, là vì lý do này!
Lê Trọng Hiệp

( Hung The  chuyển )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm