Sức khỏe và đời sống

BS Nguyễn Văn Đức: Sạn đường tiểu

Bác sĩ Nguyễn Văn Đức- Bệnh sạn đường tiểu (kidney stones, nephrolithiasis, urolithiasis) xảy ra không ít, trong 11 người chúng ta, có 1 người bị sạn đường tiểu.

Bác sĩ Nguyễn Văn Đức- Bệnh sạn đường tiểu (kidney stones, nephrolithiasis, urolithiasis) xảy ra không ít, trong 11 người chúng ta, có 1 người bị sạn đường tiểu. 

Càng cao tuổi càng dễ có sạn, và bệnh xảy ra nhiều hơn ở đàn ông: vào tuổi 70, đến 19% đàn ông và 9% phụ nữ sẽ có sạn trong đường tiểu. 

Sạn đường tiểu nhiều loại: sạn calcium oxalate, sạn calcium phosphate, struvite, uric acid hay sạn cystine. Các sạn calcium nhiều nhất, chiếm hơn 80% các trường hợp sạn đường tiểu. Còn sạn struvite hay gây nhiễm trùng đường tiểu kinh niên. Sạn ở một người bệnh có thể thuộc cả loại này lẫn loại kia, như vừa là calcium oxalate, vừa là uric acid.  

Đa số các sạn được tạo ra trên thận (nên ta gọi là bệnh sạn thận cũng không sai), rồi lọt xuống ống dẫn tiểu, chỉ một số ít sạn xuất hiện ngay tại ống dẫn tiểu. Sạn thường nhỏ thôi, dưới 1 cm, song thỉnh thoảng cũng có hòn thực lớn, đến 3 hay 5 cm, bằng trái chanh. Lúc còn trên thận, nơi rộng rãi, sạn thường không gây vấn đề, song khi sạn xuống ống dẫn tiểu, chỗ chật hẹp, nó hay gây triệu chứng.

Nguyên nhân

Sạn đường tiểu được tạo do sự lắng đọng của những chất sẵn có tại đường tiểu, khi nồng độ của chúng lên cao bất thường trong nước tiểu. Như lúc cơ thể ta thiếu nước (dehydration) do thói quen ít uống nước chẳng hạn, nước tiểu trở thành đậm đặc, các chất có sẵn trong đường tiểu dễ kết tụ rồi lắng đọng thành sạn. Hoặc khi ta dù không thiếu nước, nhưng lượng chất tạo ra sạn, vì một lẽ nào đó, lên cao trong nước tiểu, sạn cũng dễ thành lập.

Ngược lại, trong đường tiểu cũng có nhiều chất mang nhiệm vụ ngăn sự tạo sạn. Nếu những người bạn tốt này tự nhiên ít đi trong đường tiểu, các chất tạo sạn không ai cản trở, dễ tạo ra sạn. 

Do hai cơ chế tạo sạn trên, rất nhiều bệnh đưa ta đến với sạn đường tiểu (các bệnh cao áp huyết, tiểu đường, gout, type I distal renal tubular acidosis, hyperparathyroidism, sarcoidosis, milk alkali syndrome, myeloproliferative disorders, paraneoplastic syndromes, ...), và cũng nhiều yếu tố khiến đường tiểu của ta dễ bị sạn:  

- Yếu tố di truyền:

Nhiều người mang sạn trong đường tiểu (nhất là loại calcium oxalate) có người thân trong gia đình cùng bị sạn như họ.

- Thực phẩm:

Thực phẩm chứa nhiều chất đạm động vật (animal protein, như thịt), muối, hoặc các thực phẩm chứa chất calcium oxalate (như spinach) sẽ dễ bị sạn calcium. Người dùng quá nhiều các thuốc antacids (Maalox, Mylanta, ...), Calcium hoặc sinh tố C cũng vậy.

Người dùng quá nhiều thịt, cá (protein-rich foods) và thức ăn, thức uống chứa chất purine (đồ biển, rượu vang, cream sauces) dễ bị sạn uric acid. Ăn gì, uống gì cũng nên vừa phải thôi.   

- Thuốc dùng:

Nhiều thuốc dùng (acetazolamide, diuretics, indinavir, antineoplastics) có thể khiến ta dễ bị sạn đường tiểu.                                                            

Triệu chứng                                                                  

2 giờ sáng. Đang ngủ ngon thình lình bạn bị cơn đau đánh thức dậy. 

Cái đau ở một bên lưng dưới và bụng, hơi khó mà định nó thực sự phát xuất từ đâu. Nó mau chóng trở thành dữ dội, lan xuống cả vùng háng và bộ phận sinh dục. Kiểu đau quặn, liên miên, lúc nhiều lúc ít. Đau quá, đến toát mồ hôi, bạn cố tìm một vị trí nằm cho thoải mái, nhưng nằm nghiêng hay nằm ngửa, cũng không thấy bớt đau. Đồng thời, bạn cảm thấy buồn nôn, có lúc còn mửa. Nước tiểu bạn có máu. Cơn đau kéo dài khoảng 20 đến 60 phút.

Có người bị sạn đường tiểu không lên những cơn đau dữ dội như cơn đau của bạn, song hay đau ngầm ngầm ở một bên lưng dưới, hoặc mơ hồ đau bụng, đau chỗ bộ phận sinh dục. Có vị không đau, nhưng sạn lặng lẽ gây tắc đường tiểu và làm hư thận.  

 

Khi được thăm khám, bạn thấy đau một bên lúc bác sĩ sờ nắn bụng bạn. Lúc bác sĩ đấm nhẹ vào một bên lưng dưới của bạn (cùng bên với vùng bụng sờ thấy đau), bạn cũng cảm thấy đau nữa.

Ngoài việc khám bụng, bác sĩ cũng để ý xem bạn có thiếu nước (miệng, lưỡi trông khô, áp huyết xuống thấp, ...), và sốt không. Nếu bạn quả thiếu nước trong cơ thể (dehydration), bạn cần được truyền dịch trong bệnh viện (một chai “nước biển” truyền trong phòng mạch chẳng ăn thua gì). Nếu bạn có sốt, tình thế nguy ngập hơn, vì sạn khiến đường tiểu tắc nghẽn và thận bạn đã nhiễm trùng rồi, biết đâu các vi trùng còn vào luôn cả máu gây nhiễm trùng máu. Trường hợp này, bạn cần được chữa bằng thuốc trụ sinh truyền tĩnh mạch và ta cần khai thông đường tiểu gấp (urinary decompression), kẻo nước tiểu ứ trên thận, khiến nhiễm trùng thận đâm khó chữa và trở thành nguy hiểm.

Trắc nghiệm và phim chụp

Sạn đường tiểu hay gây chảy máu, nhiều khi mắt ta không nhìn thấy, nhưng khám phá được bằng phương pháp phân tích nước tiểu (urinalysis, xem nước tiểu dưới kính hiển vi). 

Song không phải trường hợp sạn nào cũng gây chảy máu, trong 10% các trường hợp sạn đường tiểu, khi phân tích nước tiểu, chúng ta không thấy có máu. Có khi phân tích nước tiểu cho thấy những tinh thể (crystals) bất thường trong nước tiểu, may ra giúp bác sĩ nghĩ đến loại sạn nào đang làm phiền bạn.

Bạn cũng cần thử máu, để xem chức năng của thận bạn có còn tốt, đồng thời ta đo luôn các chất calcium, uric acid, phosphate trong máu, xem chúng có lên cao.

Có người còn cần thử cả nước tiểu lấy trong 24 tiếng, xem khối lượng nước tiểu trong 24 tiếng nhiều hay ít (urinary volume), xem các chất calcium, oxalate, citrate, uric acid, cystine có tăng cao trong nước tiểu. Với nước tiểu lấy như vậy, ta có thể làm luôn trắc nghiệm “nitroprusside” nếu nghi sạn thuộc loại cystine. 

Một số sạn đường tiểu có thể thấy được trên phim chụp bụng thường. Song bây giờ các bác sĩ hay làm CT scan bụng (non-contrast helical CT scan) để khám phá sạn đường tiểu, vì CT scan có độ chính xác gần như 100%. Ngoài ra, nếu không phải sạn thận, CT scan cũng giúp chúng ta khám phá một tình trạng khác cũng có thể gây những triệu chứng giống sạn thận, như ung thư thận chẳng hạn.

Những ngày chưa có CT scan, để tìm hiểu vấn đề, các bác sĩ thường chụp phim thận với chất cản quang (intravenous pyelography, gọi tắt IVP: chất cản quang được chích vào cơ thể bạn, phim được chụp trong lúc chất cản quang đang thải qua thận, xuống ống dẫn tiểu rồi vào bọng đái). IVP có thể xác định sạn to hay nhỏ, hình dạng, vị trí của sạn, và xem thận bạn còn làm việc tốt không, đường tiểu có chỗ nào tắc nghẽn vì sạn chăng. Nhưng IVP gây hại nhiều hơn CT scan, như dị ứng (allergy) với thuốc cản quang, hơn nữa, mức độ chính xác cũng kém hơn CT scan, nên IVP nay không còn được dùng nhiều như trước.

Phương pháp siêu âm (ultrasound) hay được dùng để khám phá sạn đường tiểu ở phụ nữ mang thai, vì siêu âm vô hại cho thai nhi trong bụng người mẹ. Tuy nhiên, mức độ chính xác của siêu âm không bằng CT scan và IVP. 

Chữa sạn cấp tính

Việc chữa trị sạn đường tiểu gồm việc chữa cấp tính, giải quyết vấn đề ngay, và sự chữa trị về lâu về dài, ngăn ngừa những hòn sạn mới đừng xuất hiện và phá bạn nữa.

Sự chữa trị cấp tính tùy vào triệu chứng đau nhiều hay ít của bạn, độ lớn và vị trí của sạn, cũng như những biến chứng nếu có. Đa số những trường hợp sạn đường tiểu có thể chữa bên ngoài, người bệnh không phải vào nhà thương. 

1. Giúp bạn bớt đau: 

Đầu tiên bác sĩ chữa bạn bớt đau cái đã. Đau thì khổ lắm. 

Các thuốc “chống viêm không có chất steroid” như Motrin, Ibuprofen, Naproxen, ..., hay các thuốc chứa chất nha phiến như Tylenol số 3, Vicodin,…, có thể giúp bạn bớt đau. Đau dữ quá, hoặc ói mửa, không dùng được thuốc uống, bạn cần vào bệnh viện, để được chích các thuốc chống đau như Ketorolac, Morphine, Meperidine.

Thường thì cơn đau sẽ giảm dần trong vòng 24-48 tiếng. Song với thuốc giảm đau, mà bạn vẫn không bớt đau nhiều, chúng ta sẽ nhờ bác sĩ chuyên khoa tiết niệu (urologist) đâm kim vào thận rút bớt nước tiểu ra (percutaneous nephrostomy) hoặc đặt một dụng cụ vào ống dẫn tiểu của bạn (urinary stent), giúp nước tiểu thoát qua được chỗ bị nghẹt do sạn. Chúng ta cũng cần nhờ đến bác sĩ chuyên khoa tiết niệu tìm cách lấy sạn ra sớm trường hợp bạn nóng sốt do nhiễm trùng, suy thận cấp tính vì sạn, không có nước tiểu (những trường hợp này bạn cần vào bệnh viện). 

2. Lấy sạn ra: 

Nếu hòn sạn của bạn chỉ nhỏ khoảng 5 mm trở xuống, bạn không nóng sốt vì nhiễm trùng, phim Cat scan bụng cho thấy sạn không làm tắc ống dẫn tiểu, bạn bớt đau dần, bạn không cần phải vào bệnh viện. Hầu hết (98%) các sạn nhỏ hơn 5 mm sẽ xuống được bọng đái và ra ngoài theo nước tiểu. Dùng thuốc Tamsulosin hay thuốc Nifedipine có thể khiến sạn dễ ra hơn. (Các sạn lớn hơn 10 mm, triển vọng sạn tự ra được rất ít, thường ta phải nhờ đến bác sĩ chuyên khoa tiết niệu giúp lấy sạn ra).

Bạn nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày và dùng giấy lọc (filter paper) hoặc một dụng cụ lọc (very fine strainer) để lọc nước tiểu tìm sạn mỗi lần đi tiểu. Nếu bạn không thấy đau lại, ta thử chờ 4-6 tuần xem sao, sạn có thể sẽ di chuyển dần xuống bọng đái rồi ra ngoài theo nước tiểu. Sau 4-6 tuần, ta chụp lại phim Cat scan, nếu phim cho thấy sạn vẫn chưa chịu ra, hoặc trong thời gian chờ đợi như vậy, nó lại khiến bạn đau nữa, ta nhờ bác sĩ chuyên khoa tiết niệu lấy sạn ra. 

Bác sĩ tiết niệu sẽ dùng một trong những cách sau để lấy sạn ra cho bạn: 

- Bắn sạn (lithotripsy): 

Sạn được bắn vỡ thành những mảnh nhỏ để có thể trôi ra ngoài theo nước tiểu. Riêng chuyện bắn sạn, cũng đã có nhiều cách: bắn bằng sóng chấn động (shock wave), bằng siêu âm, bằng tia laser, bắn từ ngoài, bắn ngay tại đường tiểu bên trong. 

Bắn sạn xong, bạn sẽ ra về trong ngày, được khuyên uống thực nhiều nước, và trở lại tái khám một tháng sau, để chụp phim lại xem các mảnh sạn nhỏ đã ra hết chưa (25-50% số người được chữa bằng phương pháp bắn sạn cần được bắn lần nữa).                                                                                                                                                                                                                                                                                  

http://www.urologistindia.com/wp-content/uploads/2015/04/Extracorporeal-shock-wave-lithotripsy.jpg                            

Lithotripsy

- Soi ống dẫn tiểu (ureteroscopy): 

Qua đường bọng đái phía dưới, bác sĩ soi ngược lên ống dẫn tiểu, và sạn được bóp vỡ, lấy ra. 

Ureteroscopy

- Soi thận cùng ống dẫn tiểu (percutaneous nephroureterolithotomy):

Qua mạn sườn vùng thận, bác sĩ đưa thẳng ống soi vào thận để lấy những sạn nằm trong thận hay ống dẫn tiểu phía trên.

- Mổ lấy sạn:  

Ngày nay, nhờ những cách lấy sạn tân tiến kể trên, phương pháp mổ thận hoặc ống dẫn tiểu để lấy sạn ít được dùng đến như trước.  

Chữa sạn về lâu về dài

Sạn đường tiểu hay tái phát. Làm thế nào để sạn đừng trở lại và làm khổ ta nữa? 

So với việc chữa sạn cấp tính, việc này phức tạp hơn và cần nhiều kiên tâm, vì sạn có nhiều loại, cần những cách chữa và phòng ngừa khác nhau. Cách tốt nhất là lấy được sạn tiểu ra, đem đến cho bác sĩ gửi phòng thí nghiệm nhờ họ xem đây là sạn loại nào.

Song sạn thuộc loại nào đi nữa, ta cũng cần uống nhiều nước, để cơ thể khỏi thiếu nước, và tiểu ra ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Một lời khuyên tốt: nếu có sạn đường tiểu, đi đâu, gặp nguồn nước uống, bạn đừng quên dừng chân để uống. Và chớ nên để nước tiểu có màu vàng đậm, dấu chứng báo hiệu ta không đủ nước trong người. 

Sạn thận có thể để lại hậu quả trầm trọng, làm hư thận bạn. Sau cơn đau cấp tính, và dù may mắn đã tiểu ra hòn sạn, bạn cũng cần trở lại tái khám đều, để bác sĩ theo dõi, thỉnh thoảng thử nước tiểu và chụp phim xem sạn có tái phát hay không. Rủi sạn trở lại, việc biết sạn loại nào lại càng quan trọng, hầu chúng ta tìm được cách ngừa sạn về lâu về dài.

BS Nguyễn Văn Đức

MM chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

BS Nguyễn Văn Đức: Sạn đường tiểu

Bác sĩ Nguyễn Văn Đức- Bệnh sạn đường tiểu (kidney stones, nephrolithiasis, urolithiasis) xảy ra không ít, trong 11 người chúng ta, có 1 người bị sạn đường tiểu.

Bác sĩ Nguyễn Văn Đức- Bệnh sạn đường tiểu (kidney stones, nephrolithiasis, urolithiasis) xảy ra không ít, trong 11 người chúng ta, có 1 người bị sạn đường tiểu. 

Càng cao tuổi càng dễ có sạn, và bệnh xảy ra nhiều hơn ở đàn ông: vào tuổi 70, đến 19% đàn ông và 9% phụ nữ sẽ có sạn trong đường tiểu. 

Sạn đường tiểu nhiều loại: sạn calcium oxalate, sạn calcium phosphate, struvite, uric acid hay sạn cystine. Các sạn calcium nhiều nhất, chiếm hơn 80% các trường hợp sạn đường tiểu. Còn sạn struvite hay gây nhiễm trùng đường tiểu kinh niên. Sạn ở một người bệnh có thể thuộc cả loại này lẫn loại kia, như vừa là calcium oxalate, vừa là uric acid.  

Đa số các sạn được tạo ra trên thận (nên ta gọi là bệnh sạn thận cũng không sai), rồi lọt xuống ống dẫn tiểu, chỉ một số ít sạn xuất hiện ngay tại ống dẫn tiểu. Sạn thường nhỏ thôi, dưới 1 cm, song thỉnh thoảng cũng có hòn thực lớn, đến 3 hay 5 cm, bằng trái chanh. Lúc còn trên thận, nơi rộng rãi, sạn thường không gây vấn đề, song khi sạn xuống ống dẫn tiểu, chỗ chật hẹp, nó hay gây triệu chứng.

Nguyên nhân

Sạn đường tiểu được tạo do sự lắng đọng của những chất sẵn có tại đường tiểu, khi nồng độ của chúng lên cao bất thường trong nước tiểu. Như lúc cơ thể ta thiếu nước (dehydration) do thói quen ít uống nước chẳng hạn, nước tiểu trở thành đậm đặc, các chất có sẵn trong đường tiểu dễ kết tụ rồi lắng đọng thành sạn. Hoặc khi ta dù không thiếu nước, nhưng lượng chất tạo ra sạn, vì một lẽ nào đó, lên cao trong nước tiểu, sạn cũng dễ thành lập.

Ngược lại, trong đường tiểu cũng có nhiều chất mang nhiệm vụ ngăn sự tạo sạn. Nếu những người bạn tốt này tự nhiên ít đi trong đường tiểu, các chất tạo sạn không ai cản trở, dễ tạo ra sạn. 

Do hai cơ chế tạo sạn trên, rất nhiều bệnh đưa ta đến với sạn đường tiểu (các bệnh cao áp huyết, tiểu đường, gout, type I distal renal tubular acidosis, hyperparathyroidism, sarcoidosis, milk alkali syndrome, myeloproliferative disorders, paraneoplastic syndromes, ...), và cũng nhiều yếu tố khiến đường tiểu của ta dễ bị sạn:  

- Yếu tố di truyền:

Nhiều người mang sạn trong đường tiểu (nhất là loại calcium oxalate) có người thân trong gia đình cùng bị sạn như họ.

- Thực phẩm:

Thực phẩm chứa nhiều chất đạm động vật (animal protein, như thịt), muối, hoặc các thực phẩm chứa chất calcium oxalate (như spinach) sẽ dễ bị sạn calcium. Người dùng quá nhiều các thuốc antacids (Maalox, Mylanta, ...), Calcium hoặc sinh tố C cũng vậy.

Người dùng quá nhiều thịt, cá (protein-rich foods) và thức ăn, thức uống chứa chất purine (đồ biển, rượu vang, cream sauces) dễ bị sạn uric acid. Ăn gì, uống gì cũng nên vừa phải thôi.   

- Thuốc dùng:

Nhiều thuốc dùng (acetazolamide, diuretics, indinavir, antineoplastics) có thể khiến ta dễ bị sạn đường tiểu.                                                            

Triệu chứng                                                                  

2 giờ sáng. Đang ngủ ngon thình lình bạn bị cơn đau đánh thức dậy. 

Cái đau ở một bên lưng dưới và bụng, hơi khó mà định nó thực sự phát xuất từ đâu. Nó mau chóng trở thành dữ dội, lan xuống cả vùng háng và bộ phận sinh dục. Kiểu đau quặn, liên miên, lúc nhiều lúc ít. Đau quá, đến toát mồ hôi, bạn cố tìm một vị trí nằm cho thoải mái, nhưng nằm nghiêng hay nằm ngửa, cũng không thấy bớt đau. Đồng thời, bạn cảm thấy buồn nôn, có lúc còn mửa. Nước tiểu bạn có máu. Cơn đau kéo dài khoảng 20 đến 60 phút.

Có người bị sạn đường tiểu không lên những cơn đau dữ dội như cơn đau của bạn, song hay đau ngầm ngầm ở một bên lưng dưới, hoặc mơ hồ đau bụng, đau chỗ bộ phận sinh dục. Có vị không đau, nhưng sạn lặng lẽ gây tắc đường tiểu và làm hư thận.  

 

Khi được thăm khám, bạn thấy đau một bên lúc bác sĩ sờ nắn bụng bạn. Lúc bác sĩ đấm nhẹ vào một bên lưng dưới của bạn (cùng bên với vùng bụng sờ thấy đau), bạn cũng cảm thấy đau nữa.

Ngoài việc khám bụng, bác sĩ cũng để ý xem bạn có thiếu nước (miệng, lưỡi trông khô, áp huyết xuống thấp, ...), và sốt không. Nếu bạn quả thiếu nước trong cơ thể (dehydration), bạn cần được truyền dịch trong bệnh viện (một chai “nước biển” truyền trong phòng mạch chẳng ăn thua gì). Nếu bạn có sốt, tình thế nguy ngập hơn, vì sạn khiến đường tiểu tắc nghẽn và thận bạn đã nhiễm trùng rồi, biết đâu các vi trùng còn vào luôn cả máu gây nhiễm trùng máu. Trường hợp này, bạn cần được chữa bằng thuốc trụ sinh truyền tĩnh mạch và ta cần khai thông đường tiểu gấp (urinary decompression), kẻo nước tiểu ứ trên thận, khiến nhiễm trùng thận đâm khó chữa và trở thành nguy hiểm.

Trắc nghiệm và phim chụp

Sạn đường tiểu hay gây chảy máu, nhiều khi mắt ta không nhìn thấy, nhưng khám phá được bằng phương pháp phân tích nước tiểu (urinalysis, xem nước tiểu dưới kính hiển vi). 

Song không phải trường hợp sạn nào cũng gây chảy máu, trong 10% các trường hợp sạn đường tiểu, khi phân tích nước tiểu, chúng ta không thấy có máu. Có khi phân tích nước tiểu cho thấy những tinh thể (crystals) bất thường trong nước tiểu, may ra giúp bác sĩ nghĩ đến loại sạn nào đang làm phiền bạn.

Bạn cũng cần thử máu, để xem chức năng của thận bạn có còn tốt, đồng thời ta đo luôn các chất calcium, uric acid, phosphate trong máu, xem chúng có lên cao.

Có người còn cần thử cả nước tiểu lấy trong 24 tiếng, xem khối lượng nước tiểu trong 24 tiếng nhiều hay ít (urinary volume), xem các chất calcium, oxalate, citrate, uric acid, cystine có tăng cao trong nước tiểu. Với nước tiểu lấy như vậy, ta có thể làm luôn trắc nghiệm “nitroprusside” nếu nghi sạn thuộc loại cystine. 

Một số sạn đường tiểu có thể thấy được trên phim chụp bụng thường. Song bây giờ các bác sĩ hay làm CT scan bụng (non-contrast helical CT scan) để khám phá sạn đường tiểu, vì CT scan có độ chính xác gần như 100%. Ngoài ra, nếu không phải sạn thận, CT scan cũng giúp chúng ta khám phá một tình trạng khác cũng có thể gây những triệu chứng giống sạn thận, như ung thư thận chẳng hạn.

Những ngày chưa có CT scan, để tìm hiểu vấn đề, các bác sĩ thường chụp phim thận với chất cản quang (intravenous pyelography, gọi tắt IVP: chất cản quang được chích vào cơ thể bạn, phim được chụp trong lúc chất cản quang đang thải qua thận, xuống ống dẫn tiểu rồi vào bọng đái). IVP có thể xác định sạn to hay nhỏ, hình dạng, vị trí của sạn, và xem thận bạn còn làm việc tốt không, đường tiểu có chỗ nào tắc nghẽn vì sạn chăng. Nhưng IVP gây hại nhiều hơn CT scan, như dị ứng (allergy) với thuốc cản quang, hơn nữa, mức độ chính xác cũng kém hơn CT scan, nên IVP nay không còn được dùng nhiều như trước.

Phương pháp siêu âm (ultrasound) hay được dùng để khám phá sạn đường tiểu ở phụ nữ mang thai, vì siêu âm vô hại cho thai nhi trong bụng người mẹ. Tuy nhiên, mức độ chính xác của siêu âm không bằng CT scan và IVP. 

Chữa sạn cấp tính

Việc chữa trị sạn đường tiểu gồm việc chữa cấp tính, giải quyết vấn đề ngay, và sự chữa trị về lâu về dài, ngăn ngừa những hòn sạn mới đừng xuất hiện và phá bạn nữa.

Sự chữa trị cấp tính tùy vào triệu chứng đau nhiều hay ít của bạn, độ lớn và vị trí của sạn, cũng như những biến chứng nếu có. Đa số những trường hợp sạn đường tiểu có thể chữa bên ngoài, người bệnh không phải vào nhà thương. 

1. Giúp bạn bớt đau: 

Đầu tiên bác sĩ chữa bạn bớt đau cái đã. Đau thì khổ lắm. 

Các thuốc “chống viêm không có chất steroid” như Motrin, Ibuprofen, Naproxen, ..., hay các thuốc chứa chất nha phiến như Tylenol số 3, Vicodin,…, có thể giúp bạn bớt đau. Đau dữ quá, hoặc ói mửa, không dùng được thuốc uống, bạn cần vào bệnh viện, để được chích các thuốc chống đau như Ketorolac, Morphine, Meperidine.

Thường thì cơn đau sẽ giảm dần trong vòng 24-48 tiếng. Song với thuốc giảm đau, mà bạn vẫn không bớt đau nhiều, chúng ta sẽ nhờ bác sĩ chuyên khoa tiết niệu (urologist) đâm kim vào thận rút bớt nước tiểu ra (percutaneous nephrostomy) hoặc đặt một dụng cụ vào ống dẫn tiểu của bạn (urinary stent), giúp nước tiểu thoát qua được chỗ bị nghẹt do sạn. Chúng ta cũng cần nhờ đến bác sĩ chuyên khoa tiết niệu tìm cách lấy sạn ra sớm trường hợp bạn nóng sốt do nhiễm trùng, suy thận cấp tính vì sạn, không có nước tiểu (những trường hợp này bạn cần vào bệnh viện). 

2. Lấy sạn ra: 

Nếu hòn sạn của bạn chỉ nhỏ khoảng 5 mm trở xuống, bạn không nóng sốt vì nhiễm trùng, phim Cat scan bụng cho thấy sạn không làm tắc ống dẫn tiểu, bạn bớt đau dần, bạn không cần phải vào bệnh viện. Hầu hết (98%) các sạn nhỏ hơn 5 mm sẽ xuống được bọng đái và ra ngoài theo nước tiểu. Dùng thuốc Tamsulosin hay thuốc Nifedipine có thể khiến sạn dễ ra hơn. (Các sạn lớn hơn 10 mm, triển vọng sạn tự ra được rất ít, thường ta phải nhờ đến bác sĩ chuyên khoa tiết niệu giúp lấy sạn ra).

Bạn nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày và dùng giấy lọc (filter paper) hoặc một dụng cụ lọc (very fine strainer) để lọc nước tiểu tìm sạn mỗi lần đi tiểu. Nếu bạn không thấy đau lại, ta thử chờ 4-6 tuần xem sao, sạn có thể sẽ di chuyển dần xuống bọng đái rồi ra ngoài theo nước tiểu. Sau 4-6 tuần, ta chụp lại phim Cat scan, nếu phim cho thấy sạn vẫn chưa chịu ra, hoặc trong thời gian chờ đợi như vậy, nó lại khiến bạn đau nữa, ta nhờ bác sĩ chuyên khoa tiết niệu lấy sạn ra. 

Bác sĩ tiết niệu sẽ dùng một trong những cách sau để lấy sạn ra cho bạn: 

- Bắn sạn (lithotripsy): 

Sạn được bắn vỡ thành những mảnh nhỏ để có thể trôi ra ngoài theo nước tiểu. Riêng chuyện bắn sạn, cũng đã có nhiều cách: bắn bằng sóng chấn động (shock wave), bằng siêu âm, bằng tia laser, bắn từ ngoài, bắn ngay tại đường tiểu bên trong. 

Bắn sạn xong, bạn sẽ ra về trong ngày, được khuyên uống thực nhiều nước, và trở lại tái khám một tháng sau, để chụp phim lại xem các mảnh sạn nhỏ đã ra hết chưa (25-50% số người được chữa bằng phương pháp bắn sạn cần được bắn lần nữa).                                                                                                                                                                                                                                                                                  

http://www.urologistindia.com/wp-content/uploads/2015/04/Extracorporeal-shock-wave-lithotripsy.jpg                            

Lithotripsy

- Soi ống dẫn tiểu (ureteroscopy): 

Qua đường bọng đái phía dưới, bác sĩ soi ngược lên ống dẫn tiểu, và sạn được bóp vỡ, lấy ra. 

Ureteroscopy

- Soi thận cùng ống dẫn tiểu (percutaneous nephroureterolithotomy):

Qua mạn sườn vùng thận, bác sĩ đưa thẳng ống soi vào thận để lấy những sạn nằm trong thận hay ống dẫn tiểu phía trên.

- Mổ lấy sạn:  

Ngày nay, nhờ những cách lấy sạn tân tiến kể trên, phương pháp mổ thận hoặc ống dẫn tiểu để lấy sạn ít được dùng đến như trước.  

Chữa sạn về lâu về dài

Sạn đường tiểu hay tái phát. Làm thế nào để sạn đừng trở lại và làm khổ ta nữa? 

So với việc chữa sạn cấp tính, việc này phức tạp hơn và cần nhiều kiên tâm, vì sạn có nhiều loại, cần những cách chữa và phòng ngừa khác nhau. Cách tốt nhất là lấy được sạn tiểu ra, đem đến cho bác sĩ gửi phòng thí nghiệm nhờ họ xem đây là sạn loại nào.

Song sạn thuộc loại nào đi nữa, ta cũng cần uống nhiều nước, để cơ thể khỏi thiếu nước, và tiểu ra ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Một lời khuyên tốt: nếu có sạn đường tiểu, đi đâu, gặp nguồn nước uống, bạn đừng quên dừng chân để uống. Và chớ nên để nước tiểu có màu vàng đậm, dấu chứng báo hiệu ta không đủ nước trong người. 

Sạn thận có thể để lại hậu quả trầm trọng, làm hư thận bạn. Sau cơn đau cấp tính, và dù may mắn đã tiểu ra hòn sạn, bạn cũng cần trở lại tái khám đều, để bác sĩ theo dõi, thỉnh thoảng thử nước tiểu và chụp phim xem sạn có tái phát hay không. Rủi sạn trở lại, việc biết sạn loại nào lại càng quan trọng, hầu chúng ta tìm được cách ngừa sạn về lâu về dài.

BS Nguyễn Văn Đức

MM chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm