Trang lá cải

11điều đúc rút được của nhà báo Mỹ sau 1 năm sống ở Nhật Bản

Sau 1 năm sống ở Nhật Bản, Amy Chavez – một nhà báo người Mỹ đã quan sát kỹ lưỡng và rút ra những kết luận về đất nước mặt trời mọc này.
Sau 1 năm sống ở Nhật Bản, Amy Chavez – một nhà báo người Mỹ đã quan sát kỹ lưỡng và rút ra những kết luận về đất nước mặt trời mọc này.



(Ảnh: Internet)

Khi đặt chân đến Nhật Bản lần đầu tiên, thật khó để không bị ấn tượng bởi trật tự xã hội và hiệu suất làm việc ở đất nước này. Các đường phố rất sạch sẽ, xe lửa chạy đúng giờ, người dân yên tĩnh và lịch sự.

Ngay cả những chuyến đi ngắn đến Nhật Bản cũng có thể trở thành một trải nghiệm thay đổi cuộc sống, khi quay trở về, các du khách đã thay đổi rất nhiều.

Sau 1 năm sống ở đảo Shiraishi, trò chuyện với khách du lịch và những người sống ở Nhật Bản, Amy Chavez – một nhà báo người Mỹ đã quan sát kỹ lưỡng và rút ra những kết luận dưới đây về đất nước mặt trời mọc này:

1. Luôn hồi đáp lại ân huệ, dù đó là chuyện gì đi nữa

Tại Nhật Bản, bạn sẽ nhanh chóng không chỉ học được cách nhận sự giúp đỡ từ người khác mà còn cách hồi đáp lại. Có lẽ bạn chưa từng viết lời cảm ơn hay mua thiệp sinh nhật mà không gửi? Người Nhật sẽ không làm vậy! Hồi đáp lại ân huệ là điều rất quan trọng để tạo một mối quan hệ tốt đẹp.

Mặt khác, hồi đáp ân huệ không cần phải có giá trị như nhau. Ví dụ, nếu ai đó giúp bạn chuyển chiếc ghế sofa mới vào nhà, bạn có thể chỉ cần mua cho họ một lon nước giải khát để thể hiện lòng biết ơn của mình.


(Ảnh: Internet)

2. Cảm ơn người giúp đỡ khi gặp họ lần tới

Người Nhật luôn nhớ nói lời cảm ơn khi họ gặp người giúp đỡ mình vào lần tới. Có vẻ hơi khách sáo, nhưng quả là dễ chịu khi được nghe ai đó nói rằng “Này, cảm ơn vì hôm trước bạn đã giúp mình chuyển ghế sofa nhé!”. Điều này thật tốt đẹp!

3. Thái độ lịch sự vượt xa lời nói “cảm ơn” và “tạm biệt”

Lịch sự và hành xử tinh tế rất quan trọng trong văn hóa Nhật Bản. Nếu bạn dừng lại trên đường phố để hỏi đường, bạn sẽ nhận được một bản đồ chi tiết được vẽ bởi một người qua đường, hay một người bán hàng có thể tạm để cửa hàng của họ đó để dẫn bạn đi tới con đường đúng. Lịch sự nghĩa là thấm nhuần lòng vị tha của bạn – khi bạn giúp đỡ người khác, đừng nghĩ rằng: “Mình được lợi gì nhỉ?”.

4. Nghĩ đến người khác trước

Cách tốt nhất để thể hiện cho người khác thấy rằng họ quan trọng đối với bạn như thế nào là nghĩ đến họ trước tiên. Lấy cho bạn bè miếng bánh lớn nhất, nhường cho họ hàng chỗ ngồi tốt nhất trong nhà hàng, nhường cho khách đứng ở vị trí trung tâm của bức ảnh khi chụp hình, hay nướng bánh và chia sẻ nó với những người hàng xóm là một phần trong cuộc sống hằng ngày ở Nhật Bản.

Thậm chí có những chỗ ngồi đặc biệt dành cho khách trong một ngôi nhà truyền thống Nhật Bản. Những chiếc ghế được đặt phía trước hốc tường tokonoma, nơi đặt các tác phẩm nghệ thuật Nhật Bản đẹp nhất như: tranh treo tường, gốm sứ, bình hoa, v.v…


(Ảnh: Internet)

5. Quan tâm đến tất cả mọi người trong nhóm. Không ai bị loại ra!

Ở Nhật không có chuyện ra ngoài uống nước hay tiệc tùng chỉ với vài đồng nghiệp. Tất cả mọi người tại sở làm sẽ được mời. Sẽ không có những khoảnh khắc khó xử khi một số người nhận ra rằng họ không được mời tới dự tiệc. Tất cả những người có mặt đều được chụp ảnh mà không cần quan tâm liệu đó có phải là thành viên trong gia đình, bạn bè hay không. Nghĩ đến tất cả mọi người sẽ giúp bạn đối xử khoan dung với những người khác.

6. Tôn trọng tài sản của người khác


Có một câu thành ngữ tiếng Anh: “Ai tìm ra thì được, ai để mất thì khóc” (“Finders keepers, losers weepers”). Nhưng ở Nhật bản thì không! Nếu ai đó làm rơi một cái ô hay đồ vật hữu ích trên vỉa hè họ chắc chắn sẽ tìm thấy nó, họ sẽ tìm thấy nó ở vị trí đánh rơi hay trên băng ghế gần nhất khi họ quay lại tìm. Lấy những thứ của người khác là điều sai trái.


(Ảnh: Internet)
7. Đã hứa thì phải thực hiện

Ở Nhật Bản, khi một người hứa sẽ làm gì đó, họ sẽ thực hiện. Họ sẽ không quên điều đó cho dù bất kể chuyện gì xảy ra! Họ sẽ tham dự sự kiện của bạn ngay cả khi trời đổ mưa. Không đến một sự kiện mà không thông báo là hành vi không được tha thứ – bạn nên gọi trước để báo rằng bạn không thể tham dự được và xin lỗi vì điều này, hoặc bạn có thể ủy quyền cho người khác đến.

8. Người Nhật rất biết lắng nghe

Người Nhật sẽ luôn cho bạn cơ hội để bạn thể hiện quan điểm của mình trước, họ là những người rất biết lắng nghe. Việc lắng nghe người khác và không tranh giành quyền kiểm soát cuộc hội thoại là điều rất quan trọng. Bằng cách này, bạn sẽ trở nên khoan dung hơn và ít phán xét người khác hơn khi bạn cố gắng để hiểu được quan điểm của họ. Cho dù là bất cứ chủ đề nào, người Nhật có xu hướng để thảo luận về nó chứ không phải là tranh luận và áp đặt quan điểm của mình vào người khác.


(Ảnh: Internet)

9. Người Nhật rất thanh lịch

Nếu chỉ dùng một từ để miêu tả người Nhật thì đó là “thanh lịch”. Tất cả các tầng lớp xã hội, không phân biệt nguồn gốc và thu nhập, họ đều hành xử rất thanh lịch. Ví dụ, họ không dùng ngón tay trỏ để chỉ vào một người hay một vật. Thay vào đó, họ sẽ làm một động tác tay rất tinh tế. Họ ăn mặc lịch sự, chào đón tất cả mọi người với một nụ cười và đưa đồ cho người khác bằng cả 2 tay.

Xã hội Nhật Bản đánh giá cao sự khiêm nhường và giản dị. Mọi người có thể đứng đợi trong một hàng dài mà không hề tức giận hay than vãn. Không có ẩu đả trên đường, không nói lớn tiếng. Không có vẻ mặt như muốn đe dọa “tránh ra hoặc ăn đòn”.

Du khách cảm thấy khá thoải mái khi ở Nhật Bản và sẵn sàng để hít thở không khí yên bình.


(Ảnh: Internet)

10. Người Nhật là những công dân có trách nhiệm

Trong trận bóng đá World Cup ở Brazil năm 2014, các fan Nhật Bản khiến tất cả mọi người phải ngạc nhiên khi dọn sạch khu vực của họ tại sân vận động. Nếu bạn đã từng đến Nhật Bản, điều này không có gì ngạc nhiên cho lắm vì người Nhật luôn dọn sạch sẽ chỗ của họ sau khi đứng dậy. Ngay cả trong mùa hoa anh đào khi họ đi dã ngoại trong công viên, bạn sẽ không tìm thấy một ly nước vứt trên cỏ xanh.

11. Người Nhật luôn đúng giờ

Một trong những bài học sâu sắc mà người nước ngoài học được tại Nhật Bản là tầm quan trọng của việc đúng giờ. Điều này thể hiện sự tôn trọng người khác và là lý do tại sao tất cả mọi việc đều trở nên đáng tin cậy và hiệu quả hơn ở đất nước này.

Theo trithucvn

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

11điều đúc rút được của nhà báo Mỹ sau 1 năm sống ở Nhật Bản

Sau 1 năm sống ở Nhật Bản, Amy Chavez – một nhà báo người Mỹ đã quan sát kỹ lưỡng và rút ra những kết luận về đất nước mặt trời mọc này.
Sau 1 năm sống ở Nhật Bản, Amy Chavez – một nhà báo người Mỹ đã quan sát kỹ lưỡng và rút ra những kết luận về đất nước mặt trời mọc này.



(Ảnh: Internet)

Khi đặt chân đến Nhật Bản lần đầu tiên, thật khó để không bị ấn tượng bởi trật tự xã hội và hiệu suất làm việc ở đất nước này. Các đường phố rất sạch sẽ, xe lửa chạy đúng giờ, người dân yên tĩnh và lịch sự.

Ngay cả những chuyến đi ngắn đến Nhật Bản cũng có thể trở thành một trải nghiệm thay đổi cuộc sống, khi quay trở về, các du khách đã thay đổi rất nhiều.

Sau 1 năm sống ở đảo Shiraishi, trò chuyện với khách du lịch và những người sống ở Nhật Bản, Amy Chavez – một nhà báo người Mỹ đã quan sát kỹ lưỡng và rút ra những kết luận dưới đây về đất nước mặt trời mọc này:

1. Luôn hồi đáp lại ân huệ, dù đó là chuyện gì đi nữa

Tại Nhật Bản, bạn sẽ nhanh chóng không chỉ học được cách nhận sự giúp đỡ từ người khác mà còn cách hồi đáp lại. Có lẽ bạn chưa từng viết lời cảm ơn hay mua thiệp sinh nhật mà không gửi? Người Nhật sẽ không làm vậy! Hồi đáp lại ân huệ là điều rất quan trọng để tạo một mối quan hệ tốt đẹp.

Mặt khác, hồi đáp ân huệ không cần phải có giá trị như nhau. Ví dụ, nếu ai đó giúp bạn chuyển chiếc ghế sofa mới vào nhà, bạn có thể chỉ cần mua cho họ một lon nước giải khát để thể hiện lòng biết ơn của mình.


(Ảnh: Internet)

2. Cảm ơn người giúp đỡ khi gặp họ lần tới

Người Nhật luôn nhớ nói lời cảm ơn khi họ gặp người giúp đỡ mình vào lần tới. Có vẻ hơi khách sáo, nhưng quả là dễ chịu khi được nghe ai đó nói rằng “Này, cảm ơn vì hôm trước bạn đã giúp mình chuyển ghế sofa nhé!”. Điều này thật tốt đẹp!

3. Thái độ lịch sự vượt xa lời nói “cảm ơn” và “tạm biệt”

Lịch sự và hành xử tinh tế rất quan trọng trong văn hóa Nhật Bản. Nếu bạn dừng lại trên đường phố để hỏi đường, bạn sẽ nhận được một bản đồ chi tiết được vẽ bởi một người qua đường, hay một người bán hàng có thể tạm để cửa hàng của họ đó để dẫn bạn đi tới con đường đúng. Lịch sự nghĩa là thấm nhuần lòng vị tha của bạn – khi bạn giúp đỡ người khác, đừng nghĩ rằng: “Mình được lợi gì nhỉ?”.

4. Nghĩ đến người khác trước

Cách tốt nhất để thể hiện cho người khác thấy rằng họ quan trọng đối với bạn như thế nào là nghĩ đến họ trước tiên. Lấy cho bạn bè miếng bánh lớn nhất, nhường cho họ hàng chỗ ngồi tốt nhất trong nhà hàng, nhường cho khách đứng ở vị trí trung tâm của bức ảnh khi chụp hình, hay nướng bánh và chia sẻ nó với những người hàng xóm là một phần trong cuộc sống hằng ngày ở Nhật Bản.

Thậm chí có những chỗ ngồi đặc biệt dành cho khách trong một ngôi nhà truyền thống Nhật Bản. Những chiếc ghế được đặt phía trước hốc tường tokonoma, nơi đặt các tác phẩm nghệ thuật Nhật Bản đẹp nhất như: tranh treo tường, gốm sứ, bình hoa, v.v…


(Ảnh: Internet)

5. Quan tâm đến tất cả mọi người trong nhóm. Không ai bị loại ra!

Ở Nhật không có chuyện ra ngoài uống nước hay tiệc tùng chỉ với vài đồng nghiệp. Tất cả mọi người tại sở làm sẽ được mời. Sẽ không có những khoảnh khắc khó xử khi một số người nhận ra rằng họ không được mời tới dự tiệc. Tất cả những người có mặt đều được chụp ảnh mà không cần quan tâm liệu đó có phải là thành viên trong gia đình, bạn bè hay không. Nghĩ đến tất cả mọi người sẽ giúp bạn đối xử khoan dung với những người khác.

6. Tôn trọng tài sản của người khác


Có một câu thành ngữ tiếng Anh: “Ai tìm ra thì được, ai để mất thì khóc” (“Finders keepers, losers weepers”). Nhưng ở Nhật bản thì không! Nếu ai đó làm rơi một cái ô hay đồ vật hữu ích trên vỉa hè họ chắc chắn sẽ tìm thấy nó, họ sẽ tìm thấy nó ở vị trí đánh rơi hay trên băng ghế gần nhất khi họ quay lại tìm. Lấy những thứ của người khác là điều sai trái.


(Ảnh: Internet)
7. Đã hứa thì phải thực hiện

Ở Nhật Bản, khi một người hứa sẽ làm gì đó, họ sẽ thực hiện. Họ sẽ không quên điều đó cho dù bất kể chuyện gì xảy ra! Họ sẽ tham dự sự kiện của bạn ngay cả khi trời đổ mưa. Không đến một sự kiện mà không thông báo là hành vi không được tha thứ – bạn nên gọi trước để báo rằng bạn không thể tham dự được và xin lỗi vì điều này, hoặc bạn có thể ủy quyền cho người khác đến.

8. Người Nhật rất biết lắng nghe

Người Nhật sẽ luôn cho bạn cơ hội để bạn thể hiện quan điểm của mình trước, họ là những người rất biết lắng nghe. Việc lắng nghe người khác và không tranh giành quyền kiểm soát cuộc hội thoại là điều rất quan trọng. Bằng cách này, bạn sẽ trở nên khoan dung hơn và ít phán xét người khác hơn khi bạn cố gắng để hiểu được quan điểm của họ. Cho dù là bất cứ chủ đề nào, người Nhật có xu hướng để thảo luận về nó chứ không phải là tranh luận và áp đặt quan điểm của mình vào người khác.


(Ảnh: Internet)

9. Người Nhật rất thanh lịch

Nếu chỉ dùng một từ để miêu tả người Nhật thì đó là “thanh lịch”. Tất cả các tầng lớp xã hội, không phân biệt nguồn gốc và thu nhập, họ đều hành xử rất thanh lịch. Ví dụ, họ không dùng ngón tay trỏ để chỉ vào một người hay một vật. Thay vào đó, họ sẽ làm một động tác tay rất tinh tế. Họ ăn mặc lịch sự, chào đón tất cả mọi người với một nụ cười và đưa đồ cho người khác bằng cả 2 tay.

Xã hội Nhật Bản đánh giá cao sự khiêm nhường và giản dị. Mọi người có thể đứng đợi trong một hàng dài mà không hề tức giận hay than vãn. Không có ẩu đả trên đường, không nói lớn tiếng. Không có vẻ mặt như muốn đe dọa “tránh ra hoặc ăn đòn”.

Du khách cảm thấy khá thoải mái khi ở Nhật Bản và sẵn sàng để hít thở không khí yên bình.


(Ảnh: Internet)

10. Người Nhật là những công dân có trách nhiệm

Trong trận bóng đá World Cup ở Brazil năm 2014, các fan Nhật Bản khiến tất cả mọi người phải ngạc nhiên khi dọn sạch khu vực của họ tại sân vận động. Nếu bạn đã từng đến Nhật Bản, điều này không có gì ngạc nhiên cho lắm vì người Nhật luôn dọn sạch sẽ chỗ của họ sau khi đứng dậy. Ngay cả trong mùa hoa anh đào khi họ đi dã ngoại trong công viên, bạn sẽ không tìm thấy một ly nước vứt trên cỏ xanh.

11. Người Nhật luôn đúng giờ

Một trong những bài học sâu sắc mà người nước ngoài học được tại Nhật Bản là tầm quan trọng của việc đúng giờ. Điều này thể hiện sự tôn trọng người khác và là lý do tại sao tất cả mọi việc đều trở nên đáng tin cậy và hiệu quả hơn ở đất nước này.

Theo trithucvn

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm