Tin nóng trong ngày

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhát 09 -5 -2024:

xxx

HoaLuc 5
********

Vì sao Serbia là quốc gia châu Âu đặc biệt quan trọng với Trung Quốc?

Trọng Thành

Năm năm kể từ đầu đại dịch Covid, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên công du châu Âu đầu tháng 5/2024. Serbia, quốc gia vùng Tây bán đảo Balkan được chọn làm điểm đến thứ hai, sau nước Pháp. Vì sao quốc gia không phải thành viên Liên Hiệp Châu Âu (EU), với hơn 6 triệu dân này, lại được coi là một đối tác chiến lược của Bắc Kinh ?

Tây Balkan, cánh cửa vào châu Âu của dự án ''Con đường Tơ lụa mới''

Nhà chính trị học người Áo Florent Marciacq, chuyên về khu vực Tây Balkan và các ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc, trong bài viết ‘‘Trung Quốc tại vùng Tây Balkan : ảnh hưởng và các vấn đề chiến lược’’ (trang nhà của viện tư vấn Fondation Jean Jaurès), nhấn mạnh đến việc ‘‘tự thân vùng Tây Balkan không phải là ưu tiên chiến lược của Trung Quốc’’, nhưng khu vực này trở thành chiến lược, do vị trí nằm sát Liên Hiệp Châu Âu, đối tác thương mại số một của Trung Quốc. ‘‘Thâm nhập vào thị trường quan trọng này’’ là mục tiêu số một mà Trung Quốc nhắm đến trong chính sách với Tây Balkan.

Dự án Con đường Tơ lụa mới được coi là trụ cột trong chính sách mở rộng ảnh hưởng trên quy mô toàn cầu của Trung Quốc. Kể từ 2012, khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, nhằm thúc đẩy Con đường Tơ lụa mới với châu Âu, Bắc Kinh khởi động ‘‘sáng kiến 17+1’’, tức cơ chế đối tác giữa Trung Quốc và 17 nước châu Âu, bao gồm 12 thành viên Liên Hiệp Châu Âu và 6 nước Tây Balkan, Albani, Bosnia-Herzegovina, Bắc Macedonia, Montenegro và Serbia (tức bao gồm toàn bộ các nước Tây Bankan, ngoài Kosovo, mà Trung Quốc không công nhận). Khu vực Tây Balkan không nằm trong chính sách riêng của Bắc Kinh, mà là một bộ phận trong ‘‘sáng kiến 17+1’’.

Theo chuyên gia Florent Marciacq, bên cạnh cánh cửa vào thị trường Liên Âu, tính toán của Trung Quốc với khu vực Tây Balkan còn dựa trên triển vọng 6 quốc gia này có thể được kết nạp vào Liên Hiệp Châu Âu, ‘‘về lâu dài, có thể giúp Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng’’. Củng cố ảnh hưởng với các nước Balkan, thành viên EU tương lai (cùng với một số thành viên Liên Âu), Bắc Kinh sẽ có thể ‘‘thêm bạn bớt thù’’ trong mặt trận phương Tây thân Mỹ trên quy mô toàn cầu đang hình thành, đối đầu Hoa Kỳ với Trung Quốc trong việc dẫn dắt thế giới về các phương diện chính trị, thương mại và công nghệ.

Trong quan hệ với các nước Tây Balkan, Bắc Kinh đặc biệt tập trung đầu tư vào Serbia. Trong tổng số đầu tư cho sáng kiến 17+1 của Trung Quốc với 17 nước châu Âu, ‘‘tín dụng cho Serbia chiếm gần một phần ba’’.

Chính sách đối ngoại của Serbia từ 2008: Trung Quốc là "một trong bốn trụ cột"

Vì sao Serbia là quốc gia châu Âu đặc biệt quan trọng với Trung Quốc ? Bà Marie Krapata, Viện Pháp về Quan hệ Quốc tế (Ifri), chuyên gia về các chính sách châu Âu (trong bài viết ‘‘Quan hệ Trung Quốc -  vùng Balkan : ‘Liên Âu đã hiểu ra tính chất dễ tổn thương của khu vực ngoại vi của mình’ ’’) lưu ý đến chính sách ổn định của các thế lực cầm quyền tại Serbia trong việc thiếp lập quan hệ đối tác với Trung Quốc từ hơn một thập niên. Năm 2008 thường được coi như một cái mốc khởi đầu, khi Beograd dưới thời tổng thống Boris Tadic (2004 – 2012) tìm kiếm các đối tác không công nhận Kosovo như một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Tổng thống Boris Tadic vào thời điểm đó đã xác định Trung Quốc là ‘‘một trong bốn trụ cột của chính sách đối ngoại’’ (cùng với Liên Âu, Nga và Mỹ). Năm 2009, Serbia ký kết một thỏa thuận song phương với Trung Quốc.

Theo chuyên gia Marie Krapata, dự án ‘‘17+1’’ để thúc đẩy Con đường Tơ lụa Mới, được Trung Quốc đặt nhiều kỳ vọng được khởi sự cách nay 10 năm, nay đã vấp phải giới hạn. Nhóm 17 chỉ còn 14, sau khi Litva quyết định rút khỏi cùng với việc cho phép Đài Loan mở cơ quan đại diện không chính thức tại thủ đô Vinius vào năm 2021. Hai nước láng giềng Baltic, Estonia và Latvi, cùng nối gót Litva. Cộng Hòa Séc, có lập trường ủng hộ Đài Loan, cũng giữ khoảng cách với dự án này. Chính quyền Ý, thành viên duy nhất của khối G7, cũng quyết định rút khỏi dự án Con đường Tơ lụa mới cuối năm ngoái. Nước Đức giờ đây cũng đã xem xét lại nhiều hợp tác với Trung Quốc, theo hướng chú trọng nhiều hơn đến an ninh quốc gia. Trong bối cảnh nói trên, Serbia càng trở nên quan trọng hơn với Bắc Kinh.

Nếu như tổng thống Boris Tadic, đảng Dân Chủ cánh tả, đặt nền móng trong giai đoạn đầu tiên của quan hệ với Trung Quốc, thì chính trị gia Aleksandar Vucic, đảng cánh hữu SNS cầm quyền từ năm 2014, đã thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ. 2014 cũng là năm mà Serbia và quốc gia láng giềng Hungary – được coi là đối tác số một của Trung Quốc trong Liên Âu - ký thỏa thuận với Bắc Kinh để hiện đại hóa đường sắt nối hai thủ đô Beograd và Budapest, một phần của dự án Con đường Tơ lụa mới, liên kết với cảng Piraeus do Trung Quốc kiểm soát ở Hy Lạp, Đông bán đảo Balkan. Dự án trị giá hơn 2 tỷ đô la dự kiến sẽ hoàn thành năm 2026.

Chiến tranh Ukraina khiến Tây Balkan càng quan trọng hơn

Trao đổi thương mại Trung Quốc – Serbia tăng gần gấp 100 lần trong hơn một thập niên. Hiện tại Trung Quốc đầu tư khoảng 60 dự án tại Serbia với tổng trị giá 19 tỉ đô la, và là đối tác kinh tế thứ hai sau Đức. Theo chuyên gia Vuk Vuksanovic, trung tâm Belgrade Centre for Security Policy, ‘‘với cuộc chiến tranh ở Ukraina, khu vực đông nam châu Âu (tức bao gồm vùng Tây Balkan) càng trở thành một khu vực quan trọng hơn nữa để xâm nhập thị trường châu Âu’’.

Bên cạnh kinh tế, một điều quan trọng bậc nhất khiến quan hệ Serbia – Trung  Quốc được nhà cầm quyền hai bên gọi là tình hữu nghị ‘‘son sắt’’ (ironclad hay ‘‘thiết can’’ trong tiếng Hoa), đó là lãnh đạo Serbia ủng hộ hoàn toàn quan điểm của Bắc Kinh về Đài Loan và Tây Tạng (để đổi lại sự ủng hộ của Trung Quốc về vấn đề Kosovo). Trong một chuyến đi Trung Quốc hồi năm ngoái, lãnh đạo Serbia nói ông tự hào vì Serbia là “quốc gia duy nhất ở châu Âu chưa bao giờ đưa ra tuyên bố chỉ trích hay tấn công Trung Quốc về bất kỳ vấn đề nào”.

Xói mòn niềm tin vào phương Tây... 

Tại Serbia, có những hồi ức thù địch với khối NATO. Trung Quốc nằm ở tâm điểm của chính quá khứ lịch sử nhạy cảm này. Trong cuộc can thiệp quân sự năm 1999 nhằm chặn đứng cuộc tấn công của lực lượng người Serbia chống lại dân quân Albani ủng hộ Kosovo độc lập, phi cơ NATO đã oanh kích vào đại sứ quán Trung Quốc, khiến ba người chết. Sự kiện 25 năm về trước rất ít được nhắc lại ở châu Âu. Phía Hoa Kỳ đã xin lỗi, khẳng định đây là một vụ oanh kích lầm, nhưng đối với Bắc Kinh, đây là điều hệ trọng.

Chuyến công du Serbia của chủ tịch Trung Quốc được tổ chức đúng dịp 25 năm sự kiện này. Theo Le Figaro, Bắc Kinh đã giữ bí mật về thời điểm chuyến đi đến phút chót. Dịp 25 năm sự kiện sứ quán Trung Quốc, tại thủ đô Serbia, trúng bom NATO được Bắc Kinh tổ chức rầm rộ. Theo ông Stefan Vladisavljev, Quỹ BFPE, việc chọn ngày này có ‘‘một ý nghĩa biểu tượng đặc biệt quan trọng’’. Sự kiện này được Bắc Kinh sử dụng để khẳng định Trung Quốc là một quốc gia ‘‘yêu chuộng hòa bình’’, trái ngược với NATO ‘‘bạo lực’’. Đúng ngày đầu tiên ông Tập Cận Bình đến thăm Serbia, nhật báo Politika của Serbia công bố một bài viết của chủ tịch Tập Cận Bình lên án vụ oanh kích nhắm vào sứ quán Trung Quốc cách nay 25 năm.

Chính sách hữu hảo giữa nhà cầm quyền hai nước, các đầu tư lớn của Trung Quốc vào Serbia, cùng các tuyên truyền dường như là một yếu tố khiến đông đảo người dân Serbia có nhiều thiện cảm với Trung Quốc. Theo một thăm dò dư luận, công bố hồi tháng 10/2023, của Viện Các vấn đề Châu Âu có trụ sở tại Beograd, khoảng ba phần tư dân Serbia coi Trung Quốc là ‘‘quốc gia thân thiện’’, hai phần ba hoan nghênh đầu tư vào Trung Quốc. Trong lúc đó tỉ lệ người dân tin tưởng vào Liên Âu có chiều hướng sụt giảm mạnh. Một điều tra hồi năm ngoái cho thấy 46% người Serbia cho rằng quốc gia này sẽ không bao giờ có thể được gia nhập EU (tỉ lệ này là 33% vào năm 2015).  

… và áp đặt ‘‘mô hình kiểm soát xã hội’’ Trung Quốc tại châu Âu

Tại Serbia, song song với các ảnh hưởng kinh tế tăng vọt của Trung Quốc, giới quan sát chú ý đến mô hình kiểm soát xã hội kiểu Trung Quốc dần dần lan rộng, với hệ thống các camera giám sát có mặt khắp nơi.

Bài ‘‘Serbia, con ngựa thành Troa của Trung Quốc, và các công nghệ kiểm soát’ trên Libération, cho biết hệ thống camera do Trung Quốc sản xuất như vậy có mặt tại hầu hết các thành phố lớn của Serbia. Ông Andreij Petrovski, giám đốc kỹ thuật một trung tâm bảo vệ quyền kỹ thuật số, nhấn mạnh việc nhập khẩu kỹ thuật không phải là vấn đề, nhưng nhập khẩu mô hình kiểm soát xã hội của Trung Quốc là điều đáng sợ. Cùng với camera kiểm soát là các hợp tác khác của cảnh sát hai nước với nhiều phương tiện hiện đại như drone, máy đo sinh trắc… khiến cho nhiều người khẳng định giờ đây ''tai mắt Trung Quốc đã có mặt khắp'' quốc gia Tây Balkan này.

Tình bạn son sắt’’ với Trung Quốc và ''con ngựa thành Troa'' đáng sợ

Kiểm soát xã hội độc đoán với công nghệ hiện đại, hoạt động kinh doanh không minh bạch, lợi dụng các tiêu chuẩn xã hội – môi trường bị coi nhẹ để hưởng lợi, ‘‘tình bạn son sắt’’ mà giới cầm quyền Serbia và Trung Quốc gây dựng cùng nhau từ hơn mười năm nay đang ngày càng gây lo ngại tại Serbia, cũng như tại châu Âu nói chung.

Vùng Tây bán đảo Balkan, mà Serbia là một quốc gia chủ chốt, nằm ở khu vực cửa ngõ vào Liên Hiệp Châu Âu. Các quốc gia thuộc địa bàn chiến lược này có nhiều điểm yếu chung trầm trọng, như kinh tế chậm phát triển, các định chế dân chủ - pháp quyền non yếu, nhiều nơi thậm chí gần như vắng mặt, chủ nghĩa dân tộc có ảnh hưởng mạnh.

Từ hơn một thập niên, Trung Quốc có chính sách đầu tư mạnh vào Serbia. Theo nhiều nhà quan sát, việc bám chắc vùng đất có vai trò quan trọng bậc nhất trong nhóm các nước Tây Balkan giúp Trung Quốc phổ biến mô hình xã hội kiểm soát độc đoán, phổ biến lập trường chống phương Tây mang tính hệ thống. Nếu thành công, Trung Quốc sẽ có được một ‘‘con ngựa thành Troa’’ đáng sợ trong nội bộ cộng đồng châu Âu.


************

Mỹ và Liên Âu lo "công xưởng thế giới" Trung Quốc trở lại "lợi hại hơn xưa"

Thu Hằng

Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ hiện đang lo ngại hàng Trung Quốc lại tràn ngập thị trường thế giới. Nhưng nay thách thức ở cấp độ cao hơn, vì Bắc Kinh đã thay đổi chiến lược, tập trung vào các sản phẩm cao cấp để củng cố ngành công nghiệp quốc gia.

Đăng ngày:

4 phút

Tại Paris ngày 06/05/2024, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu lưu ý với chủ tịch Tập Cận Bình rằng Liên Âu « không chấp nhận » tình trạng « thương mại không lành mạnh ». Mỹ cũng cân nhắc tăng thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng Trung Quốc.

Rút bài học cách đây khoảng 10 năm khi nhôm và thép Trung Quốc giá rẻ tràn ngập thị trường châu Âu, Bruxelles không muốn lịch sử lặp lại, bởi vì hệ quả lần này sẽ lớn hơn rất nhiều. Sau nhiều năm kích thích tiêu dùng nội địa, Trung Quốc hiện đổi chiến lược, trở lại làm « công xưởng của thế giới », nhưng tập trung vào các lĩnh vực công nghệ tiên tiến để trở thành một cường quốc xuất khẩu công nghiệp.

Gia tăng sản xuất để bảo đảm việc làm cho người lao động

Tình trạng sản xuất dư thừa so với khả năng tiêu thụ trong nước buộc Bắc Kinh đi tìm những đầu ra mới, bất chấp thua lỗ. Thực vậy, sức mua tại Trung Quốc không còn như trước, tiêu dùng nội địa rất thấp, không trỗi dậy như kỳ vọng của chính phủ sau thời gian bị hạn chế vì đại dịch Covid-19. Chính phủ không có bất kỳ kế hoạch kích cầu nào, thêm vào đó là khủng hoảng địa ốc khiến các hộ gia đình phải « thắt lưng buộc bụng ».

Các kinh tế gia của Rhodium Group, được nhật báo kinh tế Pháp Les Echos trích dẫn ngày 08/05, nhận định « xu hướng hỗ trợ triệt để các nhà sản xuất hơn là người tiêu dùng giúp các doanh nghiệp Trung Quốc tăng khả năng sản xuất dù lợi nhuận thấp mà không sợ bị phá sản như lo ngại của các doanh nghiệp theo nền kinh tế thị trường ». Các nhà máy được vận hành liên tục nhằm tạo công ăn việc làm cho lực lượng nhân công giá rẻ đến từ các vùng nông thôn, miền núi với hy vọng có mức sống cao hơn, theo giải thích của báo mạng Atlantico ngày 08/05.

Nguồn lực này, cùng với nguồn linh kiện dồi dào, hoàn toàn đáp ứng được chiến lược sản xuất ồ ạt để cung ứng cho nhu cầu ở châu Âu cũng như cả thế giới về ô tô điện, pin mặt trời, tua bin điện gió… Kinh tế gia Anthony Morlet-Lavidalie thuộc văn phòng Rexecode lưu ý «Trung Quốc đã trở thành nhà xuất khẩu ô tô lớn nhất thế giới » và « ngày càng mạnh trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác có giá trị thặng dư cao mà trước đây châu Âu luôn vượt trội ».

Tìm thị trường mới để tuồn hàng thừa

Đối với truyền thông nhà nước Trung Quốc, các mặt hàng được xuất khẩu chỉ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, ví dụ giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng và hỗ trợ khách mua ô tô ở châu Âu. Những cơ quan này bao biện rằng những mặt hàng được bán với giá thấp không phải do hỗ trợ của nhà nước, mà là do các doanh nghiệp cải thiện năng lực cạnh tranh.

Nhờ chiến lược này, Trung Quốc đã tự chủ và giảm nhập khẩu hàng hóa từ phương Tây. Nhà nghiên cứu Marc Julienne, giám đốc Trung tâm châu Á, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp, nhắc lại « Trung Quốc mở cửa một số lĩnh vực cho các nước phương Tây khi họ muốn được chuyển giao công nghệ. Nhưng một khi đã tiếp nhận được, họ đóng cửa thị trường ».

Bị động vì chiến lược phản công của Trung Quốc, nhưng Liên Hiệp Châu Âu vẫn thiếu đồng thuận về sách lược đối phó. Tuy nhiên, Bruxelles đã tỏ dấu hiệu cứng rắn hơn khi mở điều tra về một số mặt hàng Trung Quốc bị cáo buộc được trợ giá, như sản phẩm y tế, ô tô điện. Theo báo Les Echos, những diễn biến mới này sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa các bên, thậm chí dẫn đến xung đột thương mại với Trung Quốc.

Thêm vào đó, ngoài Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu, nhiều quốc gia khác, như Brazil, Ấn Độ, Nam Phi, Mêhicô, cũng bắt đầu bất bình vì hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường, cản trở ngành công nghiệp nội địa phát triển. Các chuyên gia kinh tế của Rhodium Group cho rằng, nếu cán cân thương mại tiếp tục mất cân bằng, sự bất bình của các thị trường mới nổi có thể sẽ gia tăng và đó sẽ là một thách thức lớn cho « công xưởng thế giới » Trung Quốc. 


**********

rfi.fr

Mỹ cân nhắc cấp quy chế « kinh tế thị trường » cho Việt Nam

Minh Anh

Hôm nay, 08/05/2024, bộ Thương Mại Mỹ nghe điều trần về việc có nên công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường hay không. Đây được xem như là một nỗ lực của tổng thống Joe Biden nhằm lôi kéo Việt Nam lại gần hơn với tư cách là một đối tác chiến lược. Tuy nhiên, nỗ lực này đi ngược với mong muốn của ông thu hút phiếu bầu của giới công đoàn Mỹ.

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

2 phút

Theo Reuters, bộ Thương Mại sẽ nghe tranh luận giữa các nhà sản xuất thép, các nhà nuôi tôm Bờ Vịnh, bên phản đối cấp quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam, với ông Ted Osius, lãnh đạo Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, cơ quan ủng hộ cấp quy chế.

Liên minh tôm miền Nam tại Mỹ, bao gồm ngư dân và các nhà chế biến phản đối việc cấp quy chế kinh tế thị trường, viện dẫn các rào cản từ chính quyền Việt Nam về quyền sở hữu đất đai, luật lao động yếu kém. Việc nâng cấp quy chế sẽ dẫn đến việc tôm nhập khẩu thấp sẽ được đánh thuế thấp hơn, gây thiệt hại cho các thành viên của Liên minh.

Năm nay, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ gia hạn thuế chống bán phá giá 25,76% đối với tôm nuôi đông lạnh từ Việt Nam, nhưng chỉ ở mức 5,34% đối với tôm nhập khẩu từ Thái Lan, một quốc gia được công nhận là nền kinh tế thị trường.

Các nhà sản xuất thép còn cho rằng sự thay đổi này sẽ « làm xói mòn cơ sở sản xuất trong nước, làm suy yếu khả năng phục hồi chuỗi cung ứng của Mỹ và củng cố vai trò của Việt Nam như là một kênh dẫn dòng hàng hóa Trung Quốc được buôn bán không công bằng ».

Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Ted Osius, « Việt Nam đã có nền kinh tế thị trường , đáp ứng các tiêu chí quan trọng như khả năng chuyển đổi tiền tệ và sẵn sàng để được công nhận quy chế đúng như vậy."

Phía Việt Nam cũng đưa ra các lập luận là đã tiến hành nhiều cải cách kinh tế gần đây, đồng thời cho rằng việc Washington tiếp tục duy trì quy chế « nền kinh tế phi thị trường » có thể làm tổn hại đến mối quan hệ song phương ngày càng chặt chẽ với Việt Nam, mà Mỹ muốn xem như là đối trọng với Trung Quốc.

Hiện tại Việt Nam bị Hoa Kỳ xếp cùng với Trung Quốc, Nga, Belarus, Azerbaijan và 9 quốc gia khác trong danh sách các nền kinh tế phi thị trường và phải chịu thuế cao đối với hàng xuất khẩu sang Mỹ."


***********

voatiengviet.com

Anh nói sẽ trục xuất tùy viên quốc phòng Nga vì ‘hoạt động ác ý’

Reuters

Anh sẽ trục xuất tùy viên quốc phòng Nga, xóa bỏ tư cách ngoại giao khỏi một số tài sản và hạn chế thời hạn thị thực ngoại giao của Nga để đáp trả điều mà Bộ trưởng Nội vụ James Cleverly gọi là “hoạt động ác ý” của Moscow.

Phát biểu trước quốc hội hôm thứ Tư (8/5), ông Cleverly nói Anh đã là “một môi trường hoạt động cực kỳ thách thức đối với các cơ quan tình báo Nga”, nhưng các biện pháp trên sẽ “chỉ nhằm mục đích tăng cường khả năng chống chọi của chúng ta trước mối đe dọa từ Nga”.

Anh đã đưa ra một số đợt trừng phạt đối với các công ty và cá nhân Nga kể từ khi Moscow tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, và ông Cleverly cho biết chính phủ Bảo thủ sẽ không chùn bước trong việc hỗ trợ Kiev.

“Chúng tôi sẽ trục xuất tùy viên quốc phòng Nga, một sĩ quan tình báo quân sự ngầm”, ông Cleverly nói.

“Chúng tôi sẽ xóa bỏ tư cách cơ sở ngoại giao đối với một số cơ sở có liên quan đến Nga ở Anh... Chúng tôi đang áp đặt những hạn chế mới đối với thị thực ngoại giao của Nga, bao gồm cả việc giới hạn thời gian các nhà ngoại giao Nga có thể ở lại Anh”.

Tuần trước, các thành viên NATO nói họ “quan ngại sâu sắc” về các cuộc tấn công gần đây mà họ cho là do Nga thực hiện, ảnh hưởng đến Cộng hòa Séc, Estonia, Đức, Latvia, Litva, Ba Lan và Anh.

Vào tháng 4, một người đàn ông Anh đã bị buộc tội vì cáo buộc hoạt động thù địch nhà nước phục vụ cho lợi ích của Nga, bao gồm việc tuyển dụng những người khác để thực hiện một cuộc tấn công đốt phá một cơ sở thương mại có liên quan đến Ukraine ở London.

Hôm thứ Tư, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói những cáo buộc của Anh về sự liên quan của Nga trong vụ tấn công đốt phá là vô lý và là một phần của cuộc chiến thông tin.

Ông Cleverly nói ông kỳ vọng phản ứng đối với các biện pháp mới nhất của Anh sẽ dẫn đến “những cáo buộc bài Nga, các thuyết âm mưu và quá khích từ chính phủ Nga”, nhưng chính phủ Anh sẽ “không bị coi là ngu ngốc”.

“Phản ứng của chúng tôi sẽ kiên quyết và chắc chắn”, ông nói. “Thông điệp của chúng tôi gửi tới Nga rất rõ ràng, hãy dừng cuộc chiến bất hợp pháp này, rút quân khỏi Ukraine, chấm dứt hoạt động ác ý này”.


**********

Công an Việt Nam bắt giam 20 người đánh chiếm tài khoản Facebook bằng mã độc

AFP

Công an Việt Nam vừa khởi tố, bắt giam 20 người vì tội ăn cắp và kiểm soát hàng chục nghìn tài khoản Facebook cả trong nước và quốc tế, thu lợi bất chính gần 4 triệu đô la, tức khoảng 90 tỷ đồng, AFP loan tin hôm 8/5, dẫn các trang báo mạng nhà nước.

Theo VNExpress, nhóm này bị cáo buộc sản xuất và phát tán mã độc để chiếm đoạt hơn 25.000 tài khoản Facebook dạng business có giá trị cao.

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phối hợp thực hiện các vụ bắt giữ trong một số cuộc đột kích khắp Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Nam Định vào tháng 4.

Nhóm này được cho là đứng đầu bởi ông Đặng Đình Sơn, 31 tuổi, người đã mua mã nguồn độc hại trị giá 1.200 đô la, khoảng 30 triệu đồng, để đánh cắp thông tin tài khoản người dùng Facebook.

Truyền thông nhà nước cho biết, ông Sơn, sinh sống tại Nam Định, đã sử dụng phần mềm độc hại này để chiếm quyền quản trị 2 trang Fanpage có tên “Art bay AI” và “Evoto Studio”.

Sau đó, Sơn sử dụng 2 trang này để thu hút sự chú ý của người dùng mạng xã hội để họ tải về, cài đặt trên thiết bị điện tử.

Dữ liệu bị đánh cắp được thu thập và truyền trở lại máy chủ do Sơn kiểm soát, sau đó được phân phối cho 5 nhóm trên Telegram để cho phép các thành viên trong nhóm của ông chiếm đoạt tài khoản người dùng.

Các tài khoản Facebook có giá trị cao đã được nhóm này bán để kiếm lời. Các tài khoản khác có giá trị thấp hơn được sử dụng để chạy quảng cáo bán quần áo và các mặt hàng khác trên nền tảng thương mại điện tử.

Các nghi phạm được cho là đã thu lợi bất hợp pháp 3,8 triệu USD.

Theo thống kê của Statista, tính đến tháng 4, Việt Nam đứng thứ 7 thế giới về tổng số người dùng Facebook – đạt 75,3 triệu người.


**********

Nga cảnh báo ‘sẽ cực kỳ nguy hiểm’ nếu NATO đưa quân tới Ukraine

Reuters

Nga hôm thứ Tư (8/5) nói việc đưa quân NATO vào Ukraine có thể sẽ cực kỳ nguy hiểm và Moscow đang theo dõi chặt chẽ kiến nghị của Ukraine kêu gọi một sự can thiệp như vậy.

Kiến nghị được đăng trên trang web của tổng thống Ukraine nói rằng Ukraine nên yêu cầu Mỹ, Anh và các nước khác đưa quân tới giúp nước này đẩy lùi cuộc xâm lược của Nga.

“Chế độ Kyiv khá khó đoán”, người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov, nói khi được hỏi về vấn đề này trong cuộc họp báo thường nhật.

“Chúng tôi đã nhiều lần nói rằng sự can thiệp trực tiếp của quân đội các nước NATO trên thực địa vào cuộc xung đột này có thể gây ra mối nguy hiểm to lớn, vì vậy chúng tôi coi đây là một hành động khiêu khích cực kỳ thách thức, và tất nhiên, chúng tôi đang theo dõi chuyện này rất cẩn thận”.

Không rõ liệu bản kiến nghị có thu thập đủ số lượng ủng hộ cần thiết, 25.000 người, để yêu cầu Tổng thống Volodymyr Zelenskyy trả lời bằng cách chấp thuận hay bác bỏ nó hay không. Tính đến sáng thứ Tư, kiến nghị đã thu hút được 1.594 người ủng hộ.

NATO đã hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến bằng cách cung cấp cho nước này những vũ khí ngày càng mạnh, bao gồm xe tăng và tên lửa tầm xa, nhưng không can thiệp trực tiếp bằng quân đội - điều mà Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin đều cảnh báo có thể dẫn đến Thế chiến thứ ba.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói vấn đề gửi quân phương Tây tới Ukraine sẽ “hợp pháp” nếu Nga xuyên thủng phòng tuyến của Ukraine và Kyiv yêu cầu điều đó.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm thứ Tư nói Nga sẽ nhắm mục tiêu vào quân đội Pháp nếu họ đưa quân đến Ukraine.


**********

Tin tức thế giới 9-5: Lợi nhuận từ tài sản Nga bị đóng băng được dùng giúp Ukraine

THANH HIỀN

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin - Ảnh: GETTY IMAGES

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin - Ảnh: GETTY IMAGES

Mỹ hoãn chuyển vũ khí cho Israel vì vấn đề Rafah

Theo Hãng tin Reuters, tại phiên điều trần ở Thượng viện ngày 8-5 (giờ Mỹ), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tuyên bố quyết định hoãn chuyển giao đạn dược có trọng tải lớn vì tin rằng một cuộc tấn công tiềm tàng của Israel vào TP Rafah sẽ gây nguy hiểm cho dân thường ở Dải Gaza.

Đồng thời, Washington cũng đang xem xét một số lô hàng hỗ trợ an ninh ngắn hạn tới Tel Aviv.

Nhấn mạnh rằng cam kết của Mỹ với Israel vẫn "bền chắc", nhưng ông Austin cũng bày tỏ việc Mỹ không mong có trận chiến lớn nào diễn ra ở Rafah và bất kỳ hoạt động nào của Israel cũng phải bảo vệ mạng sống cho dân thường.

"Số phận" của lô hàng bị tạm hoãn vẫn chưa được quyết định, ông nói.

Trước đó vào hôm 7-5, một quan chức Mỹ (không nêu tên) cho biết Washington đã tạm dừng vận chuyển lô hàng gồm 1.800 quả bom nặng 900kg, 1.700 quả bom nặng hơn 200kg.

Ông Austin là quan chức Mỹ cấp cao đầu tiên công khai giải thích về sự thay đổi có thể xảy ra trong chính sách của nước này về việc vũ trang cho Israel.

Hamas nói không thỏa hiệp hơn với Israel

Các cuộc đàm phán ngừng bắn vẫn tiếp tục diễn ra ở Cairo, Ai Cập với sự tham gia của Hamas, Israel và các trung gian hòa giải gồm Mỹ, Ai Cập và Qatar.

Vào cuối ngày 8-5, một quan chức Hamas có tên Izzat El-Reshiq tuyên bố nhóm này sẽ không thỏa hiệp hơn so với đề xuất mà họ đã chấp thuận vào đầu tuần.

"Israel không nghiêm túc trong việc đạt được thỏa thuận và họ đang sử dụng cuộc đàm phán như một vỏ bọc để chiếm Rafah và chiếm đóng cửa khẩu", ông này nhấn mạnh.

Trước đó, Israel đã tuyên bố không thể chấp nhận đề xuất 3 giai đoạn đã được Hamas đồng ý, vì các điều khoản đã bị giảm bớt.

Dù vậy, Washington vẫn tin tưởng sẽ đạt được thỏa thuận và hai bên Hamas, Israel không có quá nhiều khác biệt.

Ông Kim Jong Un chúc mừng Nga nhân Ngày Chiến thắng 9-5

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã bày tỏ sự ủng hộ và tình đoàn kết vững chắc đối với Nga trong thông điệp gửi tới Tổng thống Nga Vladimir Putin nhân Ngày Chiến thắng.

"Tôi bày tỏ sự ủng hộ và đoàn kết vững chắc với sự nghiệp thiêng liêng của nước Nga. Mong rằng ông (Putin) và quân đội cùng nhân dân Nga dũng cảm sẽ giành được thắng lợi mới nhất trong cuộc đấu tranh đánh bại chính sách bá chủ của chủ nghĩa đế quốc", Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn điện mừng của ông Kim.

Các chiến sĩ hải quân Nga tham gia buổi tổng duyệt binh nhân Ngày Chiến thắng ở quảng trường Đỏ sáng 5-5 - Ảnh: REUTERS

Các chiến sĩ hải quân Nga tham gia buổi tổng duyệt binh nhân Ngày Chiến thắng ở quảng trường Đỏ sáng 5-5 - Ảnh: REUTERS

Ngày hôm nay (9-5) kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng của Liên Xô trước Đức Quốc xã trong Thế chiến 2.

Tại Matxcơva, lễ kỷ niệm sẽ mở đầu bằng cuộc duyệt binh trên quảng trường Đỏ vào lúc 10h (tức 14h cùng ngày tại Việt Nam). Dự kiến lãnh đạo các nước Belarus, Kazakhstan, Tajikistan, Lào, Cuba sẽ tham dự lễ duyệt binh.

EU nhất trí dùng lợi nhuận từ tài sản phong tỏa của Nga giúp Ukraine

Chính phủ Bỉ cho biết đại sứ các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) ngày 8-5 đã đồng ý sử dụng khoản lợi nhuận bất ngờ từ tài sản bị đóng băng của Ngân hàng Trung ương Nga ở EU nhằm hỗ trợ Ukraine.

Bốn nguồn tin ngoại giao của Reuters cho biết, 90% số tiền thu được sẽ chuyển vào quỹ hỗ trợ quân sự cho Ukraine, 10% còn lại sẽ hỗ trợ Ukraine theo các phương án khác nhau. 

Tuy nhiên các nước EU vẫn cần phê duyệt văn bản pháp lý cho vấn đề này.

Khoảng 300 tỉ USD tài sản của Nga đang bị "đóng băng" ở phương Tây, do Mỹ và các đồng minh đã áp lệnh cấm giao dịch với Ngân hàng Trung ương và Bộ Tài chính Nga, sau khi Matxcơva tiến hành "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine vào tháng 2-2022.

EU ước tính lợi nhuận bất ngờ từ khối tài sản này tại EU sẽ đạt 16-21 tỉ euro vào năm 2027.

Nga đã nhiều lần cảnh báo sẽ "đáp trả tương xứng" nếu phương Tây tịch thu tài sản của nước này.

Trung Quốc, Serbia xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai

Trung Quốc và Serbia ngày 8-5 đã nhất trí xây dựng "Cộng đồng chia sẻ tương lai" trong chuyến thăm của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình.

"Ngày hôm nay, chúng ta đang viết nên lịch sử", Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic chia sẻ với những người chào đón ông Tập trước dinh tổng thống.

Hai nước đã ký 29 thỏa thuận thúc đẩy hợp tác pháp lý và kinh tế. Vào ngày 1-7, thỏa thuận thương mại tự do được hai bên ký vào cuối năm ngoái sẽ chính thức có hiệu lực.

Kể từ năm 2020, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất ở Serbia với các khoản đầu tư đã tăng gấp 30 lần trong thập niên qua. Thỏa thuận thương mại tự do sẽ đảm bảo xuất khẩu miễn thuế đối với 95% sản phẩm của Serbia sang Trung Quốc trong vòng 5-10 năm tới, ông Vucic cho biết.

Ông Tập cho biết Trung Quốc sẵn sàng nhập khẩu thêm nông sản chất lượng cao từ Serbia và hoan nghênh nhiều chuyến bay thẳng giữa Belgrade và các thành phố của Trung Quốc.

"Serbia đã trở thành đối tác chiến lược đầu tiên của Trung Quốc ở trung và đông Âu cách đây 8 năm, là quốc gia châu Âu đầu tiên mà chúng tôi sẽ xây dựng một cộng đồng chia sẻ tương lai", ông nói.

Vào cuối ngày, ông Tập Cận Bình tiếp tục di chuyển đến Hungary trong khuôn khổ chuyến công du đầu tiên đến châu Âu sau 5 năm.

Anh từ chối tham gia hiệp ước vắc xin toàn cầu

Báo Telegraph ngày 8-5 cho biết Anh đã từ chối ký hiệp định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) liên quan đến đại dịch COVID-19.

Nước này nhấn mạnh chỉ đồng ý với một hiệp định có tính ràng buộc về mặt pháp lý nếu có cam kết rằng vắc xin do Anh sản xuất "sẽ được sử dụng cho những gì mà nước này xem là lợi ích quốc gia của mình".

Hiệp ước mới và một loạt cập nhật về các quy tắc hiện hành để đối phó với đại dịch của WHO có mục đích củng cố khả năng phòng vệ của thế giới chống lại các mầm bệnh mới sau đại dịch COVID-19.

Ngọn lửa Olympic đến Pháp

Thuyền buồm Belem đang mang ngọn đuốc Olympic đến Marseille, Pháp từ Hy Lạp ngày 8-5 - Ảnh: GUARDIAN

Thuyền buồm Belem đang mang ngọn đuốc Olympic đến Marseille, Pháp từ Hy Lạp ngày 8-5 - Ảnh: GUARDIAN

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhát 09 -5 -2024:

xxx

HoaLuc 5
********

Vì sao Serbia là quốc gia châu Âu đặc biệt quan trọng với Trung Quốc?

Trọng Thành

Năm năm kể từ đầu đại dịch Covid, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên công du châu Âu đầu tháng 5/2024. Serbia, quốc gia vùng Tây bán đảo Balkan được chọn làm điểm đến thứ hai, sau nước Pháp. Vì sao quốc gia không phải thành viên Liên Hiệp Châu Âu (EU), với hơn 6 triệu dân này, lại được coi là một đối tác chiến lược của Bắc Kinh ?

Tây Balkan, cánh cửa vào châu Âu của dự án ''Con đường Tơ lụa mới''

Nhà chính trị học người Áo Florent Marciacq, chuyên về khu vực Tây Balkan và các ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc, trong bài viết ‘‘Trung Quốc tại vùng Tây Balkan : ảnh hưởng và các vấn đề chiến lược’’ (trang nhà của viện tư vấn Fondation Jean Jaurès), nhấn mạnh đến việc ‘‘tự thân vùng Tây Balkan không phải là ưu tiên chiến lược của Trung Quốc’’, nhưng khu vực này trở thành chiến lược, do vị trí nằm sát Liên Hiệp Châu Âu, đối tác thương mại số một của Trung Quốc. ‘‘Thâm nhập vào thị trường quan trọng này’’ là mục tiêu số một mà Trung Quốc nhắm đến trong chính sách với Tây Balkan.

Dự án Con đường Tơ lụa mới được coi là trụ cột trong chính sách mở rộng ảnh hưởng trên quy mô toàn cầu của Trung Quốc. Kể từ 2012, khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, nhằm thúc đẩy Con đường Tơ lụa mới với châu Âu, Bắc Kinh khởi động ‘‘sáng kiến 17+1’’, tức cơ chế đối tác giữa Trung Quốc và 17 nước châu Âu, bao gồm 12 thành viên Liên Hiệp Châu Âu và 6 nước Tây Balkan, Albani, Bosnia-Herzegovina, Bắc Macedonia, Montenegro và Serbia (tức bao gồm toàn bộ các nước Tây Bankan, ngoài Kosovo, mà Trung Quốc không công nhận). Khu vực Tây Balkan không nằm trong chính sách riêng của Bắc Kinh, mà là một bộ phận trong ‘‘sáng kiến 17+1’’.

Theo chuyên gia Florent Marciacq, bên cạnh cánh cửa vào thị trường Liên Âu, tính toán của Trung Quốc với khu vực Tây Balkan còn dựa trên triển vọng 6 quốc gia này có thể được kết nạp vào Liên Hiệp Châu Âu, ‘‘về lâu dài, có thể giúp Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng’’. Củng cố ảnh hưởng với các nước Balkan, thành viên EU tương lai (cùng với một số thành viên Liên Âu), Bắc Kinh sẽ có thể ‘‘thêm bạn bớt thù’’ trong mặt trận phương Tây thân Mỹ trên quy mô toàn cầu đang hình thành, đối đầu Hoa Kỳ với Trung Quốc trong việc dẫn dắt thế giới về các phương diện chính trị, thương mại và công nghệ.

Trong quan hệ với các nước Tây Balkan, Bắc Kinh đặc biệt tập trung đầu tư vào Serbia. Trong tổng số đầu tư cho sáng kiến 17+1 của Trung Quốc với 17 nước châu Âu, ‘‘tín dụng cho Serbia chiếm gần một phần ba’’.

Chính sách đối ngoại của Serbia từ 2008: Trung Quốc là "một trong bốn trụ cột"

Vì sao Serbia là quốc gia châu Âu đặc biệt quan trọng với Trung Quốc ? Bà Marie Krapata, Viện Pháp về Quan hệ Quốc tế (Ifri), chuyên gia về các chính sách châu Âu (trong bài viết ‘‘Quan hệ Trung Quốc -  vùng Balkan : ‘Liên Âu đã hiểu ra tính chất dễ tổn thương của khu vực ngoại vi của mình’ ’’) lưu ý đến chính sách ổn định của các thế lực cầm quyền tại Serbia trong việc thiếp lập quan hệ đối tác với Trung Quốc từ hơn một thập niên. Năm 2008 thường được coi như một cái mốc khởi đầu, khi Beograd dưới thời tổng thống Boris Tadic (2004 – 2012) tìm kiếm các đối tác không công nhận Kosovo như một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Tổng thống Boris Tadic vào thời điểm đó đã xác định Trung Quốc là ‘‘một trong bốn trụ cột của chính sách đối ngoại’’ (cùng với Liên Âu, Nga và Mỹ). Năm 2009, Serbia ký kết một thỏa thuận song phương với Trung Quốc.

Theo chuyên gia Marie Krapata, dự án ‘‘17+1’’ để thúc đẩy Con đường Tơ lụa Mới, được Trung Quốc đặt nhiều kỳ vọng được khởi sự cách nay 10 năm, nay đã vấp phải giới hạn. Nhóm 17 chỉ còn 14, sau khi Litva quyết định rút khỏi cùng với việc cho phép Đài Loan mở cơ quan đại diện không chính thức tại thủ đô Vinius vào năm 2021. Hai nước láng giềng Baltic, Estonia và Latvi, cùng nối gót Litva. Cộng Hòa Séc, có lập trường ủng hộ Đài Loan, cũng giữ khoảng cách với dự án này. Chính quyền Ý, thành viên duy nhất của khối G7, cũng quyết định rút khỏi dự án Con đường Tơ lụa mới cuối năm ngoái. Nước Đức giờ đây cũng đã xem xét lại nhiều hợp tác với Trung Quốc, theo hướng chú trọng nhiều hơn đến an ninh quốc gia. Trong bối cảnh nói trên, Serbia càng trở nên quan trọng hơn với Bắc Kinh.

Nếu như tổng thống Boris Tadic, đảng Dân Chủ cánh tả, đặt nền móng trong giai đoạn đầu tiên của quan hệ với Trung Quốc, thì chính trị gia Aleksandar Vucic, đảng cánh hữu SNS cầm quyền từ năm 2014, đã thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ. 2014 cũng là năm mà Serbia và quốc gia láng giềng Hungary – được coi là đối tác số một của Trung Quốc trong Liên Âu - ký thỏa thuận với Bắc Kinh để hiện đại hóa đường sắt nối hai thủ đô Beograd và Budapest, một phần của dự án Con đường Tơ lụa mới, liên kết với cảng Piraeus do Trung Quốc kiểm soát ở Hy Lạp, Đông bán đảo Balkan. Dự án trị giá hơn 2 tỷ đô la dự kiến sẽ hoàn thành năm 2026.

Chiến tranh Ukraina khiến Tây Balkan càng quan trọng hơn

Trao đổi thương mại Trung Quốc – Serbia tăng gần gấp 100 lần trong hơn một thập niên. Hiện tại Trung Quốc đầu tư khoảng 60 dự án tại Serbia với tổng trị giá 19 tỉ đô la, và là đối tác kinh tế thứ hai sau Đức. Theo chuyên gia Vuk Vuksanovic, trung tâm Belgrade Centre for Security Policy, ‘‘với cuộc chiến tranh ở Ukraina, khu vực đông nam châu Âu (tức bao gồm vùng Tây Balkan) càng trở thành một khu vực quan trọng hơn nữa để xâm nhập thị trường châu Âu’’.

Bên cạnh kinh tế, một điều quan trọng bậc nhất khiến quan hệ Serbia – Trung  Quốc được nhà cầm quyền hai bên gọi là tình hữu nghị ‘‘son sắt’’ (ironclad hay ‘‘thiết can’’ trong tiếng Hoa), đó là lãnh đạo Serbia ủng hộ hoàn toàn quan điểm của Bắc Kinh về Đài Loan và Tây Tạng (để đổi lại sự ủng hộ của Trung Quốc về vấn đề Kosovo). Trong một chuyến đi Trung Quốc hồi năm ngoái, lãnh đạo Serbia nói ông tự hào vì Serbia là “quốc gia duy nhất ở châu Âu chưa bao giờ đưa ra tuyên bố chỉ trích hay tấn công Trung Quốc về bất kỳ vấn đề nào”.

Xói mòn niềm tin vào phương Tây... 

Tại Serbia, có những hồi ức thù địch với khối NATO. Trung Quốc nằm ở tâm điểm của chính quá khứ lịch sử nhạy cảm này. Trong cuộc can thiệp quân sự năm 1999 nhằm chặn đứng cuộc tấn công của lực lượng người Serbia chống lại dân quân Albani ủng hộ Kosovo độc lập, phi cơ NATO đã oanh kích vào đại sứ quán Trung Quốc, khiến ba người chết. Sự kiện 25 năm về trước rất ít được nhắc lại ở châu Âu. Phía Hoa Kỳ đã xin lỗi, khẳng định đây là một vụ oanh kích lầm, nhưng đối với Bắc Kinh, đây là điều hệ trọng.

Chuyến công du Serbia của chủ tịch Trung Quốc được tổ chức đúng dịp 25 năm sự kiện này. Theo Le Figaro, Bắc Kinh đã giữ bí mật về thời điểm chuyến đi đến phút chót. Dịp 25 năm sự kiện sứ quán Trung Quốc, tại thủ đô Serbia, trúng bom NATO được Bắc Kinh tổ chức rầm rộ. Theo ông Stefan Vladisavljev, Quỹ BFPE, việc chọn ngày này có ‘‘một ý nghĩa biểu tượng đặc biệt quan trọng’’. Sự kiện này được Bắc Kinh sử dụng để khẳng định Trung Quốc là một quốc gia ‘‘yêu chuộng hòa bình’’, trái ngược với NATO ‘‘bạo lực’’. Đúng ngày đầu tiên ông Tập Cận Bình đến thăm Serbia, nhật báo Politika của Serbia công bố một bài viết của chủ tịch Tập Cận Bình lên án vụ oanh kích nhắm vào sứ quán Trung Quốc cách nay 25 năm.

Chính sách hữu hảo giữa nhà cầm quyền hai nước, các đầu tư lớn của Trung Quốc vào Serbia, cùng các tuyên truyền dường như là một yếu tố khiến đông đảo người dân Serbia có nhiều thiện cảm với Trung Quốc. Theo một thăm dò dư luận, công bố hồi tháng 10/2023, của Viện Các vấn đề Châu Âu có trụ sở tại Beograd, khoảng ba phần tư dân Serbia coi Trung Quốc là ‘‘quốc gia thân thiện’’, hai phần ba hoan nghênh đầu tư vào Trung Quốc. Trong lúc đó tỉ lệ người dân tin tưởng vào Liên Âu có chiều hướng sụt giảm mạnh. Một điều tra hồi năm ngoái cho thấy 46% người Serbia cho rằng quốc gia này sẽ không bao giờ có thể được gia nhập EU (tỉ lệ này là 33% vào năm 2015).  

… và áp đặt ‘‘mô hình kiểm soát xã hội’’ Trung Quốc tại châu Âu

Tại Serbia, song song với các ảnh hưởng kinh tế tăng vọt của Trung Quốc, giới quan sát chú ý đến mô hình kiểm soát xã hội kiểu Trung Quốc dần dần lan rộng, với hệ thống các camera giám sát có mặt khắp nơi.

Bài ‘‘Serbia, con ngựa thành Troa của Trung Quốc, và các công nghệ kiểm soát’ trên Libération, cho biết hệ thống camera do Trung Quốc sản xuất như vậy có mặt tại hầu hết các thành phố lớn của Serbia. Ông Andreij Petrovski, giám đốc kỹ thuật một trung tâm bảo vệ quyền kỹ thuật số, nhấn mạnh việc nhập khẩu kỹ thuật không phải là vấn đề, nhưng nhập khẩu mô hình kiểm soát xã hội của Trung Quốc là điều đáng sợ. Cùng với camera kiểm soát là các hợp tác khác của cảnh sát hai nước với nhiều phương tiện hiện đại như drone, máy đo sinh trắc… khiến cho nhiều người khẳng định giờ đây ''tai mắt Trung Quốc đã có mặt khắp'' quốc gia Tây Balkan này.

Tình bạn son sắt’’ với Trung Quốc và ''con ngựa thành Troa'' đáng sợ

Kiểm soát xã hội độc đoán với công nghệ hiện đại, hoạt động kinh doanh không minh bạch, lợi dụng các tiêu chuẩn xã hội – môi trường bị coi nhẹ để hưởng lợi, ‘‘tình bạn son sắt’’ mà giới cầm quyền Serbia và Trung Quốc gây dựng cùng nhau từ hơn mười năm nay đang ngày càng gây lo ngại tại Serbia, cũng như tại châu Âu nói chung.

Vùng Tây bán đảo Balkan, mà Serbia là một quốc gia chủ chốt, nằm ở khu vực cửa ngõ vào Liên Hiệp Châu Âu. Các quốc gia thuộc địa bàn chiến lược này có nhiều điểm yếu chung trầm trọng, như kinh tế chậm phát triển, các định chế dân chủ - pháp quyền non yếu, nhiều nơi thậm chí gần như vắng mặt, chủ nghĩa dân tộc có ảnh hưởng mạnh.

Từ hơn một thập niên, Trung Quốc có chính sách đầu tư mạnh vào Serbia. Theo nhiều nhà quan sát, việc bám chắc vùng đất có vai trò quan trọng bậc nhất trong nhóm các nước Tây Balkan giúp Trung Quốc phổ biến mô hình xã hội kiểm soát độc đoán, phổ biến lập trường chống phương Tây mang tính hệ thống. Nếu thành công, Trung Quốc sẽ có được một ‘‘con ngựa thành Troa’’ đáng sợ trong nội bộ cộng đồng châu Âu.


************

Mỹ và Liên Âu lo "công xưởng thế giới" Trung Quốc trở lại "lợi hại hơn xưa"

Thu Hằng

Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ hiện đang lo ngại hàng Trung Quốc lại tràn ngập thị trường thế giới. Nhưng nay thách thức ở cấp độ cao hơn, vì Bắc Kinh đã thay đổi chiến lược, tập trung vào các sản phẩm cao cấp để củng cố ngành công nghiệp quốc gia.

Đăng ngày:

4 phút

Tại Paris ngày 06/05/2024, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu lưu ý với chủ tịch Tập Cận Bình rằng Liên Âu « không chấp nhận » tình trạng « thương mại không lành mạnh ». Mỹ cũng cân nhắc tăng thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng Trung Quốc.

Rút bài học cách đây khoảng 10 năm khi nhôm và thép Trung Quốc giá rẻ tràn ngập thị trường châu Âu, Bruxelles không muốn lịch sử lặp lại, bởi vì hệ quả lần này sẽ lớn hơn rất nhiều. Sau nhiều năm kích thích tiêu dùng nội địa, Trung Quốc hiện đổi chiến lược, trở lại làm « công xưởng của thế giới », nhưng tập trung vào các lĩnh vực công nghệ tiên tiến để trở thành một cường quốc xuất khẩu công nghiệp.

Gia tăng sản xuất để bảo đảm việc làm cho người lao động

Tình trạng sản xuất dư thừa so với khả năng tiêu thụ trong nước buộc Bắc Kinh đi tìm những đầu ra mới, bất chấp thua lỗ. Thực vậy, sức mua tại Trung Quốc không còn như trước, tiêu dùng nội địa rất thấp, không trỗi dậy như kỳ vọng của chính phủ sau thời gian bị hạn chế vì đại dịch Covid-19. Chính phủ không có bất kỳ kế hoạch kích cầu nào, thêm vào đó là khủng hoảng địa ốc khiến các hộ gia đình phải « thắt lưng buộc bụng ».

Các kinh tế gia của Rhodium Group, được nhật báo kinh tế Pháp Les Echos trích dẫn ngày 08/05, nhận định « xu hướng hỗ trợ triệt để các nhà sản xuất hơn là người tiêu dùng giúp các doanh nghiệp Trung Quốc tăng khả năng sản xuất dù lợi nhuận thấp mà không sợ bị phá sản như lo ngại của các doanh nghiệp theo nền kinh tế thị trường ». Các nhà máy được vận hành liên tục nhằm tạo công ăn việc làm cho lực lượng nhân công giá rẻ đến từ các vùng nông thôn, miền núi với hy vọng có mức sống cao hơn, theo giải thích của báo mạng Atlantico ngày 08/05.

Nguồn lực này, cùng với nguồn linh kiện dồi dào, hoàn toàn đáp ứng được chiến lược sản xuất ồ ạt để cung ứng cho nhu cầu ở châu Âu cũng như cả thế giới về ô tô điện, pin mặt trời, tua bin điện gió… Kinh tế gia Anthony Morlet-Lavidalie thuộc văn phòng Rexecode lưu ý «Trung Quốc đã trở thành nhà xuất khẩu ô tô lớn nhất thế giới » và « ngày càng mạnh trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác có giá trị thặng dư cao mà trước đây châu Âu luôn vượt trội ».

Tìm thị trường mới để tuồn hàng thừa

Đối với truyền thông nhà nước Trung Quốc, các mặt hàng được xuất khẩu chỉ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, ví dụ giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng và hỗ trợ khách mua ô tô ở châu Âu. Những cơ quan này bao biện rằng những mặt hàng được bán với giá thấp không phải do hỗ trợ của nhà nước, mà là do các doanh nghiệp cải thiện năng lực cạnh tranh.

Nhờ chiến lược này, Trung Quốc đã tự chủ và giảm nhập khẩu hàng hóa từ phương Tây. Nhà nghiên cứu Marc Julienne, giám đốc Trung tâm châu Á, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp, nhắc lại « Trung Quốc mở cửa một số lĩnh vực cho các nước phương Tây khi họ muốn được chuyển giao công nghệ. Nhưng một khi đã tiếp nhận được, họ đóng cửa thị trường ».

Bị động vì chiến lược phản công của Trung Quốc, nhưng Liên Hiệp Châu Âu vẫn thiếu đồng thuận về sách lược đối phó. Tuy nhiên, Bruxelles đã tỏ dấu hiệu cứng rắn hơn khi mở điều tra về một số mặt hàng Trung Quốc bị cáo buộc được trợ giá, như sản phẩm y tế, ô tô điện. Theo báo Les Echos, những diễn biến mới này sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa các bên, thậm chí dẫn đến xung đột thương mại với Trung Quốc.

Thêm vào đó, ngoài Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu, nhiều quốc gia khác, như Brazil, Ấn Độ, Nam Phi, Mêhicô, cũng bắt đầu bất bình vì hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường, cản trở ngành công nghiệp nội địa phát triển. Các chuyên gia kinh tế của Rhodium Group cho rằng, nếu cán cân thương mại tiếp tục mất cân bằng, sự bất bình của các thị trường mới nổi có thể sẽ gia tăng và đó sẽ là một thách thức lớn cho « công xưởng thế giới » Trung Quốc. 


**********

rfi.fr

Mỹ cân nhắc cấp quy chế « kinh tế thị trường » cho Việt Nam

Minh Anh

Hôm nay, 08/05/2024, bộ Thương Mại Mỹ nghe điều trần về việc có nên công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường hay không. Đây được xem như là một nỗ lực của tổng thống Joe Biden nhằm lôi kéo Việt Nam lại gần hơn với tư cách là một đối tác chiến lược. Tuy nhiên, nỗ lực này đi ngược với mong muốn của ông thu hút phiếu bầu của giới công đoàn Mỹ.

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

2 phút

Theo Reuters, bộ Thương Mại sẽ nghe tranh luận giữa các nhà sản xuất thép, các nhà nuôi tôm Bờ Vịnh, bên phản đối cấp quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam, với ông Ted Osius, lãnh đạo Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, cơ quan ủng hộ cấp quy chế.

Liên minh tôm miền Nam tại Mỹ, bao gồm ngư dân và các nhà chế biến phản đối việc cấp quy chế kinh tế thị trường, viện dẫn các rào cản từ chính quyền Việt Nam về quyền sở hữu đất đai, luật lao động yếu kém. Việc nâng cấp quy chế sẽ dẫn đến việc tôm nhập khẩu thấp sẽ được đánh thuế thấp hơn, gây thiệt hại cho các thành viên của Liên minh.

Năm nay, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ gia hạn thuế chống bán phá giá 25,76% đối với tôm nuôi đông lạnh từ Việt Nam, nhưng chỉ ở mức 5,34% đối với tôm nhập khẩu từ Thái Lan, một quốc gia được công nhận là nền kinh tế thị trường.

Các nhà sản xuất thép còn cho rằng sự thay đổi này sẽ « làm xói mòn cơ sở sản xuất trong nước, làm suy yếu khả năng phục hồi chuỗi cung ứng của Mỹ và củng cố vai trò của Việt Nam như là một kênh dẫn dòng hàng hóa Trung Quốc được buôn bán không công bằng ».

Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Ted Osius, « Việt Nam đã có nền kinh tế thị trường , đáp ứng các tiêu chí quan trọng như khả năng chuyển đổi tiền tệ và sẵn sàng để được công nhận quy chế đúng như vậy."

Phía Việt Nam cũng đưa ra các lập luận là đã tiến hành nhiều cải cách kinh tế gần đây, đồng thời cho rằng việc Washington tiếp tục duy trì quy chế « nền kinh tế phi thị trường » có thể làm tổn hại đến mối quan hệ song phương ngày càng chặt chẽ với Việt Nam, mà Mỹ muốn xem như là đối trọng với Trung Quốc.

Hiện tại Việt Nam bị Hoa Kỳ xếp cùng với Trung Quốc, Nga, Belarus, Azerbaijan và 9 quốc gia khác trong danh sách các nền kinh tế phi thị trường và phải chịu thuế cao đối với hàng xuất khẩu sang Mỹ."


***********

voatiengviet.com

Anh nói sẽ trục xuất tùy viên quốc phòng Nga vì ‘hoạt động ác ý’

Reuters

Anh sẽ trục xuất tùy viên quốc phòng Nga, xóa bỏ tư cách ngoại giao khỏi một số tài sản và hạn chế thời hạn thị thực ngoại giao của Nga để đáp trả điều mà Bộ trưởng Nội vụ James Cleverly gọi là “hoạt động ác ý” của Moscow.

Phát biểu trước quốc hội hôm thứ Tư (8/5), ông Cleverly nói Anh đã là “một môi trường hoạt động cực kỳ thách thức đối với các cơ quan tình báo Nga”, nhưng các biện pháp trên sẽ “chỉ nhằm mục đích tăng cường khả năng chống chọi của chúng ta trước mối đe dọa từ Nga”.

Anh đã đưa ra một số đợt trừng phạt đối với các công ty và cá nhân Nga kể từ khi Moscow tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, và ông Cleverly cho biết chính phủ Bảo thủ sẽ không chùn bước trong việc hỗ trợ Kiev.

“Chúng tôi sẽ trục xuất tùy viên quốc phòng Nga, một sĩ quan tình báo quân sự ngầm”, ông Cleverly nói.

“Chúng tôi sẽ xóa bỏ tư cách cơ sở ngoại giao đối với một số cơ sở có liên quan đến Nga ở Anh... Chúng tôi đang áp đặt những hạn chế mới đối với thị thực ngoại giao của Nga, bao gồm cả việc giới hạn thời gian các nhà ngoại giao Nga có thể ở lại Anh”.

Tuần trước, các thành viên NATO nói họ “quan ngại sâu sắc” về các cuộc tấn công gần đây mà họ cho là do Nga thực hiện, ảnh hưởng đến Cộng hòa Séc, Estonia, Đức, Latvia, Litva, Ba Lan và Anh.

Vào tháng 4, một người đàn ông Anh đã bị buộc tội vì cáo buộc hoạt động thù địch nhà nước phục vụ cho lợi ích của Nga, bao gồm việc tuyển dụng những người khác để thực hiện một cuộc tấn công đốt phá một cơ sở thương mại có liên quan đến Ukraine ở London.

Hôm thứ Tư, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói những cáo buộc của Anh về sự liên quan của Nga trong vụ tấn công đốt phá là vô lý và là một phần của cuộc chiến thông tin.

Ông Cleverly nói ông kỳ vọng phản ứng đối với các biện pháp mới nhất của Anh sẽ dẫn đến “những cáo buộc bài Nga, các thuyết âm mưu và quá khích từ chính phủ Nga”, nhưng chính phủ Anh sẽ “không bị coi là ngu ngốc”.

“Phản ứng của chúng tôi sẽ kiên quyết và chắc chắn”, ông nói. “Thông điệp của chúng tôi gửi tới Nga rất rõ ràng, hãy dừng cuộc chiến bất hợp pháp này, rút quân khỏi Ukraine, chấm dứt hoạt động ác ý này”.


**********

Công an Việt Nam bắt giam 20 người đánh chiếm tài khoản Facebook bằng mã độc

AFP

Công an Việt Nam vừa khởi tố, bắt giam 20 người vì tội ăn cắp và kiểm soát hàng chục nghìn tài khoản Facebook cả trong nước và quốc tế, thu lợi bất chính gần 4 triệu đô la, tức khoảng 90 tỷ đồng, AFP loan tin hôm 8/5, dẫn các trang báo mạng nhà nước.

Theo VNExpress, nhóm này bị cáo buộc sản xuất và phát tán mã độc để chiếm đoạt hơn 25.000 tài khoản Facebook dạng business có giá trị cao.

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phối hợp thực hiện các vụ bắt giữ trong một số cuộc đột kích khắp Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Nam Định vào tháng 4.

Nhóm này được cho là đứng đầu bởi ông Đặng Đình Sơn, 31 tuổi, người đã mua mã nguồn độc hại trị giá 1.200 đô la, khoảng 30 triệu đồng, để đánh cắp thông tin tài khoản người dùng Facebook.

Truyền thông nhà nước cho biết, ông Sơn, sinh sống tại Nam Định, đã sử dụng phần mềm độc hại này để chiếm quyền quản trị 2 trang Fanpage có tên “Art bay AI” và “Evoto Studio”.

Sau đó, Sơn sử dụng 2 trang này để thu hút sự chú ý của người dùng mạng xã hội để họ tải về, cài đặt trên thiết bị điện tử.

Dữ liệu bị đánh cắp được thu thập và truyền trở lại máy chủ do Sơn kiểm soát, sau đó được phân phối cho 5 nhóm trên Telegram để cho phép các thành viên trong nhóm của ông chiếm đoạt tài khoản người dùng.

Các tài khoản Facebook có giá trị cao đã được nhóm này bán để kiếm lời. Các tài khoản khác có giá trị thấp hơn được sử dụng để chạy quảng cáo bán quần áo và các mặt hàng khác trên nền tảng thương mại điện tử.

Các nghi phạm được cho là đã thu lợi bất hợp pháp 3,8 triệu USD.

Theo thống kê của Statista, tính đến tháng 4, Việt Nam đứng thứ 7 thế giới về tổng số người dùng Facebook – đạt 75,3 triệu người.


**********

Nga cảnh báo ‘sẽ cực kỳ nguy hiểm’ nếu NATO đưa quân tới Ukraine

Reuters

Nga hôm thứ Tư (8/5) nói việc đưa quân NATO vào Ukraine có thể sẽ cực kỳ nguy hiểm và Moscow đang theo dõi chặt chẽ kiến nghị của Ukraine kêu gọi một sự can thiệp như vậy.

Kiến nghị được đăng trên trang web của tổng thống Ukraine nói rằng Ukraine nên yêu cầu Mỹ, Anh và các nước khác đưa quân tới giúp nước này đẩy lùi cuộc xâm lược của Nga.

“Chế độ Kyiv khá khó đoán”, người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov, nói khi được hỏi về vấn đề này trong cuộc họp báo thường nhật.

“Chúng tôi đã nhiều lần nói rằng sự can thiệp trực tiếp của quân đội các nước NATO trên thực địa vào cuộc xung đột này có thể gây ra mối nguy hiểm to lớn, vì vậy chúng tôi coi đây là một hành động khiêu khích cực kỳ thách thức, và tất nhiên, chúng tôi đang theo dõi chuyện này rất cẩn thận”.

Không rõ liệu bản kiến nghị có thu thập đủ số lượng ủng hộ cần thiết, 25.000 người, để yêu cầu Tổng thống Volodymyr Zelenskyy trả lời bằng cách chấp thuận hay bác bỏ nó hay không. Tính đến sáng thứ Tư, kiến nghị đã thu hút được 1.594 người ủng hộ.

NATO đã hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến bằng cách cung cấp cho nước này những vũ khí ngày càng mạnh, bao gồm xe tăng và tên lửa tầm xa, nhưng không can thiệp trực tiếp bằng quân đội - điều mà Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin đều cảnh báo có thể dẫn đến Thế chiến thứ ba.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói vấn đề gửi quân phương Tây tới Ukraine sẽ “hợp pháp” nếu Nga xuyên thủng phòng tuyến của Ukraine và Kyiv yêu cầu điều đó.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm thứ Tư nói Nga sẽ nhắm mục tiêu vào quân đội Pháp nếu họ đưa quân đến Ukraine.


**********

Tin tức thế giới 9-5: Lợi nhuận từ tài sản Nga bị đóng băng được dùng giúp Ukraine

THANH HIỀN

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin - Ảnh: GETTY IMAGES

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin - Ảnh: GETTY IMAGES

Mỹ hoãn chuyển vũ khí cho Israel vì vấn đề Rafah

Theo Hãng tin Reuters, tại phiên điều trần ở Thượng viện ngày 8-5 (giờ Mỹ), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tuyên bố quyết định hoãn chuyển giao đạn dược có trọng tải lớn vì tin rằng một cuộc tấn công tiềm tàng của Israel vào TP Rafah sẽ gây nguy hiểm cho dân thường ở Dải Gaza.

Đồng thời, Washington cũng đang xem xét một số lô hàng hỗ trợ an ninh ngắn hạn tới Tel Aviv.

Nhấn mạnh rằng cam kết của Mỹ với Israel vẫn "bền chắc", nhưng ông Austin cũng bày tỏ việc Mỹ không mong có trận chiến lớn nào diễn ra ở Rafah và bất kỳ hoạt động nào của Israel cũng phải bảo vệ mạng sống cho dân thường.

"Số phận" của lô hàng bị tạm hoãn vẫn chưa được quyết định, ông nói.

Trước đó vào hôm 7-5, một quan chức Mỹ (không nêu tên) cho biết Washington đã tạm dừng vận chuyển lô hàng gồm 1.800 quả bom nặng 900kg, 1.700 quả bom nặng hơn 200kg.

Ông Austin là quan chức Mỹ cấp cao đầu tiên công khai giải thích về sự thay đổi có thể xảy ra trong chính sách của nước này về việc vũ trang cho Israel.

Hamas nói không thỏa hiệp hơn với Israel

Các cuộc đàm phán ngừng bắn vẫn tiếp tục diễn ra ở Cairo, Ai Cập với sự tham gia của Hamas, Israel và các trung gian hòa giải gồm Mỹ, Ai Cập và Qatar.

Vào cuối ngày 8-5, một quan chức Hamas có tên Izzat El-Reshiq tuyên bố nhóm này sẽ không thỏa hiệp hơn so với đề xuất mà họ đã chấp thuận vào đầu tuần.

"Israel không nghiêm túc trong việc đạt được thỏa thuận và họ đang sử dụng cuộc đàm phán như một vỏ bọc để chiếm Rafah và chiếm đóng cửa khẩu", ông này nhấn mạnh.

Trước đó, Israel đã tuyên bố không thể chấp nhận đề xuất 3 giai đoạn đã được Hamas đồng ý, vì các điều khoản đã bị giảm bớt.

Dù vậy, Washington vẫn tin tưởng sẽ đạt được thỏa thuận và hai bên Hamas, Israel không có quá nhiều khác biệt.

Ông Kim Jong Un chúc mừng Nga nhân Ngày Chiến thắng 9-5

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã bày tỏ sự ủng hộ và tình đoàn kết vững chắc đối với Nga trong thông điệp gửi tới Tổng thống Nga Vladimir Putin nhân Ngày Chiến thắng.

"Tôi bày tỏ sự ủng hộ và đoàn kết vững chắc với sự nghiệp thiêng liêng của nước Nga. Mong rằng ông (Putin) và quân đội cùng nhân dân Nga dũng cảm sẽ giành được thắng lợi mới nhất trong cuộc đấu tranh đánh bại chính sách bá chủ của chủ nghĩa đế quốc", Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn điện mừng của ông Kim.

Các chiến sĩ hải quân Nga tham gia buổi tổng duyệt binh nhân Ngày Chiến thắng ở quảng trường Đỏ sáng 5-5 - Ảnh: REUTERS

Các chiến sĩ hải quân Nga tham gia buổi tổng duyệt binh nhân Ngày Chiến thắng ở quảng trường Đỏ sáng 5-5 - Ảnh: REUTERS

Ngày hôm nay (9-5) kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng của Liên Xô trước Đức Quốc xã trong Thế chiến 2.

Tại Matxcơva, lễ kỷ niệm sẽ mở đầu bằng cuộc duyệt binh trên quảng trường Đỏ vào lúc 10h (tức 14h cùng ngày tại Việt Nam). Dự kiến lãnh đạo các nước Belarus, Kazakhstan, Tajikistan, Lào, Cuba sẽ tham dự lễ duyệt binh.

EU nhất trí dùng lợi nhuận từ tài sản phong tỏa của Nga giúp Ukraine

Chính phủ Bỉ cho biết đại sứ các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) ngày 8-5 đã đồng ý sử dụng khoản lợi nhuận bất ngờ từ tài sản bị đóng băng của Ngân hàng Trung ương Nga ở EU nhằm hỗ trợ Ukraine.

Bốn nguồn tin ngoại giao của Reuters cho biết, 90% số tiền thu được sẽ chuyển vào quỹ hỗ trợ quân sự cho Ukraine, 10% còn lại sẽ hỗ trợ Ukraine theo các phương án khác nhau. 

Tuy nhiên các nước EU vẫn cần phê duyệt văn bản pháp lý cho vấn đề này.

Khoảng 300 tỉ USD tài sản của Nga đang bị "đóng băng" ở phương Tây, do Mỹ và các đồng minh đã áp lệnh cấm giao dịch với Ngân hàng Trung ương và Bộ Tài chính Nga, sau khi Matxcơva tiến hành "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine vào tháng 2-2022.

EU ước tính lợi nhuận bất ngờ từ khối tài sản này tại EU sẽ đạt 16-21 tỉ euro vào năm 2027.

Nga đã nhiều lần cảnh báo sẽ "đáp trả tương xứng" nếu phương Tây tịch thu tài sản của nước này.

Trung Quốc, Serbia xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai

Trung Quốc và Serbia ngày 8-5 đã nhất trí xây dựng "Cộng đồng chia sẻ tương lai" trong chuyến thăm của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình.

"Ngày hôm nay, chúng ta đang viết nên lịch sử", Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic chia sẻ với những người chào đón ông Tập trước dinh tổng thống.

Hai nước đã ký 29 thỏa thuận thúc đẩy hợp tác pháp lý và kinh tế. Vào ngày 1-7, thỏa thuận thương mại tự do được hai bên ký vào cuối năm ngoái sẽ chính thức có hiệu lực.

Kể từ năm 2020, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất ở Serbia với các khoản đầu tư đã tăng gấp 30 lần trong thập niên qua. Thỏa thuận thương mại tự do sẽ đảm bảo xuất khẩu miễn thuế đối với 95% sản phẩm của Serbia sang Trung Quốc trong vòng 5-10 năm tới, ông Vucic cho biết.

Ông Tập cho biết Trung Quốc sẵn sàng nhập khẩu thêm nông sản chất lượng cao từ Serbia và hoan nghênh nhiều chuyến bay thẳng giữa Belgrade và các thành phố của Trung Quốc.

"Serbia đã trở thành đối tác chiến lược đầu tiên của Trung Quốc ở trung và đông Âu cách đây 8 năm, là quốc gia châu Âu đầu tiên mà chúng tôi sẽ xây dựng một cộng đồng chia sẻ tương lai", ông nói.

Vào cuối ngày, ông Tập Cận Bình tiếp tục di chuyển đến Hungary trong khuôn khổ chuyến công du đầu tiên đến châu Âu sau 5 năm.

Anh từ chối tham gia hiệp ước vắc xin toàn cầu

Báo Telegraph ngày 8-5 cho biết Anh đã từ chối ký hiệp định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) liên quan đến đại dịch COVID-19.

Nước này nhấn mạnh chỉ đồng ý với một hiệp định có tính ràng buộc về mặt pháp lý nếu có cam kết rằng vắc xin do Anh sản xuất "sẽ được sử dụng cho những gì mà nước này xem là lợi ích quốc gia của mình".

Hiệp ước mới và một loạt cập nhật về các quy tắc hiện hành để đối phó với đại dịch của WHO có mục đích củng cố khả năng phòng vệ của thế giới chống lại các mầm bệnh mới sau đại dịch COVID-19.

Ngọn lửa Olympic đến Pháp

Thuyền buồm Belem đang mang ngọn đuốc Olympic đến Marseille, Pháp từ Hy Lạp ngày 8-5 - Ảnh: GUARDIAN

Thuyền buồm Belem đang mang ngọn đuốc Olympic đến Marseille, Pháp từ Hy Lạp ngày 8-5 - Ảnh: GUARDIAN

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm