Kinh Khổ

BÀI POST CUỐI TRONG NGÀY : NHỚ LẠI ĐỂ CƯỜI

Cách đây hơn chục năm, nếu không nhầm thì đó là vào dịp Tết năm 2002, tôi xuýt nữa thì gặp “nạn văn chương” chỉ vì một cái truyện ngắn tên là Người khác, in ở

TẠ DUY ANH

Nhà văn Tạ Duy Anh

Nhà văn Tạ Duy Anh

Cách đây hơn chục năm, nếu không nhầm thì đó là vào dịp Tết năm 2002, tôi xuýt nữa thì gặp “nạn văn chương” chỉ vì một cái truyện ngắn tên là Người khác, in ở số tết năm 2002 của báo Gia đình và xã hội. Đó là cả một câu chuyện khôi hài có lẽ chỉ xảy ra ở nước ta. Nguyên do là thế này. Tôi có một truyện thiếu nhi được đưa vào giảng dậy chính thức ở trường phổ thông, sách ngữ văn lớp sáu, chương trình cải cách. Để phục vụ mục đích giảng dạy, Bộ giáo dục chủ trương làm bộ ảnh chân dung cỡ lớn những tác giả có tác phẩm trong sách giáo khoa, kèm theo tiểu sử in ở một tờ áp phích riêng. Lần ấy có Tố Hữu, Đoàn Giỏi, Nguyễn Tuân, Trần Đăng Khoa, Đích-ken, A. Đô-đê…và tôi, khoảng trên dưới chục người. Ảnh thì có người đến tận nhà chụp. Tiểu sử thì do một ông tiến sỹ được thuê viết tóm tắt từng người, kèm theo ít tác phẩm. Vì cẩn thận nên những người thực hiện bèn đưa bản in thử lại cho tôi kiểm tra giúp lần cuối xem có sai sót gì không. Chính vì thế mà tôi phát hiện ra họ ghi sai tên thật của tôi. Tên bố mẹ đặt cho tôi là Tạ Viết Đãng, thì trong phần tiểu sử ghi là Tạ Viết Dũng. Hóa ra do họ lấy theo Kỷ yếu Hội nhà văn. Tôi bèn lấy bút sửa lại, coi đó như cơ hội đính chính tên mình. Người của Bộ giáo dục cảm ơn tôi, rối rít bảo nếu không có tôi thì họ lại làm sai theo quyển Kỷ yếu, tức là sai lần thứ hai. Nhưng chỉ vài hôm sau thì chính ông ta, lần này có thêm người nữa, quay lại, mặt phiền muộn bảo với tôi: “Chúng tôi nghĩ kỹ rồi, không thể sửa được, anh đành mang tên thật là Dũng thôi”. Tôi hỏi: “Sao lại kỳ thế?”. Ông ta giải thích: “Kỷ yếu của Hội nhà văn in là Dũng, mọi người đều nghĩ tên anh là Dũng, nay nếu chúng tôi sửa thành Đãng, thì họ không nghĩ Hội nhà văn sai, mà nghĩ chúng tôi làm ẩu, chỉ có việc chép lại cái tên cũng không xong. Chắc chắn họ sẽ nghĩ như vậy mà chúng tôi thì không thanh minh được”. Tôi nghe xong thì muốn cười phá lên. Tôi bảo bằng giọng vui đùa: “Thế chả lẽ tôi không được mang chính cái tên bố mẹ đặt cho, mà phải mang tên của người khác ư”. Ông của Bộ Giáo dục bảo: “Chính chúng tôi cũng thấy buồn cười nhưng không có cách nào, đành phải thế vậy, anh đành tạm là người khác vậy”. Tôi chỉ có thể thông cảm chứ không thể chấp nhận. Cuối cùng, nghĩ mãi, tôi đưa cho họ một giải pháp là không cần ghi tên thật, chỉ ghi bút danh thôi. Họ chấp nhận như một lối thoát khả dĩ nhất. Thế là trong tư liệu Bộ giáo dục dùng làm giáo cụ trực quan gửi cho tất cả các trường Trung học cơ sở, tôi chỉ có tên Tạ Duy Anh.

Khi người của Bộ Giáo dục về rồi, tôi cứ ngẫm mãi về chuyện đó, vừa buồn cười vừa bực mình. Và tôi nảy ngay ra tứ truyện với cái tên Người khác. Có một người đàn ông, vì sự lầm lẫn của đám đông mà vô tình trở thành người có lý lịch và gốc gác hoàn toàn khác, khác rất xa so với nguồn gốc xuất thân của anh ta. Lúc đầu anh ta chỉ nghĩ đó như một sự cố. Nhưng sống dưới cái lý lịch của người khác (do đám đông tưởng tượng ra rồi gán cho), anh ta được hưởng không biết bao nhiêu là sự trọng vọng, trở thành người của công chúng, thần tượng của hàng triệu người trẻ tuổi với hàng loạt việc làm phi thường cũng do đám đông tưởng tượng ra rồi gán cho anh ta. Rồi anh ta thấy mình là chính con người khác ấy từ khi nào không biết. Mọi chuyện cứ thế cuốn anh ta ngày một xa gốc gác thật của mình. Anh ta mất dần cơ hội thanh minh anh ta không phải là cái người mà đám đông tưởng tượng. Mỗi khi định làm điều đó, thì có vô số lý do, cả từ bản thân lẫn bên ngoài ngăn cản, không cho anh ta đi đến cùng. Thậm chí mọi người lại coi ngay cái ý định “thành thật” ấy của anh là trò mà chỉ ai là thiên tài rồi mới thích tự nhạo báng mình một cách đáng yêu như vậy. Nhưng rồi một sự cố xảy ra với người bạn thân một thời…khiến lương tâm anh ta bị phán xét nghiêm khắc. Anh ta quyết định cách cuối cùng để trở về là mình: viết cuốn hồi ký. Trong cuốn hồi ký đó anh ta kể lại toàn bộ sự thật, rằng bố anh ta chẳng phải là ông tai to mặt lớn nào cả, mà chỉ là ông dân cày. Bản thân anh ta cũng chẳng có tí tài cán nào như mọi người vẫn nghĩ. Viết xong anh ta quyết định đem đến một nhà xuất bản có tay giám đốc là chỗ quen biết. Ông giám đốc lúc đầu tưởng anh ta sắp có tác phẩm mới, đón tiếp nồng hậu với ý định sẽ in số lượng cực lớn. Nhưng khi biết nội dung là bản thú nhận về nguồn gốc thật của anh ta, thì tay giám đốc không dám in vì không thể trở thành kẻ đồng phạm làm sụp đổ trước mắt đám đông một thần tượng lớn. Ông giám đốc van xin anh ta tha cho ông, sau khi nói rõ sự tình như vậy. Rằng ông ta không muốn bị nguyền rủa hoặc ăn trứng thối vì đã bôi nhọ thần tượng của hàng triệu người. Đám đông sẽ không tha cho ông ta. Nghe xong, anh ta lên cơn khùng điên và đấm ông giám đốc đến chết ngất vì không cho anh ta cơ hội cuối cùng để trở về là chính anh ta…

Đại loại truyện có nội dung như vậy. Những gì tôi gán ghép cho nhân vật phần lớn lấy từ chính bản thân tôi. Khi viết tôi chỉ nghĩ đến mình, nhất là tình tiết nhập học muộn và bị thêu dệt là con ông lớn. Những hành động của nhân vật cũng lấy từ chính những việc tôi làm trong thời gian học ở trường trung cấp Nghiệp vụ và Kỹ thuật tại phố Thia, Hòa Bình.

Nói tóm lại, truyện ngắn Người khác là hình thức tôi tự nhại chính mình.

Hồi đó báo Gia đình và xã hội là tờ mới nổi, có một số lượng độc giả khá đông, thuộc tờ báo hót (đó là lý do tôi chọn báo GĐvà XH in truyện và còn vì nhuận bút ở đó cũng thuộc vào loại cao). Vì thế khi báo ra, chỉ vài tiếng đồng hồ sau đã ồn lên tin đồn tôi viết truyện ám chỉ một nhân vật cỡ bự, có lý lịch y hệt với lý lịch nhân vật của tôi, giống tới 90%-như lời một cán bộ ngành Văn hóa tư tưởng-nhất là chi tiết trồng sắn, vì nhân vật cỡ bự kia xuất thân từ nghề lâm nghiệp. Tổng biên tập báo là nhà thơ Trần Quang Quý, có tên trong đoàn đi thăm quan Hoa Kỳ với tôi, nửa đêm gọi cho tôi, giọng lo lắng cứ hỏi xem khi viết có nghĩ tí gì đến nhân vật bự nào không. Tôi bật cười bảo rằng, của đáng tội tôi chỉ nghĩ đến đàn bà thôi. Ông tổng biên tập sau đó bỏ chuyến đi Hoa Kỳ theo lời khuyên của lãnh đạo Bộ, vì sợ ở nhà có chuyện gì không ai lo nổi. Trong khi đó, qua một số người làm nhiệm vụ bắn tin, thì cơ quan chức năng sẽ “Quyết không tha cho TDA lần này”. Ai nói, nói trong hoàn cảnh nào thì tôi không biết. Nhưng tôi biết đã có ý kiến nghiêm túc đề nghị truy tố tôi vì tội lợi dụng tự do sáng tác để bôi nhọ lãnh đạo. Họ còn nói tên cụ thể của người đưa ra đề nghị đó. Tôi nghe và biết vậy, không bợn lên chút lo sợ nào. Nhưng buồn cười nhất là một buổi Sáng tôi đang ngồi viết thì Vũ Hữu Sự gọi điện, thoại và khi nghe tôi trả lời, ông vẫn hốt hoảng hỏi lại: “Có đúng là tiên sinh đấy không?” Tôi đáp: Không là tôi thì là ai, tiên sinh đang gọi cho tôi hay gọi ai? “ Tôi gọi cho ông, nhưng ông vẫn đang ngồi ở nhà đấy chứ?” Tôi bật cười khiến Vũ Hữu Sự thanh minh: “Vì tôi đang đi trên đường thì ông T.B.H gọi giật lại bảo TDA vừa bị bắt, chính ông ta trông thấy. Tôi bảo với T.B.H là lúc đầu buổi sáng nay tôi còn thấy TDA đưa con đi học, làm gì có chuyện ấy. T.B.H cả quyết: Vừa bắt rồi, bằng xe Ba-đờ-sốc, tin tôi đi. Ông ấy bảo ông bị bắt vì truyện ngắn Người khác”.

Vũ Hữu Sự nói xong thì thở phào.

Giờ đây nhớ lại chuyện này, lần nào tôi cũng không nhịn được cười phá lên. Mới thấy chơi văn chương cũng… nguy hiểm như chơi dao vậy!

http://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2013/11/11/nho-lai-de-cuoi/

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

BÀI POST CUỐI TRONG NGÀY : NHỚ LẠI ĐỂ CƯỜI

Cách đây hơn chục năm, nếu không nhầm thì đó là vào dịp Tết năm 2002, tôi xuýt nữa thì gặp “nạn văn chương” chỉ vì một cái truyện ngắn tên là Người khác, in ở

TẠ DUY ANH

Nhà văn Tạ Duy Anh

Nhà văn Tạ Duy Anh

Cách đây hơn chục năm, nếu không nhầm thì đó là vào dịp Tết năm 2002, tôi xuýt nữa thì gặp “nạn văn chương” chỉ vì một cái truyện ngắn tên là Người khác, in ở số tết năm 2002 của báo Gia đình và xã hội. Đó là cả một câu chuyện khôi hài có lẽ chỉ xảy ra ở nước ta. Nguyên do là thế này. Tôi có một truyện thiếu nhi được đưa vào giảng dậy chính thức ở trường phổ thông, sách ngữ văn lớp sáu, chương trình cải cách. Để phục vụ mục đích giảng dạy, Bộ giáo dục chủ trương làm bộ ảnh chân dung cỡ lớn những tác giả có tác phẩm trong sách giáo khoa, kèm theo tiểu sử in ở một tờ áp phích riêng. Lần ấy có Tố Hữu, Đoàn Giỏi, Nguyễn Tuân, Trần Đăng Khoa, Đích-ken, A. Đô-đê…và tôi, khoảng trên dưới chục người. Ảnh thì có người đến tận nhà chụp. Tiểu sử thì do một ông tiến sỹ được thuê viết tóm tắt từng người, kèm theo ít tác phẩm. Vì cẩn thận nên những người thực hiện bèn đưa bản in thử lại cho tôi kiểm tra giúp lần cuối xem có sai sót gì không. Chính vì thế mà tôi phát hiện ra họ ghi sai tên thật của tôi. Tên bố mẹ đặt cho tôi là Tạ Viết Đãng, thì trong phần tiểu sử ghi là Tạ Viết Dũng. Hóa ra do họ lấy theo Kỷ yếu Hội nhà văn. Tôi bèn lấy bút sửa lại, coi đó như cơ hội đính chính tên mình. Người của Bộ giáo dục cảm ơn tôi, rối rít bảo nếu không có tôi thì họ lại làm sai theo quyển Kỷ yếu, tức là sai lần thứ hai. Nhưng chỉ vài hôm sau thì chính ông ta, lần này có thêm người nữa, quay lại, mặt phiền muộn bảo với tôi: “Chúng tôi nghĩ kỹ rồi, không thể sửa được, anh đành mang tên thật là Dũng thôi”. Tôi hỏi: “Sao lại kỳ thế?”. Ông ta giải thích: “Kỷ yếu của Hội nhà văn in là Dũng, mọi người đều nghĩ tên anh là Dũng, nay nếu chúng tôi sửa thành Đãng, thì họ không nghĩ Hội nhà văn sai, mà nghĩ chúng tôi làm ẩu, chỉ có việc chép lại cái tên cũng không xong. Chắc chắn họ sẽ nghĩ như vậy mà chúng tôi thì không thanh minh được”. Tôi nghe xong thì muốn cười phá lên. Tôi bảo bằng giọng vui đùa: “Thế chả lẽ tôi không được mang chính cái tên bố mẹ đặt cho, mà phải mang tên của người khác ư”. Ông của Bộ Giáo dục bảo: “Chính chúng tôi cũng thấy buồn cười nhưng không có cách nào, đành phải thế vậy, anh đành tạm là người khác vậy”. Tôi chỉ có thể thông cảm chứ không thể chấp nhận. Cuối cùng, nghĩ mãi, tôi đưa cho họ một giải pháp là không cần ghi tên thật, chỉ ghi bút danh thôi. Họ chấp nhận như một lối thoát khả dĩ nhất. Thế là trong tư liệu Bộ giáo dục dùng làm giáo cụ trực quan gửi cho tất cả các trường Trung học cơ sở, tôi chỉ có tên Tạ Duy Anh.

Khi người của Bộ Giáo dục về rồi, tôi cứ ngẫm mãi về chuyện đó, vừa buồn cười vừa bực mình. Và tôi nảy ngay ra tứ truyện với cái tên Người khác. Có một người đàn ông, vì sự lầm lẫn của đám đông mà vô tình trở thành người có lý lịch và gốc gác hoàn toàn khác, khác rất xa so với nguồn gốc xuất thân của anh ta. Lúc đầu anh ta chỉ nghĩ đó như một sự cố. Nhưng sống dưới cái lý lịch của người khác (do đám đông tưởng tượng ra rồi gán cho), anh ta được hưởng không biết bao nhiêu là sự trọng vọng, trở thành người của công chúng, thần tượng của hàng triệu người trẻ tuổi với hàng loạt việc làm phi thường cũng do đám đông tưởng tượng ra rồi gán cho anh ta. Rồi anh ta thấy mình là chính con người khác ấy từ khi nào không biết. Mọi chuyện cứ thế cuốn anh ta ngày một xa gốc gác thật của mình. Anh ta mất dần cơ hội thanh minh anh ta không phải là cái người mà đám đông tưởng tượng. Mỗi khi định làm điều đó, thì có vô số lý do, cả từ bản thân lẫn bên ngoài ngăn cản, không cho anh ta đi đến cùng. Thậm chí mọi người lại coi ngay cái ý định “thành thật” ấy của anh là trò mà chỉ ai là thiên tài rồi mới thích tự nhạo báng mình một cách đáng yêu như vậy. Nhưng rồi một sự cố xảy ra với người bạn thân một thời…khiến lương tâm anh ta bị phán xét nghiêm khắc. Anh ta quyết định cách cuối cùng để trở về là mình: viết cuốn hồi ký. Trong cuốn hồi ký đó anh ta kể lại toàn bộ sự thật, rằng bố anh ta chẳng phải là ông tai to mặt lớn nào cả, mà chỉ là ông dân cày. Bản thân anh ta cũng chẳng có tí tài cán nào như mọi người vẫn nghĩ. Viết xong anh ta quyết định đem đến một nhà xuất bản có tay giám đốc là chỗ quen biết. Ông giám đốc lúc đầu tưởng anh ta sắp có tác phẩm mới, đón tiếp nồng hậu với ý định sẽ in số lượng cực lớn. Nhưng khi biết nội dung là bản thú nhận về nguồn gốc thật của anh ta, thì tay giám đốc không dám in vì không thể trở thành kẻ đồng phạm làm sụp đổ trước mắt đám đông một thần tượng lớn. Ông giám đốc van xin anh ta tha cho ông, sau khi nói rõ sự tình như vậy. Rằng ông ta không muốn bị nguyền rủa hoặc ăn trứng thối vì đã bôi nhọ thần tượng của hàng triệu người. Đám đông sẽ không tha cho ông ta. Nghe xong, anh ta lên cơn khùng điên và đấm ông giám đốc đến chết ngất vì không cho anh ta cơ hội cuối cùng để trở về là chính anh ta…

Đại loại truyện có nội dung như vậy. Những gì tôi gán ghép cho nhân vật phần lớn lấy từ chính bản thân tôi. Khi viết tôi chỉ nghĩ đến mình, nhất là tình tiết nhập học muộn và bị thêu dệt là con ông lớn. Những hành động của nhân vật cũng lấy từ chính những việc tôi làm trong thời gian học ở trường trung cấp Nghiệp vụ và Kỹ thuật tại phố Thia, Hòa Bình.

Nói tóm lại, truyện ngắn Người khác là hình thức tôi tự nhại chính mình.

Hồi đó báo Gia đình và xã hội là tờ mới nổi, có một số lượng độc giả khá đông, thuộc tờ báo hót (đó là lý do tôi chọn báo GĐvà XH in truyện và còn vì nhuận bút ở đó cũng thuộc vào loại cao). Vì thế khi báo ra, chỉ vài tiếng đồng hồ sau đã ồn lên tin đồn tôi viết truyện ám chỉ một nhân vật cỡ bự, có lý lịch y hệt với lý lịch nhân vật của tôi, giống tới 90%-như lời một cán bộ ngành Văn hóa tư tưởng-nhất là chi tiết trồng sắn, vì nhân vật cỡ bự kia xuất thân từ nghề lâm nghiệp. Tổng biên tập báo là nhà thơ Trần Quang Quý, có tên trong đoàn đi thăm quan Hoa Kỳ với tôi, nửa đêm gọi cho tôi, giọng lo lắng cứ hỏi xem khi viết có nghĩ tí gì đến nhân vật bự nào không. Tôi bật cười bảo rằng, của đáng tội tôi chỉ nghĩ đến đàn bà thôi. Ông tổng biên tập sau đó bỏ chuyến đi Hoa Kỳ theo lời khuyên của lãnh đạo Bộ, vì sợ ở nhà có chuyện gì không ai lo nổi. Trong khi đó, qua một số người làm nhiệm vụ bắn tin, thì cơ quan chức năng sẽ “Quyết không tha cho TDA lần này”. Ai nói, nói trong hoàn cảnh nào thì tôi không biết. Nhưng tôi biết đã có ý kiến nghiêm túc đề nghị truy tố tôi vì tội lợi dụng tự do sáng tác để bôi nhọ lãnh đạo. Họ còn nói tên cụ thể của người đưa ra đề nghị đó. Tôi nghe và biết vậy, không bợn lên chút lo sợ nào. Nhưng buồn cười nhất là một buổi Sáng tôi đang ngồi viết thì Vũ Hữu Sự gọi điện, thoại và khi nghe tôi trả lời, ông vẫn hốt hoảng hỏi lại: “Có đúng là tiên sinh đấy không?” Tôi đáp: Không là tôi thì là ai, tiên sinh đang gọi cho tôi hay gọi ai? “ Tôi gọi cho ông, nhưng ông vẫn đang ngồi ở nhà đấy chứ?” Tôi bật cười khiến Vũ Hữu Sự thanh minh: “Vì tôi đang đi trên đường thì ông T.B.H gọi giật lại bảo TDA vừa bị bắt, chính ông ta trông thấy. Tôi bảo với T.B.H là lúc đầu buổi sáng nay tôi còn thấy TDA đưa con đi học, làm gì có chuyện ấy. T.B.H cả quyết: Vừa bắt rồi, bằng xe Ba-đờ-sốc, tin tôi đi. Ông ấy bảo ông bị bắt vì truyện ngắn Người khác”.

Vũ Hữu Sự nói xong thì thở phào.

Giờ đây nhớ lại chuyện này, lần nào tôi cũng không nhịn được cười phá lên. Mới thấy chơi văn chương cũng… nguy hiểm như chơi dao vậy!

http://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2013/11/11/nho-lai-de-cuoi/

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm